Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015


NẠN ẤU DÂM TRONG CÔNG GIÁO

Nguyễn Nhân Trí

LGT – Bài viết đề cập đến một thảm họa khốn nạn mà cho đến bây giờ Vatican vẫn đang tìm cách bao che dấu diếm bằng những thủ đoạn đối phó nửa vời đến nỗi Giáo hoàng Francis đã phải thú nhận rằng cứ 50 linh mục thì có một kẻ ấu dâm. Thảm họa đó là nạn ấu dâm trong giới chức sắc Công giáo, một tội ác đặc thù của riêng Giáo hội Công giáo La Mã (Roman Catholic Church). Theo sách Tân Ước của tín đồ Công giáo  thì  trước khi Chúa Giêsu thăng lên trời sau khi “phục sinh”, Ngài đã phán bảo các tông đ: “Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Mathew 28:20). Vậy thì trong hơn 50 năm trải dài trong thế kỷ thứ 20 mà nạn ấu dâm xãy ra một cách có hệ thống trên toàn thể thang bậc cấu trúc của Giáo hội Công giáo, nếu thật sự Ngài là “con một của Thiên Chúa” xuống thế làm người để chuộc tội cho loài người thì Ngài đã làm gì và Ngài đã ở đâu? [Xem chi tiết:  https://en.wikipedia.org/wiki/Catholic_Church_sexual_abuse_cases ]
Bài phân tích nầy đã được đăng thành hai phần (ngày 14 và 24-10-2015) trên tạp chí online Da Màu (damau.org). Nam Giao xin đăng lại, thêm hình minh họa, và nhấn mạnh một số từ và câu để làm nổi bật nội dung trầm trọng của bài viết. - NG


Tượng giáo sĩ Junipero Serra (1713-1784) dòng Phanxicô đang đứng ôm một đứa bé trai thổ dân lõa thể tại Plaza de San Francisco ở Havana (Cuba).
Vị Giáo sĩ nầy được Giáo hoàng Francis phong thánh vào ngày 23-9-2015 trong dịp Ngài viếng thăm Hoa Kỳ. Nhưng chỉ khoảng một tháng sau đó, ngày 15-10-2015, bức tượng vị Thánh mới được phong đó đã bị cắt đầu (“decapitated”) tại Nhà dòng Carmel Mission và tại công viên  Lower Presidio Park thuộc thị trấn Monterey (tiểu bang California). Vị giáo sĩ được giáo hoàng phong Thánh và được tín đồ Công giáo thờ phượng nầy bị cho là đã giết nhiều thổ dân da đỏ và đã tiêu diệt nền văn hóa bản địa trong quá trình truyền giáo tại miền Tây nước Mỹ vào cuối thế kỷ thứ 18. - Bản tin của NBC, hình của David Schmalz.

Tòa Thánh La Mã được xem là trụ sở quản trị tối cao về tâm linh và hành chính của tất cả tổ chức và tín đồ Công Giáo trên toàn thế giới. Tòa Thánh giữ quyết định tối hậu về những giáo luật, tín điều, lẫn các tiêu chuẩn đạo đức của giáo dân. Đức Giáo Hoàng, người đứng đầu Tòa Thánh, được xem là đại diện cho Thiên Chúa, người có khả năng giao tiếp với Thiên Chúa và có quyền phán quyết về mọi vấn đề tâm linh trong Công Giáo. Tòa Thánh có thể ban phép lành cho một người cũng như có quyền trừng phạt người đó bằng cách từ chối không thay mặt Chúa để  xóa bỏ tội lỗi của họ.
Thế lực tâm linh của Tòa Thánh do đó bao trùm đủ mọi tầng lớp trong tín đồ. Ảnh hưởng chính trị của Tòa Thánh lan tràn hầu hết mọi quốc gia Thiên Chúa Giáo. Tín đồ tôn sùng Đức Giáo Hoàng như một vị thánh sống. Họ xem luật lệ đưa ra bởi Tòa Thánh như những quy lệnh thiêng liêng. Đối với họ, Tòa Thánh là biểu tượng của quyền lực Thiên Chúa và của quang minh, công chính.

Cái nhìn của tôi không hẳn như vậy.
Theo tôi, Tòa Thánh lẫn các Giáo Hoàng, chỉ là một nhóm người vì lý do nầy hay lý do khác đã đạt được địa vị, chức sắc trong tổ chức tôn giáo của họ. Họ cũng chỉ là những người phàm như bạn, như tôi. Họ không có khả năng tâm linh siêu đẳng gì hơn ai khác. Họ cũng có những phản ứng tâm lý, nhu cầu tình cảm, đòi hỏi sinh lý và họ cũng có thể vi phạm những lỗi lầm trong đời sống giống như chúng ta.
Nói về “lỗi lầm”, ở đây tôi muốn nói về cách thức Tòa Thánh đối ứng với nạn ấu dâm bởi các tu sĩ Công Giáo lan tràn từ bao nhiêu thế hệ nay. Tệ nạn nầy đã và vẫn được cố bao che, dấu diếm bởi những giám mục, hồng y cao cấp nhất trong Giáo Hội. Chỉ gần đây thì tệ nạn nầy vì bị phanh phui ra tràn loạt nên mới được Tòa Thánh dần dà nhìn nhận một cách e dè bất đắc dĩ.
Trong bài tiểu luận nầy tôi sẽ nhắc đến tên một số nhân vật liên quan trong vài vụ án nổi tiếng. Điều tôi muốn chú trọng không phải là về hành động ghê tởm của các linh mục phạm tội ấu dâm mà là về hiện tượng Giáo Hội Công Giáo cố tình che dấu các tội ác đó một cách nhất quán và có hệ thống.

Cho đến nay, các cuộc điều tra chỉ có thể kết luận rằng tệ nạn ấu dâm lan tràn khắp nơi, ở nhiều quốc gia và nhiều giáo phận khác nhau. Không ai biết rõ con số chính xác bao nhiêu tu sĩ đã phạm tội (mà chưa bị phát giác), cũng như bao nhiêu nạn nhân (vì họ không bao giờ trình báo). Không có gì cho thấy là tệ nạn nầy đã không từng hiện hữu từ bao nhiêu thế kỷ trước đây trong Thiên Chúa Giáo. Tấm ảnh minh họa ở đầu tiểu luận nầy là bức tượng trong Plaza de San Francisco ở Havana mô tả giáo sĩ Tây Ban Nha Junipero Serra (sống ở thế kỷ 18) đang đứng ôm một đứa bé trai thổ dân lõa thể. Với kiến thức ngày nay về nạn ấu dâm lan tràn trong cộng đồng tu sĩ Công Giáo, bức tượng nầy làm một số du khách rợn người với câu hỏi có phải chăng tác giả của nó muốn ngầm biểu dương một sự kiện gì rất đen tối hơn so với hình ảnh ngây thơ tự nhiên người ta đã từng nghĩ về nó trước đây?

Một cuộc điều tra năm 1990 ở Chicago cho rằng 40 trong tổng số 2.200 tu sĩ Công Giáo (nghĩa là 1,8%) được phỏng vấn có thể đã từng có những hành vi tình dục xúc phạm đến trẻ con trong khoảng thời gian 40 năm trước đó. Một cuộc điều tra khác cho thấy khoảng 2% linh mục trong giáo phận ở Boston có thể đã hành dâm với trẻ con trong khoảng thời gian 50 năm. Một tài liệu khác cho thấy con số nầy là 1,6% trong giáo phận Philadelphia từ năm 1950 đến nay. Đại học Luật Hình sự John Jay ở New York đã phát hành một bản tường trình cho rằng hàng ngàn linh mục Công Giáo đã can dự vào nạn ấu dâm trong vòng 50 năm nay.
Cũng cần nói ngay là vì môi trường điều tra giới hạn nên các bản tường trình vừa kể thường chỉ có thể đưa ra những trường hợp có “giá trị chứng cớ thấp” (“low threshold of proof”). Trong một vụ án hình sự, thí dụ như cưỡng hiếp hay ấu dâm, thì công tố viện cần có những bằng chứng “hoàn toàn bất khả nghi” (“beyond reasonable doubt”). Vì thế tuy hành vi của các tu sĩ trên đã bị tường trình nhưng ngay cả nếu họ có bị đưa ra truy tố thì không có gì chắc chắn tất cả họ đều sẽ bị lãnh án.

Tuy vậy, trong số các vụ trình báo đã được dẫn đến truy tố thì phần lớn các cuộc truy tố nầy đều thành công. Một số giám mục, tổng giám mục và hồng y cũng đã bắt buộc phải từ chức vì tội cố tình dấu giếm các vụ ấu dâm của các linh mục trong giáo phận họ. Hai vụ án nổi bật nhất (có lẽ vì chúng đã được tường thuật trên báo chí nhiều nhất) liên quan đến Hồng Y Bernard Law, người đã từng là Tổng Giám Mục của Boston ở Mỹ, và Giám Mục Brendan Comiskey của Ferns ở Ái Nhĩ Lan. Gần đây hơn vào tháng Năm 2015, Tổng Giám Mục John Nienstedt và một trong các phụ tá thân cận nhất của ông là Phó Tổng Giám Mục Lee Piché tại giáo phận Minneapolis và Saint Paul của Minnesota ở Mỹ đã “được cho phép từ chức” bởi Tòa Thánh khi đứng trước nhiều bằng chứng không chối cãi được cho thấy họ đã chủ tâm bao che một linh mục sau nầy bị kết án tù vì vi phạm tình dục với hai đứa bé trai.
Từ trái qua phải và trên xuống: Hồng y Law, Giám mục Comiskey,
Tổng Giám mục Nienstedt và Phó Tổng Giám mục Piché – Hình từ Internet

Ngay cả khi tòa án pháp luật không có đủ chứng cớ hoàn toàn bất khả nghi để kết án, trong nhiều trường hợp, thí dụ như vụ án liên quan đến Hồng Y Desmond Connell của giáo phận Dublin ở Ái Nhĩ Lan, thì uy tín và thanh danh của Giáo Hội cũng bị tổn hại nặng nề vì nhiều hành vi mờ ám của họ.

Sau mỗi vụ án dạng nầy bị phanh phui ra ánh sáng thì con số giáo dân tham dự thánh lễ mỗi tuần ở trong các quốc gia nầy giảm xuống rõ rệt. Trong 10 năm sau các vụ án ở Ái Nhĩ Lan, con số giáo dân đến dự thánh lễ hàng tuần giảm từ 63% xuống còn 48%. Theo sau đó là ngân khoản thu nhập của Giáo Hội từ giáo dân cúng lễ mỗi tuần trong các thời kỳ nầy cũng thấp kém hẳn. Các chuyên gia kinh tế của Tòa Thánh đã từng tỏ ý lo ngại rằng hậu quả của những vụ án ấu dâm, kể cả tiền bồi thường, có thể đưa Tòa Thánh đến tình trạng phá sản.
Mỗi lần sau một vụ án ấu dâm xảy ra, một số cơ sở Công Giáo cũng đưa ra thêm vài luật lệ mới để cố chấn chỉnh tổ chức của họ lại. Tuy nhiên nhiều nhà phê bình cho rằng các luật lệ mới nầy vẫn chưa đủ vào đâu trong việc thực sự ngăn ngừa tình trạng ấu dâm xảy ra nữa trong tương lai.

Tất cả các vụ truy tố tu sĩ Công Giáo về tội ấu dâm thường liên quan đến 2 vấn đề chính:
1. Thứ nhất, hành vi tình dục của tu sĩ với trẻ con hoặc xảy ra trong các cơ sở tín ngưỡng (thí dụ, ở nhà thờ) hoặc xảy ra tại các môi trường bên ngoài (thí dụ, ở tư gia giáo dân).
2. Thứ hai, theo tôi nghiêm trọng hơn, là cách hành sử của Giáo Hội đối với các vụ ấu dâm liên quan đến tu sĩ Công Giáo; nói rõ hơn là lập trường của Giáo Hội cố tình không tường trình các sự việc nầy đến chính quyền, trấn áp hoặc thuyết phục gia đình nạn nhân lẫn nhân chứng để họ không phổ biến sự việc ra công chúng hay trình báo với cảnh sát.

Một điều cần thấy là đa số linh mục qua công việc hàng ngày trong giáo phận cho phép họ có nhiều cơ hội gặp gỡ và sinh hoạt gần gũi với trẻ em trai gái đủ hạng tuổi. Hơn nữa, nhờ vào địa vị của họ, các tu sĩ nầy được sự tín nhiệm hầu như vô giới hạn từ gia đình của những trẻ em nầy. Sự kiện trên dẫn đến việc những tu sĩ có khuynh hướng ấu dâm thường có sẵn một nguồn “tài nguyên” to lớn và dễ dàng để sử dụng so với những kẻ tội phạm ấu dâm khác. Các tu sĩ nầy sử dụng nhiều phương cách khác nhau để đạt được mục đích đen tối của họ. Tài liệu từ các cuộc điều tra cho thấy trẻ con nạn nhân thường bị dụ dỗ, gạt gẫm hay bị hăm dọa bằng những lời tiêu biểu sau đây: “Hãy giữ kín việc nầy vì đây là một chuyện bí mật chỉ có hai người chúng ta và Thiên Chúa biết được mà thôi”, hoặc là “Nếu cho Cha làm cái nầy thì Cha sẽ làm phép đưa ông Nội của con, người vừa mới qua đời, lên thiên đàng”, hoặc là “Nếu cãi lời Cha thì mang tội có thể bị đày xuống Địa Ngục”.

Nhiều người cho rằng việc ngăn cấm tu sĩ trong vấn đề tình dục đã dẫn đến tình trạng ấu dâm lan tràn ngày nay. Tuy vậy, cho đến nay, không có chứng cớ rõ rệt nào cho thấy giả thuyết trên có giá trị thực tế. Trong khi tu sĩ Công Giáo không được có hoạt động tình dục, một số giáo phái Thiên Chúa Giáo khác cho phép tu sĩ của họ được có vợ. Thống kê cho thấy tỉ lệ liên quan đến nạn ấu dâm trong số các tu sĩ được phép có vợ nầy cũng tương tự như tỉ lệ liên quan đến ấu dâm của các tu sĩ Công Giáo (1,5% đến 2% như vừa trình bày ở trên). Điều nầy cho thấy việc ngăn cấm hoạt động tình dục không phải là nguyên do chính sinh ra nạn ấu dâm.

Cũng có lý thuyết cho rằng những tu sĩ có hành vi ấu dâm là những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái. Bởi vậy một trong các tiêu chuẩn tuyển chọn học viên để trở thành tu sĩ Công Giáo là lọc trừ trước những ai được xem là đồng tính luyến ái. Trong chương trình bày trừ nạn ấu dâm trong cộng đồng tu sĩ, Giáo Hội cũng chú ý đặc biệt đến những tu sĩ bị cho là đồng tính luyến ái. Tuy vậy nhiều trường hợp cho thấy nạn nhân của các tu sĩ ấu dâm bao gồm cả trai lẫn gái. Thí dụ như Brendan Smyth (từng là cha xứ của nhiều giáo phận ở Belfast, Dublin và ở Mỹ) tự thú đã xâm phạm tình dục hàng trăm trẻ em nam lẫn nữ. Điều nầy cho thấy khuynh hướng ấu dâm bắt nguồn từ sự kích thích bởi trẻ con thay vì chỉ bởi người đồng giới tính.

Có người cũng cho rằng một số kẻ có khuynh hướng ấu dâm đã cố ý gia nhập hàng ngũ tu sĩ Thiên Chúa Giáo vì đây là một môi trường lý tưởng để hành động mà không thường gặp chống đối hoặc không dễ bị vạch mặt hoặc bị truy tố. Tuy nhiên cho đến nay không có bằng chứng trung lập nào thỏa đáng đủ để ủng hộ giả thuyết nầy.

Chúng ta biết tệ nạn ấu dâm không chỉ hiện hữu trong cộng đồng tu sĩ Công Giáo. Hiện tượng ấu dâm có thể thấy trong nhiều chi nhánh Thiên Chúa Giáo khác, trong những tôn giáo khác cũng như trong các đoàn thể hướng đạo, học đường, trụ sở huấn luyện thể thao, v.v. Tuy nhiên, tỉ lệ xảy ra trong cộng đồng tu sĩ Công Giáo có vẻ rất lớn. Và điểm đáng nói nhất là mức độ nhất quán và tích cực của tầng lớp lãnh đạo trong Giáo Hội để che đậy và bảo vệ những kẻ phạm tội. Vấn đề nầy không thấy xảy ra trong bất kỳ tổ chức, đoàn thể nào khác. Tại sao có sự khác nhau nầy? Câu trả lời rất giản dị: đó là vì Giáo Hội Công Giáo có phương tiện và quyền lực để làm được chuyện đó.
Giáo Hội là một tổ chức “kín” với cấu trúc, luật lệ, đẳng cấp và sự vận hành của quyền lực không khác mấy như trong các thâm cung hay triều đình Trung Hoa thời phong kiến. Mọi sự việc đều được giữ bí mật trong nội bộ. Có những nhân vật trong Giáo Hội mang quyền lực hầu như tuyệt đối, cộng vào đó là vị thế gần như là “thiêng liêng” được e dè kính nễ bởi thế giới bên ngoài. Đây là cửa ngõ dẫn đến tệ nạn lạm dụng quyền thế.
Pope Francis has revealed that one in every fifty Catholic priests is a pedophile …
[Giáo hoàng Francis tiết lộ rằng cứ trong 50 linh mục thì có một kẻ ấu dâm …]
Bài và hình của Hannah Roberts / dailymail.com.uk

Sự đồng nhất trong các phương cách bao che để đối ứng với những vụ ấu dâm ở mọi nơi, từ Belfast cho đến Ba Tây, từ Úc Đại Lợi cho đến Áo, cho thấy nguồn gốc của vấn đề nầy xuất phát từ chính bên trong Giáo Hội. Phương cách được Giáo Hội sử dụng ở mọi nơi đều giống y hệt nhau. Đây là một hệ thống đã được thiết kế với những mục tiêu rõ rệt ngay từ đầu: giữ bí mật hoàn toàn, tránh tai tiếng bất lợi lan tràn ra dư luận, che chở thanh danh của Giáo Hội, bảo vệ tài sản của Giáo Hội.
Cũng có thể nói rằng tất cả phương cách của Giáo Hội dùng để đối ứng với nạn ấu dâm trong hàng ngũ tu sĩ của họ đều có một dụng ý chung: đó là với bất cứ giá nào cũng phải tránh không để các tu sĩ nầy bị liên quan đến pháp luật.
(Cũng cần phải nói ở đây là không phải tất cả mọi tu sĩ cao cấp trong hàng ngũ Giáo Hội đều đồng lòng che dấu tệ nạn nầy. Tài liệu cho thấy cũng có vài người muốn làm cái gì đó để thay đổi tình trạng nầy, kể cả phanh phui sự thật ra công chúng. Tuy vậy, do áp lực nội bộ và luật lệ nghiêm khắc của Tòa Thánh, tiếng nói của họ không bao giờ được phép thoát ra bên ngoài.)

Khi một linh mục bị giáo dân than phiền về hành vi ấu dâm của họ, trước hết giới cầm quyền trong Giáo Hội sẽ tìm cách để khỏa lấp và dập tắt lời than phiền của giáo dân đó. Họ làm việc nầy bằng nhiều cách: hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề, đòi hỏi sự thông cảm về “tình cảnh khó xử” của Giáo Hội, kêu gọi sự tha thứ của gia đình nạn nhân, bồi thường cho phụ huynh để họ không trình báo chính quyền, v.v. Và điều quan trọng nhất là Giáo Hội luôn luôn yêu cầu gia đình nạn nhân tuyên thệ trước mặt Thiên Chúa rằng họ sẽ giữ kín không kể lại sự việc nầy cho bất kỳ ai khác biết.

Như đã nói, Giáo Hội Công Giáo hiểu rõ là họ sở hữu một thế lực tâm linh rất đáng kể đối với tín đồ. Đó là vì quan niệm của giáo dân cho Giáo Hội là những cá nhân cao cả, tốt lành hơn mọi người khác, và đặc biệt có thể thay mặt Ơn Trên xóa rửa tội lỗi cho họ. Do đó khi thảo luận và thương lượng, Giáo Hội có thể uốn nắn cách suy nghĩ và phản ứng của gia đình nạn nhân theo đường hướng cần thiết. Có khi giáo dân đến tố giác một trường hợp ấu dâm lại được tu sĩ đại diện Giáo Hội làm phép rửa tội cho họ chẳng khác gì chính linh hồn họ bị nhơ nhuốc. Các bản tường trình sau nầy còn cho thấy trong nhiều trường hợp, chính gia đình nạn nhân đã mang mặc cảm tội lỗi vì đã than phiền với Giáo Hội về cha xứ địa phương có hành vi tình dục với con em họ. Những phụ huynh nầy cảm thấy có trách nhiệm vì sự than phiền của họ đưa đến tai tiếng xấu cho tôn giáo của họ, gây ra sự bất an trong giáo phận họ, và luôn cả làm hư hại thanh danh của chính linh mục đã xâm phạm tình dục con em họ!

Hiện tượng “nạn nhân cảm thấy tội lỗi” vừa kể trên thật ra khá bất thường và hầu như chỉ thấy xảy ra với Giáo Hội Công Giáo. Bất thường, và khó hiểu, là tại sao một tổ chức nhân danh đạo đức như thế lại có thể đặt trọng quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của trẻ con, và tại sao họ có thể liên tục làm điều đó thành công một cách lộ liễu như vậy từ vụ nầy đến vụ khác, từ thế hệ nầy qua thế hệ khác.

Việc làm kế tiếp của Giáo Hội khi đứng trước một vụ ấu dâm là thuyên chuyển tu sĩ phạm tội đến một giáo phận mới. Đây là phương cách phổ biến nhất để tách rời phạm nhân ra khỏi phạm trường và đồng thời có thể gây ấn tượng với nạn nhân là “mọi việc đã được giải quyết”.
Tuy nhiên, Giáo Hội hầu như không bao giờ cho ban quản trị (thí dụ như giám mục hay tổng giám mục) của giáo phận mới nầy biết gì về lịch sử cũng như khuynh hướng ấu dâm của tu sĩ vừa đến bổ nhiệm. Trong một số trường hợp, ngay cả khi tổng giám mục địa phương biết rõ về tu sĩ có thành tích vi phạm tội ấu dâm nhiều lần, tu sĩ nầy vẫn được cho phép tiếp tục hoạt động trong những môi trường chung đụng với trẻ em. Vì vậy, một linh mục vừa bị tố giác xâm phạm tình dục trẻ em ở một giáo xứ vẫn sẽ được giao cho trách nhiệm làm việc gần gũi với trẻ em trong giáo xứ khác. Và không lâu sau thì ngựa quen đường cũ và các trẻ em trong giáo xứ mới nầy cũng sẽ mang cùng số phận của các trẻ em trong giáo xứ trước.

Sự kiện nầy tái diễn nhiều lần trong nhiều giáo xứ vì Giáo Hội tiếp tục “giải quyết vấn đề” bằng cách thuyên chuyển vị linh mục từ nơi nầy đến nơi khác. Trong vài trường hợp đặc biệt khi không còn giáo xứ nào để thuyên chuyển nữa thì các linh mục tái phạm tội quá nhiều lần sẽ được gởi sang hẳn qua một quốc gia khác (thí dụ như trường hợp cha xứ Brendan Smyth sau khi không còn chỗ trú ở Ái Nhĩ Lan đã được gởi sang Mỹ để tiếp tục làm cha xứ và tiếp tục xâm phạm tình dục trẻ em).

Chủ trương nổi bật kế tiếp của Giáo Hội là không trình báo nhà cầm quyền khi biết rằng tu sĩ dưới quyền họ phạm tội (hay bị tố giác về tội) ấu dâm. Luật pháp nhiều quốc gia đòi hỏi một người phải trình báo nhà cầm quyền khi nghe biết về một trường hợp vi phạm tình dục liên quan đến trẻ em, ngay cả khi không có bằng chứng rõ rệt. Khi nói về luật pháp, một khuynh hướng phổ biến trong Công Giáo cho rằng tu sĩ là một thành phần đặc biệt trong xã hội. Họ cho rằng vì Công Giáo là “tôn giáo chính thống” (“true church”) của Giê-su nên luật lệ của họ, được đặt ra bởi những người đã được Thiên Chúa giao phái phận sự, có giá trị hơn luật pháp xã hội. Do đó Giáo Hội chủ trương dùng giáo luật (Canon law) để xét xử tu sĩ của họ, thay vì dùng luật hình sự (criminal law) mà luật pháp áp dụng cho tất cả mọi người khác. Điều nầy cho thấy Giáo Hội tự cho rằng họ đứng bên ngoài, và bên trên, luật pháp quốc gia. Vì việc nầy, Giáo Hội đã bị xem là cố ý “ngăn cản quá trình thể hiện công lý” (“perverting the course of justice”), và chính ngay việc nầy cũng là một tội hình sự.

Hơn thế nữa, giáo luật Công Giáo về việc xưng tội và rửa tội không cho phép người nghe xưng tội tiết lộ chi tiết cho ai khác biết. Giáo luật nầy đã được dùng nhiều lần như một lý do (hay một cái cớ để tạo lối thoát?) giải thích tại sao các tu sĩ quản trị trong Giáo Hội không thể trình báo các tu sĩ vi phạm ấu dâm với nhà cầm quyền sau khi các tu sĩ nầy đã xưng tội với họ.

Tất cả bản tường trình về các vụ án ấu dâm đã xảy ra cho đến nay đều cho thấy một số lãnh đạo trong Giáo Hội hoặc 1/ có những mưu toan cố tình che dấu hành vi của kẻ phạm tội, hoặc 2/ đã bất cẩn cực kỳ trong quá trình đối ứng với những vụ ấu dâm trong lãnh phận của họ.
Một thí dụ vào năm 1990 có người đã lén thâu âm được Phó Hồng Y Quinn ở Cleverland nói rằng ông đã cho cất dấu tất cả bằng chứng có hại cho Giáo Hội khỏi hồ sơ của các tu sĩ đang bị trình báo phạm tội ấu dâm; tuy nhiên nếu văn phòng của Đức Giáo Hoàng cần thì các bằng chứng phản cảm nầy vẫn có thể được đưa ra với điều kiện là chúng không được sử dụng trước tòa án pháp luật nào.
Một thí dụ khác về trường hợp cha sở Jim Grennan ở Ái Nhĩ Lan, người bị điều tra về tội vi phạm tình dục với 12 nữ học sinh trong nhóm sinh hoạt của ông ta tại một nhà thờ địa phương. Tập hồ sơ cảnh sát của Grennan bỗng dưng ngày nào đó bị thất lạc mất. Vì thiếu bằng chứng đầy đủ, Grennan đã thoát khỏi bị truy tố. Sau nầy, viên cảnh sát quản lý cuộc điều tra về Grennan khi qua đời đã được Giáo Hội ban tặng một giải thưởng tri ơn vì ông “đã tích cực phục vụ cộng đồng”.

Nhiều cuộc điều tra cũng cho thấy một số chức sắc cao cấp trong Giáo Hội đã mua chuộc gia đình nạn nhân bằng tiền để họ không thưa kiện. Vào giữa thập niên 1990, Tổng Giám Mục Desmond Connell (sau nầy trở thành Hồng Y) của Dublin đã cho một tu sĩ dưới quyền ông “mượn” một số tiền lớn để trả cho cha mẹ một bé trai trong đoàn thánh ca địa phương (tên Andrew Madden) để họ không trình báo với cảnh sát là tu sĩ trên đã vi phạm tình dục với con họ. Sau khi sự việc đổ bễ, Hồng Y Connell khai rằng ông không hề cho tu sĩ ấy mượn tiền để mua chuộc gia đình nạn nhân. Ông khẳng định rằng ông “chỉ cho mượn một số tiền, và tu sĩ ấy đã tự ý dùng món tiền nầy để mua chuộc nạn nhân”.
Nhìn tổng quát, có vẻ như thái độ chung của nhiều giới chức cao cấp trong Giáo Hội là phải bảo vệ Giáo Hội bằng mọi cách. Chúng ta biết rằng có những thành viên trong một tổ chức sẵn sàng làm nhiều sự việc mà chính họ biết là sai trái chỉ vì họ tin rằng các sự việc sai trái đó cuối cùng sẽ mang lợi ích cho đoàn thể của họ. Hiện tượng “ăn cây nào rào cây nấy” nầy không có gì lạ. Lý luận “cứu cánh biện hộ cho phương tiện” cũng không có gì lạ. Tuy nhiên, mức độ áp dụng các câu tục ngữ trên và quan niệm “trung thành” trong Giáo Hội Công Giáo được xem là đặc biệt ngoại hạng trong trường hợp nầy.

Khi nhìn lại nhiệm kỳ dài 27 năm của cựu Giáo Hoàng John Paul II (từ 1978 đến 2005) chúng ta có thể thấy một lịch sử ấu dâm khủng khiếp nhất. Có thể chỉ là vì trong thời kỳ nầy những cuộc tố cáo và điều tra mới bắt đầu bùng nổ lớn ra hơn hẳn trước đó. Trong thời kỳ nầy chỉ tại các quốc gia Âu Châu là Ái Nhĩ Lan, Úc, Đức, Chi-Lê, Alaska, Tân Tây Lan, Thụy Điễn, Haiti, Hòa Lan, Anh Quốc, Ý, Caribbean, Kenya, Thụy Sĩ, Croatia, Pháp, Na-Uy, Nigeria, Nam Phi, Áo, Bĩ và Ba Tây đã có hơn 1700 linh mục bị tố cáo về tội cưỡng dâm trẻ em. Đặc biệt chỉ riêng Ái Nhĩ Lan có 800 tu sĩ đã bị tố cáo liên quan tình dục với 14 ngàn trẻ em. Trong Mỹ Châu, tất cả mỗi tỉnh lỵ của Gia Nã Đại đều có ít nhất một tu sĩ Công Giáo bị tố cáo về ấu dâm. Ở Alaska có một địa phương mà 80% tất cả trẻ em trong làng đã bị cha xứ cùng một cộng sự viên thay nhau cưỡng hiếp, lần lượt, và xảy ra mỗi ngày.
Navarro-Valls denied that Pope John Paul II had tried to cover up for the Rev. Marcial Maciel (left), the founder of the Legion of Christ religious order. [Phát ngôn nhân Tòa thánh Navarro-Valls phủ nhận việc Giáo hoàng John Paul II đã cố bao che Hồng y Marcial Maciel (trái), người sáng lập dòng tu Legion of Christ] - Bài của New York Post, hình của AP

Thống kê ở các quốc gia Á Châu cũng không khá gì hơn so với các nước Âu Mỹ. Ngay cả hội Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), một tổ chức nhân quyền lớn nhất thế giới, lần đầu tiên trong 50 năm đã phải nêu danh Tòa Thánh La Mã trong bản tường trình quốc tế hàng năm và khuyến cáo họ là “đã bỏ lơ trách nhiệm liên quan đến việc bảo vệ nhân quyền trẻ em.
Vào năm 2010, một giám mục dựa trên con số đơn nộp tố cáo và tuyên bố nạn ấu dâm ở Hoa Kỳ đã giảm xuống rõ rệt. Giám mục nầy cho biết trong 2009 trên toàn quốc “chỉ nhận được 15.235 vụ than phiền” (!) Việc nầy lập tức đưa ra câu hỏi “Thế thì thật sự con số trẻ em bị tu sĩ Công Giáo cưỡng bức tình dục là bao nhiêu!?

Bản tường trình của Hội Đồng Điều Tra Murphy năm 2009 ước đoán chỉ nội trong Hoa Kỳ có khoảng 100 ngàn trẻ em là nạn nhân ấu dâm bởi tu sĩ Công Giáo trong 3 thập niên. Nếu ngoại suy ra thì con số trẻ em trên thế giới đã bị tu sĩ Công Giáo cưỡng bức tình dục trong khoảng thời gian nầy lên đến không dưới 300 ngàn.

Trong suốt nhiệm kỳ của Giáo Hoàng John Paul II, Tòa Thánh có vẻ như đã làm đủ mọi cách để bảo vệ tu sĩ phạm tội. Tòa Thánh qua nhiều năm đã đứng đơn chống án xin Tòa Thượng Thẩm ở Mỹ được phép không phải đệ trình bộ hồ sơ dầy 12 ngàn trang của họ chứa đựng dữ kiện liên quan đến các tu sĩ bị tố cáo ấu dâm. Đại diện Tòa Thánh, Hồng Y Angelo Sodano, tại thánh lễ Phục Sinh ở Công Trường St Peter vào tháng Tư 2010 tuyên bố rằng “những cáo buột của báo chỉ chỉ là lời nhỏ nhen không đáng để tâm đến”. Tuy nhiên, khi Tòa Thượng Thẩm ra trát lệnh cho phép phóng viên báo chí được khảo nghiệm bộ hồ sơ trên thì người ta thấy có vô số các dữ kiện gớm ghiết về tu sĩ cưỡng dâm trẻ con chứa đựng bên trong. Việc nầy đã phát khởi một phong trào như nước vỡ bờ chỉ trích, phản đối hành vi bao che của Tòa Thánh.

Người kế vị John Paul II là cựu Giáo Hoàng Benedict cũng được xem là đã góp phần vào chính sách bao che, dấu giếm tệ nạn ấu dâm trong Công Giáo. Vào năm 1980, Benedict (lúc đó vẫn còn mang tên Joseph Ratzinger) là tổng giám mục của giáo phận Munich ở Đức. Tài liệu vừa được đưa ra ánh sáng vào năm 2010 cho thấy lúc đó ông đồng ý thâu nhận vào Munich một tu sĩ tên H. (dấu tên) đã từng có bị trình báo nhiều lần về tội ấu dâm ở giáo phận Essen. Tuy vậy, tu sĩ H. nầy vẫn được tiếp tục làm việc thân cận với trẻ em trong giáo phận Munich, dưới quyền quản trị của Ratzinger. Tài liệu nầy cũng cho biết tu sĩ H. mặc dù vào năm 1986 đã bị phạt và mang án treo vì tội ấu dâm vẫn được giữ chức vụ của ông ta tổng cộng hơn 30 năm, và tiếp tục vi phạm tình dục với trẻ em nhiều lần trong thời gian nầy.
Cũng cần nói thêm là sau khi sự việc nầy bị phanh phui ra vào năm 2010, Giáo Hội đã cử người điều tra để tìm hiểu chi tiết và lý do tại sao Đức Giáo Hoàng đương thời lúc đó của họ đã không có hành động thích hợp vào những năm 1980. Giới phê bình cho rằng đây chỉ là một màn cố chữa cháy buồn cười: Giáo Hội tự đề cử người của họ để điều tra lãnh tụ của họ! Dĩ nhiên là kết quả cuộc điều tra nầy đã không dẫn đến bằng chứng nào cho thấy Benedict có lỗi trong vấn đề trên.

Sau khi Benedict bị cáo buộc là đã có trách nhiệm, ít nhất là vì bất cẩn, trong vụ tu sĩ H. trước đây, người ta nghĩ rằng với cương vị một Đức Giáo Hoàng thì ông đáng lẽ sẽ nỗ lực sửa đổi, cải thiện hệ thống kiểm soát và quản lý các tu sĩ có tiền tích ấu dâm trong Công Giáo. Tuy vậy, trong suốt thời gian còn lại cho đến khi từ chức năm 2013, Benedict đã không làm một điều gì cả để thay đổi tình trạng nầy. Vài hội bảo vệ trẻ em đặt ra câu hỏi vì thái độ “không làm gì cả” đó nên không biết có bao nhiêu trẻ em khác sau nầy đáng lẽ đã tránh khỏi nhưng đã trở thành nạn nhân ấu dâm của tu sĩ Công Giáo.

                                'Benedict left pedophilia unaddressed, victims still suffering'                                                        [“Giáo hoàng Benedict không quan tâm đến nạn ấu dâm,nạn nhân vẫn chịu đau khổ”]-                 Bài và hình của RT.com

 Ngay cả lá thư của cựu Giáo Hoàng Benedict gởi đến xin lỗi cộng đồng Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan vào tháng Ba, 2010 cũng đã làm nhiều nạn nhân phẫn nộ thay vì cảm kích. Người ta cho rằng lá thơ nầy chỉ xin lỗi về vấn đề tu sĩ phạm tội ấu dâm. Tuyệt nhiên không có gì nhắc đến việc Tòa Thánh có trách nhiệm về việc bao che các tu sĩ nầy và cung cấp cơ hội cho họ tiếp tục phạm tội nhiều lần nữa. Trong lá thơ nầy, Benedict cũng không đề cập đến những hồng y, tổng giám mục đã liên quan đến các vụ bao che nổi bật sẽ bị Giáo Hội trừng phạt như thế nào.

Năm 2014, chính hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng phải lên tiếng chỉ trích Tòa Thánh đã không dập tắt được tệ nạn ấu dâm mà còn dung dưỡng việc bao che. Dưới áp lực từ mọi phía, Tòa Thánh bắt buộc phải tỏ cho thế giới thấy họ đang tích cực sửa đổi lỗi lầm của họ. Đương kim Đức Giáo Hoàng Francis đã thành lập một ban cố vấn gồm 7 nữ và 9 nam trong đó có tu sĩ lẫn thường dân, dưới sự hướng dẫn của Sean O’Malley, một Hồng Y người Mỹ. Ban cố vấn nầy có nhiệm vụ nghiên cứu và góp ý với Đức Giáo Hoàng tìm kiếm phương cách hữu hiệu nhất đối phó với tệ nạn ấu dâm. Đặc biệt là trong ban cố vấn trên có một người Anh và một người Ái Nhĩ Lan đã từng là nạn nhân bởi tu sĩ Công Giáo.

Thể theo đề nghị của ban cố vấn trên, vào đầu 2015 Giáo Hoàng Francis đã chuẩn duyệt việc thành lập một hội đồng tòa án chủ yếu nhằm điều tra những giám mục đã cố tình che đậy các vụ án ấu dâm trong giáo phận họ, cụ thể nhất bằng cách thuyên chuyển các tu sĩ phạm tội từ giáo phận nầy sang giáo phận khác thay vì trình báo cảnh sát đúng theo luật pháp đòi hỏi. Hội đồng tòa án nầy có một quy trình thẩm tra quy định rõ ràng từng bước những gì cần phải làm để đảm bảo các giám mục, tổng giám mục đó bị trừng phạt nhanh chóng và thích đáng. Hội đồng tòa án nầy đồng thời cũng dùng quy trình trên để phục hồi thanh danh cho những giám mục vô tội đã bị tố cáo sai lầm. Đây là một lối đi chưa từng thấy trong những chiến dịch bài trừ ấu dâm (nói chung là đều đã thất bại) của Giáo Hội từ trước đến nay.

Nhiều người cho đây là một bước tiến đúng hướng của Đức Giáo Hoàng Francis trong việc bắt buộc giới chức cao cấp trong Giáo Hội chịu trách nhiệm về các tu sĩ phạm tội dưới quyền họ. Đây cũng được xem là một bước tiến lạc quan trong việc phòng chống các trường hợp ấu dâm trong tương lai cũng như giúp đỡ quá trình bình phục tâm lý của những nạn nhân. Tuy nhiên cũng có không ít người khác vẫn cho là hành động nầy không giúp gì nhiều vì nó quá ít oi và quá trễ. Nhóm Nạn Nhân bị Cưỡng Bách bởi Tu Sĩ nhận xét: “Đức Giáo Hoàng đáng lẽ cần tước bỏ chức vị của hàng tá giám mục về tội đồng lõa. Tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có ai bị mất chức cả!
(Trường hợp Tổng Giám Mục John Nienstedt và Phó Tổng Giám Mục Lee Piche tại Minnesota ở Mỹ đã kể ở trên là họ đã được Tòa Thánh “cho phép tự nguyện từ chức” chớ không phải bị Tòa Thánh lột chức vì đã phạm lỗi).
Becky Ianni, thành viên hội Clergy Abuse Survivor (Sống sót sau khi bị Giáo sĩ Lạm dụng) và cũng là Chủ tịch hội SNAP (Survivors Network of those Abused by Priests : Mạng lưới những người Sống sót sau khi bị Linh mục Lạm dụng) tố cáo Vatican vẫn chưa thực tâm sửa đổi- Phỏng vấn CNN

Becky Ianni, lãnh đạo của nhóm Nạn Nhân bị Cưỡng Bách bởi Tu Sĩ ở Washington, cho rằng bà không cần thấy sự thành lập của một hội đồng nữa, nhất là hội đồng nầy cũng sẽ gồm có những người hoặc đã đích thân liên can đến ấu dâm hoặc đã hỗ trợ việc bao che ấu dâm trong Giáo Hội. Vấn đề ở đây, theo bà, không phải là Giáo Hội thiếu người được giao cho trách nhiệm điều tra đồng nghiệp của họ. Vấn đề ở đây là Giáo Hội không có người đủ can đảm để thi hành hoàn chỉnh trách nhiệm điều tra các đồng nghiệp của họ. Bà không hề yêu cầu được thấy sự thành lập một quy trình hướng dẫn cách thức điều tra, truy tố và trừng phạt những kẻ phạm tội. Bà chỉ muốn thấy những việc đó thật sự xảy ra mà thôi. Và, theo bà, cho đến nay vẫn chưa có gì xảy ra.

Peter Saunders là một trong hai thành viên đã từng là nạn nhân ấu dâm trong ban cố vấn vừa kể trên. Ông nói: “Chừng nào các tu sĩ cao cấp đã bị tố giác ra đến trước mặt hội đồng thì chúng ta mới biết quy trình thẩm tra nầy có ích lợi gì hay không”.
Câu nói của bà Becky Ianni ở trên “hội đồng nầy cũng sẽ gồm có những người hoặc đã đích thân liên can đến ấu dâm hoặc đã hỗ trợ việc bao che ấu dâm trong Giáo Hội” có lẽ dựa vào bài tường thuật của một ký giả người Ý tên Eugenio Scalfari của tờ báo Ý La Repubblica ngày 14 tháng Bảy 2014. Ký giả nầy cho biết vào ngày Chúa Nhật trước đó, ông đã được gặp mặt và đàm thoại riêng với Giáo Hoàng Francis. Cuộc đàm thoại nầy vì không phải là một buổi phỏng vấn chính thức nên ông đã không dùng máy ghi âm. Ông kể lại Giáo Hoàng Francis khi nói đến vấn đề ấu dâm của tu sĩ Công Giáo đã so sánh tệ nạn nầy “giống như một bệnh cùi hũi trong Giáo Hội”. Giáo Hoàng cũng tuyên bố: “Chúng ta có khoảng 2% là những kẻ ấu dâm bao gồm những linh mục, giám mục và hồng y. Một số khác, lớn hơn nhiều, tuy biết về điều nầy nhưng vẫn không lên tiếng gì cả”, và “Đây là một điều không tha thứ được. Giống như Giê-su, tôi sẽ lấy gậy đập đầu các tu sĩ ấu dâm nầy…”

Các báo chí thế giới xem đây là lời thú nhận của Giáo Hoàng Francis về 2 điều. Thứ nhất, trong Giáo Hội có khoảng 2% tu sĩ có tính ấu dâm (con số nầy có vẻ phù hợp với các tỉ lệ của những cuộc điều tra trước đây – như đã nói ở trên). Điều nầy có nghĩa là khoảng 8 ngàn tu sĩ có khuynh hướng ấu dâm trong số tổng cộng 410 ngàn tu sĩ của Công Giáo. Thứ hai, trong số 2% nầy ngoài các linh mục, giám mục còn là cả một số hồng y nữa (“hồng y” là phụ tá thân cận của Giáo Hoàng làm việc trong Tòa Thánh). Tuy nhiên ngay sau khi bài báo trên được đăng ra, Tòa Thánh đã vội vã cãi chính rằng “bài tường thuật trên báo La Repubblica tuy diễn tả được nội dung tổng quát của cuộc đàm thoại nhưng có vài chi tiết không chính xác. Đáng kể nhất là Đức Giáo Hoàng không hề nói là 2% tổng số tu sĩ Công Giáo có khuynh hướng ấu dâm mà thật ra chỉ nhắc đến 2% như một con số thường được các nhà bình luận ước lượng; và Đức Giáo Hoàng không hề nói là trong số đó có bao gồm cả những hồng y”.

Một sự kiện khác không mấy gì có lợi cho Giáo Hoàng Francis là việc người giữ chức Trưởng Tài Vụ hiện tại của Tòa Thánh lại cũng đã bị điều tra về việc bao che một tu sĩ phạm tội ấu dâm dưới quyền ông ấy. Hồng Y George Pell, một tổng giám mục người Úc đã được Giáo Hoàng Francis tuyển chọn đến Vatican làm Trưởng Tài Vụ cho Giáo Hội vào tháng Hai năm 2014. Chỉ đến tháng Ba cùng năm, George Pell bị Hội Đồng Thẩm Tra Hoàng Gia Bài Trừ Ấu Dâm của Úc Châu gọi ra chất vấn về một vụ án ấu dâm xảy ra vào năm 1993 ở Ballarat (một thành phố nhỏ ở miền đông nam nước Úc).

Cuộc điều tra nầy thật ra chú trọng vào các vụ ấu dâm đã xảy ra trong vài thập niên bắt đầu từ 1970 tại Ballarat. Tài liệu cho thấy rằng rất có thể tất cả trẻ em trai từ 10 đến 16 tuổi tại trường tiểu học St Alipius ở thị trấn thôn quê nầy đều đã bị cưỡng dâm bởi các linh mục làm việc ở đó. Việc nầy có ảnh hưởng sâu đậm lâu dài đến rất nhiều gia đình trong vùng. Một người đã từng là nạn nhân đưa ra một tấm ảnh lớp học cũ của ông ấy có 33 học sinh, trong đó cho đến nay đã có 12 người tự tử chết. Một người khác, cũng đã từng là nạn nhân, nhắc đến Viện Mồ Côi St Joseph’s trong thị trấn nơi mà ông đã bị cưỡng hiếp liên tục từ lúc 5 tuổi. Ông kể lại lúc đó ông được bảo rằng: “Cha chỉ muốn thanh tẩy cho con mà thôi”.
Trong vụ án nầy, tổng giám mục George Pell không phải là nghi phạm trực tiếp. Tu sĩ phạm tội tên Gerald Ridsdale (là một trong những linh mục làm việc ở Ballarat lúc đó và hiện đang ở tù vì vụ nầy) là chú ruột của nạn nhân (David Ridsdale, chỉ mới 11 tuổi lúc bị cưỡng dâm). Gia đình nạn nhân khai rằng khi họ than phiền với tổng giám mục George Pell (lúc đó thân thiết với họ như là một người bạn gia đình) thì ông hỏi họ muốn được trả bao nhiêu tiền để đổi lấy sự im lặng của họ. Họ cũng khai rằng George Pell lúc đó đã giải quyết vấn đề bằng cách thuyên chuyển tu sĩ phạm tội ấy từ giáo xứ nầy đến giáo xứ khác.

Trong buổi thẩm vấn vào tháng Ba 2014, Hồng Y Pell đã phủ nhận tất cả cáo buộc trên. Ông khai rằng tuy ông rất thông hiểu nỗi đau đớn của nạn nhân và gia đình nhưng ông không hề cố mua chuộc ai cả, cũng không hề liên quan gì đến việc linh mục Ridsdale được thuyên chuyển từ nơi nầy đến nơi khác. Ngay khi bài tiểu luận nầy được soạn thảo (tháng Chín 2015), cuộc điều tra trên vẫn còn đang tiếp diễn. Nhóm Nạn Nhân bị Cưỡng Bách bởi Tu Sĩ ở Úc kêu gọi Hồng Y Pell tình nguyện trở về Úc một lần nữa để ra trước Hội Đồng Thẩm Tra cung cấp thêm dữ kiện cần thiết nhưng đến nay Hồng Y Pell đã từ chối làm điều nầy.
Một chi tiết gần như lý thú là sáng ngày linh mục Gerald Ridsdale ra hầu tòa vào năm 1993 về tội ấu dâm thì người ta thấy có giám mục George Pell đi theo kèm kế bên để ủng hộ tinh thần. Trong khi đó bên phía nạn nhân thì không có ai đại diện Giáo Hội đến để hỗ trợ cả. Nếu George Pell thật sự “thông hiểu nỗi đau đớn của nạn nhân và gia đình” như ông nói thì tại sao hôm đó ông lựa chọn đi theo hỗ trợ kẻ tội phạm thay vì đi theo hỗ trợ gia đình nạn nhân? Nhiều người cho rằng chỉ nội việc nầy thôi cũng cho thấy rõ Giáo Hội đứng bên phe nào giữa tu sĩ phạm tội và đứa bé nạn nhân.
 
Ngày linh mục Gerald Ridsdale (thường phục trắng) ra hầu tòa tội ấu dâm năm 1993,
giám mục George Pell đi theo kèm kế bên để ủng hộ tinh thần.
Giám mục Pell thụ phong Hồng y và được cữ giữ chức
Trưởng Tài Vụ cho Giáo Hội tháng 2 năm 2014 (Hình Wikipedia)

Những sự kiện lịch sử vừa được trình bày ở đây đã làm giới phê bình kết luận rằng đàng sau những giáo đường trang nghiêm và những chương trình phước thiện bác ái của Công Giáo chỉ là một thế giới quan liêu, đẳng cấp, phe phái và lắm lúc đầy gian trá của Tòa Thánh. Như đã nói, cấu trúc từ xưa đến nay của Tòa Thánh không khác mấy với các tổ chức phong kiến của vua chúa thời xưa. Những người làm việc trong môi trường nầy nếu muốn tồn tại sẽ phải hành sử tương tự, bằng không họ sẽ bị nghiền nát bởi guồng máy khổng lồ và phức tạp của Giáo Hội.
Người ta cũng dùng thí dụ nầy để cho thấy Tòa Thánh La Mã không phải là một cơ sở hoàn toàn thánh thiện, trong sạch và quang minh chính đại như chúng ta thường nghĩ. Và tu sĩ Công Giáo không phải là những người lúc nào cũng cao cả, đức hạnh và đáng tín nhiệm hơn mọi người khác.
(Thật ra thì kết luận trên có thể áp dụng cho bất cứ tổ chức tôn giáo và bất cứ dạng tu sĩ nào. Tuy nhiên câu tục ngữ “chiếc áo không làm nên thầy tu” mặc dù dễ hiểu nhưng cũng rất khó nhớ cho nhiều người để áp dụng khi giao dịch trong môi trường tôn giáo.)

Nguyễn Nhân Trí

Nguồn:
Phần 1: http://damau.org/archives/39276

Phần 2: http://damau.org/archives/39525

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015


KHỔNG MINH, MỘT NGHỆ THUẬT
TẠO DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT

Phan Huy Đường

Nhân vật và phi-nhân vật

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung có hàng trăm nhân vật. Đại đa số rất khuôn mẫu (archétype) hay/và nghèo nàn, không lý thú đối với độc giả thời hiện đại như tôi khi đã tiếp cận tí ti văn chương thế giới. Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi đều là nhân vật khuôn mẫu tồn tại trong trí nhớ của hầu hết độc giả. Họ để lại ấn tượng gì trong lòng độc giả ? Trương Phi : nóng nảy và cương trực. Quan Công : tiết tháo, trọng nghĩa, trọng lễ. Lưu Bị : nhân nghĩa, khéo khóc giành thiên hạ. Thế thôi. Những chi tiết khác mà ta nhớ không khác nhớ truyện hay phim chưởng bao nhiêu, không thuộc lĩnh vực văn chương. Riêng Lưu Bị có được một nét người bất ngờ độc đáo khiến Khổng Minh phải giật mình kinh hãi : đại gian hùng không thua gì Tào Tháo.

Tôi đọc đi đọc lại Tam Quốc Diễn Nghĩa cả chục lần. Đủ thấy tài kể chuyện và văn phong của tác giả trác tuyệt1. Cốt truyện, nhớ khá nhiều. Nhân vật, quên gần hết : quá mẫu mực nên thiếu nhân tính ; khi có, rất nghèo nàn, không đủ cỡ để biến thành nhân vật văn chương để đời, cho cả nhân loại. Có thể thích hợp với đa số độc giả và nhà phê bình của những thế kỷ cũ, thậm chí hôm nay, ở các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc. Không thích hợp với tôi. Dường như cũng không thích hợp với đông đảo độc giả trên thế giới ngày nay. Có ít nhất một bản dịch Tam Quốc Diễn Nghĩa qua tiếng Pháp. Người Pháp dường như ít ai biết đến, ngoài học giả, nhà nghiên cứu, người mê văn hoá Trung Quốc. Tôi đọc lại Tam Quốc Diễn Nghĩa vì không sao quên được hai nhân vật : Tào Tháo và Khổng Minh. Có thể nói : mỗi lần đọc lại là một lần nữa "tìm hiểu" hai nhân vật đó.

Tào Tháo, khỏi nói : chàng là nhân vật đậm nhân tính phong phú nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Tác giả nhắc đi nhắc lại : nó là kẻ gian hùng. Đông đảo độc giả cũng nghĩ vậy trong vài thế kỷ liền. Bất kể đánh giá thế nào, chàng là một nhân vậtkhông thể quên được. Vì quá nhân ? Lưu Bị và Tôn Quyền, ta nhớ như nhớ cốt truyện, thế thôi. Ở Tào Tháo, ta nhớ một con người. Tạo ra được một nhân vật gian hùng cỡ ấy, trong văn chương Trung Quốc chỉ có một người, một lần. Vì thế nhân vật Tào Tháo đã trở thành biểu tượng của kẻ gian hùng trong văn chương và trong đầu người tại những nước chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa.

Khổng Minh là biểu tượng ngược lại : quân sư của muôn đời. Nhân vật Khổng Minh trái ngược với Tào Tháo. Khổng Minh là biểu tượng cho quân tử nhà Nho. Nếu ta ghi trên một trang giấy tất cả tài năng, đức hạnh, thậm chí phong cách sống, ăn nói, hành động, của Khổng Minh, ta phải kết luận : là một ông Thánh, không là một con người, không thể nào biến thành nhân vật của nghệ thuật tiểu thuyết. Cái gì cũng biết, cũng đoán trước được, kể cả suy nghĩ, tấm lòng của tha nhân ; khi cần còn gọi gió vẫy mưa, cầu sao Bắc Đẩu đổi nhân mệnh, e tutti quanti. Nhân vật toàn hảo cực kỳ khuôn mẫu, không thể nào biến thành nhân vật trong lòng ta khi ta đọc văn.
Thế mà ta không quên được. Đích thực, Khổng Minh ở ta là một nhân-vật. Suy nghĩ mãi, ta đến kết luận này : nhân tính của Khổng Minh không ở tài năng, đức hạnh, phong cách. Nó hình thành xuyên qua nghệ thuật tác tạo nhân vật của tác giả, xuyên qua quá trình đọc văn của ta. Nó là một mảnh người của tác giả khi hành văn. Nó là một khả năng làm người ở ta.

Một nét đặc thù của nghệ thuật hành văn ấy là :
A/ Nhân vật Khổng Minh xuất thân huyền thoại, vào đời, nên người, rồi trở thành con người huyền thoại.
B/ Lúc đầu, nó chỉ là huyền thoại trong đầu tha nhân. Vào đời, nhập cuộc, mỗi lần nó xuất hiện, xuyên qua hành-động, nó lộ thêm một nét người, một tài năng.
Dùng hành động để xây dựng nhân vật là một kỹ thuật hành văn cơ bản trong sáng tác tiểu thuyết.
C/ Cuối cùng, một đời hành động trong thời cuộc đã tái tạo nét người cho huyền thoại ; chết đi, con người đó biến thành một huyền thoại về con người, một nhân vật văn chương.
Nhân vật Khổng Minh xuất hiện ở những chương 30 của Tam Quốc Diễn Nghĩa và chết ở cuối truyện, chương 104. Chàng còn sống, tương lai chàng còn mở, mỗi lần chàng xuất hiện, ta gặp một con người mới. Chỉ lúc chàng chết, ta mới thấy được tầm vóc, tâm hồn của một nhân vật hoàn chỉnh, ta mới biết được chàng là con người như thế nào, chàng là ai. Chính lúc đó, chàng chẳng còn là gì cả ! Tuyệt.
Ôi, tác tạo nhân vật kiểu này, từng nét một, xuyên qua hơn 70 chương tiểu thuyết cực hấp dẫn, giữa hàng trăm nhân vật "độc đáo" khác nhau ở một thời đại rối loạn tù mù, từ cổ tới kim, ai là người làm được ? La Quán Trung.
Nào, thử xem La Quán Trung xây dựng nhân vật Khổng Minh như thế nào qua một số lần Khổng Minh xuất hiện, ra tay. Dĩ nhiên không thể đầy đủ trong bài ngắn này.


1/ Khổng Minh, con người của huyền thoại.
Khổng Minh xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa qua… lời đồn ! Lại là lời đồn của bậc hiền triết như Tư Mã Huy : tài năng chỉ có thể ví với Lã Vọng, Trương Lương, hai nhân vật huyền thoại trong sử và văn chương Trung Quốc. Ông không là nhân tài bình thường, là bậc thánh, là con người của huyền thoại.
Chính Từ Thức, quân sư của Lưu Bị, đã giúp Lưu Bị lần đầu tiên đánh thắng quân Tào Tháo, khẳng định điều ấy : "Tài người đó chẳng khác Lữ Vọng, Trương Lương."2
Lưu Bị cần có một con người như thế mới có thể thực hiện tham vọng kinh bang tế thế của mình : trong quá trình tìm gặp Khổng Minh, Lưu Bị tự ví mình với Tề Hoàn Công và Văn Vương ! Ở đây, nhân vật Khổng Minh mà ta tiếp cận là Khổng Minh trong tham vọng của Lưu Bị, con người huyền thoại của một cá nhân. Hay.
Tài năng đã thế, dáng dấp lại tiên phong đạo cốt, nay đây mai đó với gió trăng, phong cảnh, bạn bè, và… thơ. Một tiên ông Lão-Trang mẫu mực. Rất nhạt, nếu không có khao khát chiếm thiên hạ của Lưu Bị.


2/ Khổng Minh, kẻ bất cần đời, bất cần ai.
Người khác phải cầu cạnh Khổng Minh, Khổng Minh không bao giờ cầu cạnh ai. Lời nói đầu tiên của Khổng Minh khi xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa là : không.
Từ Thứ đích thân tìm Khổng Minh xin chàng ra tay giúp Lưu Bị, liền bị khước từ :
"Khổng Minh không vui mà đáp :
- Ông muốn đem tôi làm vật hy sinh hay sao ? Nói rồi quay vào."
Qua lời mời của Từ Thứ, Khổng Minh thừa biết Lưu Bị sẽ đến cầu hiền. Chàng buộc Lưu Bị phải đích thân đến cầu mình ba lần, lần cuối còn phải đội mưa tuyết mà đến. Chàng tiếp Lưu Bị như thế này :
"Mộng lớn ai người sớm tỉnh ra?
Bình sinh ta vẫn biết mình ta.
Lều tranh no giấc, bừng con mắt!
Bóng ác ngoài song đã xế tà...
Ngâm dứt, quay mình lại hỏi tiểu đồng:
- Có tục khách đến nhà chăng?"
Chưa chạm mặt nhau, đã dằn mặt nhau : trong mắt Khổng Minh, Lưu Bị chỉ là một tục khách.
Đối thoại với Khổng Minh, Lưu Bị không bao giờ dám có lời lẽ hay thái độ của vị quân vương đối với thần tử, dù trong quan hệ cầu hiền, luôn luôn năn nỉ Khổng Minh vì sinh linh của thiên hạ mà ra tay cứu đời :
- Nếu tiên sinh không ra giúp thì thiên hạ biết chừng nào mới êm ấm được và sinh linh còn trông mong ai cứu vớt nữa?
Như vậy là rõ. Trước khi hợp tác hành đông, hai bên đã khẳng định nhân cách và thế đứng của nhau, với nhau. Quan hệ giữa Khổng Minh và Lưu Bị chỉ có thể là quan hệ thày-trò, không thể là quan hệ vua-tôi. Thày có thể bỏ qua cho trò vài tiểu tiết, trò không thể ra lệnh và ép thày phục tùng mình. Hành động đầu tiên của Khổng Minh sau khi trở thành quân sư của Lưu Bị xác nhận điều ấy : Lưu Bị bảo Khổng Minh giúp kế thoát thân cho Lưu Kỳ. Viện cớ không can thiệp vào việc nhà của người khác, Khổng Minh… từ chối.
Khổng Minh rời lều tranh, lại thêm nột nét người :
"Em hãy ở nhà chăm lo cày ruộng, chớ để ruộng rẫy hoang rậm nhé. Một ngày kia thành công rồi, anh sẽ trở về đây nương tựa.
Thân chưa bay nhảy, tính lui rồi,
Ngày khác thành công, hẳn nhớ lời.
Bởi Chúa nghiêng lòng đem phó thác,
Trận tiền gió lạnh, ánh sao rơi... "

Bỏ câu cuối, đúng là thơ con cóc.
Khi viết 4 câu thơ này, tác giả thừa biết mình sẽ kết liễu đời nhân vật như thế nào ở cuối truyện. Nhưng độc giả lần đầu đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa làm sao biết được ? Chất thơ ở tính thê lương kỳ bí của câu chót. Nó giúp độc giả đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa lần thứ hai thưởng thức nghệ thuật tác tạo nhân vật tiểu thuyết của tác giả : từng nét, từng nét một, xuyên qua hàng chục chương hồi.


3/ Khổng Minh, nhà chiến lược chính trị - quân sự
Nét người này cũng xuất hiện ngay trong cuộc gặp gỡ đầu giữa Khổng Minh và Lưu Bị, làm rõ nghĩa câu ví Khổng Minh với Khương Tử Nha và Trương Lương.
Chia ba thiên hạ, nhường Thiên-thời cho Tào Tháo, Địa-lợi cho Tôn Quyền, giành lấy Nhân-hoà để chiếm Kinh Châu, Ích Châu, liên kết với Tôn Quyền, đánh Tào Tháo.
Chỉ thế, may ra (bi kịch ở chỗ này), mới phục hưng được nhà Hán.


4/ Khổng Minh, nhà chiến thuật - quân sự, điêu luyện cả hoả công lẫn thuỷ công
Chương 39, hai trận thắng Tào ở Tân Dã, Khổng Minh lộ thêm hai nét người.
Thử thách quân sự đầu tiên đối với Khổng Minh không là đối địch, là đối đầu với người phe mình.
Trước khi dụng binh, phải biết khiển tướng. Quan Công và Trương Phi ganh ghen Khổng Minh. Hầu hết chư tướng và ngay cả Lưu Bị nghi ngờ tài quân sự của Khổng Minh. Khổng Minh biết thế, phảidựa vào quyền năng của Lưu Bị để khiển tướng, tức là bước đầu lệ thuộc Lưu Bị, bắt đầu làm tôi. Làm thánh trong trời đất, một mình, làm được. Làm bất cứ gì đáng kể trong nhân giới, phải làm với tha nhân. Hè hè.
Cho ta dịp thưởng thức những đối thoại lý thú sau, không cần giải thích :
"Chẳng bao lâu, có tin báo:
- Hạ Hầu Ðôn kéo quân đến đánh, đang thẳng tiến về hướng Tân Giã.
Trương Phi nghe tin, bảo Vân Trường:
- Chuyến này cứ để Khổng Minh đánh trước, xem hắn nghênh địch như thế nào?
Hai tướng đang trò chuyện thì có tin Huyền Ðức gọi vào.
Huyền Ðức nói với Quan, Trương:
- Hạ Hầu Ðôn kéo binh mười vạn đến đánh Tân Giã, hai em có mưu kế gì chăng?
Trương Phi hỏi lại:
- Sao đại ca không sai "nước" ra nghênh địch?
Huyền Ðức cau mày:
- Trí lược thì nhờ Khổng Minh, dũng lược thì cậy có hai em! Ðừng phân bì như vậy.
Quan, Trương không dám nói nữa, lẳng lặng lui ra.
Huyền Ðức lại mời Khổng Minh vào thương nghị. Khổng Minh nói:
- Chỉ sợ hai tướng Quan, Trương không chịu nghe lệnh của tôi thôi. Nếu Chúa công muốn để tôi hành binh thì phải ban cho tôi ấn kiếm mới được.
Huyền Ðức lấy ấn kiếm trao cho Khổng Minh.
Khổng Minh liền tụ tập chư tướng lại truyền lệnh.
Trương Phi nói với Vân Trường:
- Anh em ta cứ đến đó nghe lệnh, xem hắn điều khiển ra sao?
Nghe xong, Vân Trường hỏi:
- Chúng tôi đều phải đi nghinh địch. Vậy chẳng hay Quân sư làm việc gì?
Khổng Minh điềm nhiên đáp:
- Ta chỉ ngồi giữ huyện thành này.
Trương Phi cười ha hả nói:
- Chúng tôi đều phải lăn lưng vào chỗ chém giết, còn Quân sư thì ngồi nhà, thung dung dữ a?
Khổng Minh giơ gươm lên, lớn tiếng nói:
- Ấn kiếm ở đây, nếu ai sai lệnh, ta sẽ chém đầu.

[Vứt bỏ hai từ "nếu" và "sẽ" thì văn chương hơn, hợp với phong cách của Khổng Minh hơn. Cứ xem sau này Khổng Minh trị tướng, Quan Công, Nguỵ Diên, e tutti quanti, thì biết. phđ]
Trong trận đánh ở đồi Bác Vọng, Khổng Minh tỏ rõ là người am hiểu địa lýgiỏi dùng hoả công, lấy ít thắng nhiều, lấy nhược thắng cường, dùng mưu thắng địch. Trí thắng dũng.
Ngay chương sau, trong trận Bạch Hà, lại thêm nét người : ung dung ngồi uống rượu điều binh kiển tướng nơi trận tiền dựa vào mưu kế phóng hoả công, dựa vào địa thế dụng thuỷ công, thắng Tào Tháo.
Từ đó, Khổng Minh tự tạo cho mình hình ảnh của kẻ kỳ mưu khiến Tào Tháo khiếp đảm : gặp chuyện bất ngờ, liền cho là "mắc mẹo" của Khổng Minh ! Lại thêm một nét người qua nhãn quan của người khác. Tuyệt.
Tác tạo nhân vật xuyên qua hành-động là như thế.


5/ Khổng Minh, nhà ngoại giao lỗi lạc, kẻ thuyết khách tuyệt vời, nhà văn hoá bất hủ, nhà tâm lý xuất sắc

Chương 43, Khổng Minh khẩu chiến với anh tài Đông Ngô, lại thêm mấy nét người : nhà ngoại giao, kẻ thuyết khách, nhà văn hoá, nhà tâm lý.
Nhà ngoại giao lỗi lạc : ở thế thua kém, tuyệt vọng, dựa vào lợi ích và khát vọng của tha nhân, giành thế chủ động, chi phối con người và thời cuộc.
Kẻ thuyết khách tuyệt vời, nhà văn hoá bất hủ : cuộc tranh luận giữa Khổng Minh và anh hào văn võ Đông Ngô quả là áng văn bất hủ, đọc đi đọc lại không chán. Nó cho ta một dịp tìm hiểu những quan điểm khác nhau, trái ngược nhau, về tài và đạo đức trong thế giới nho giáo :
"- Trong Nho giáo cũng có chia ra hai hạng: quân tử nho và tiểu nhân nho."
Nhà tâm lý xuất sắc : cuộc xét xử tâm lý của Khổng Minh đối với Tôn Quyền và Châu Du vô cùng lý thú.


6/ Khổng Minh, chuyện lớn, có tầm nhìn chiến lược ; chuyện nhỏ, có mưu mẹo quỷ khốc thần sầu
Chương 46, Khổng Minh lại lộ thêm một nét người bằng hành động : nhờ am hiểu thiên văn, địa lý, phong thổ, đoán được trận sương mù trên sông Trường Giang, ung dung ngồi thuyền uống rượu ngắm cảnh sương mù bát ngát đổ xuống Trường Giang, vay Tào Tháo 10 000 mũi tên trao cho Châu Du, bảo vệ tính mạng mình. Tác giả kể chuyện tài tình, hấp dẫn. Tác dụng nghệ thuật cơ bản của nó là từng nét xây dựng những nhân vật Lỗ Túc, Châu Du, Khổng Minh, trong tâm thần độc giả. Đối với Lỗ Túc, Châu Du, không mang lại gì mới. Đối với Khổng Minh, quả đã thêm một nét người : ngay trong chuyện "nhỏ nhặt" bất kham nên chí tử, cũng có sáng kiến khác thường :
"- Làm tướng mà không biết xem thiên văn, không thông địa lý, không có thuật lạ, không biết âm dương, không thạo binh thư, không biết trận đồ, không rõ binh thế... đó là tướng dở. Trước ba ngày, Lượng này coi khí tượng và đã đoán biết đêm nay có sương mù dày đặc, nên mới dám chịu một thời hạn gấp như vậy. Chứ Công Cẩn cho ta mười ngày để làm tên, mà thợ thuyền bê trễ, vật liệu không cấp đủ, thì mấy tháng cũng không xong! Rõ ràng Công Cẩn muốn giáng cho ta cái tội "phong lưu" vạ miệng, cố ý giết ta, nhưng làm sao hại ta được? Số mệnh ta tại trời!
- Cái quỷ kế nhỏ mọn ấy, có gì là lạ?"


7/ Khổng Minh, người không nhục mệnh nhưng biết giữ mình
Chương 49, vừa giúp Châu Du thắng Tào vừa giữ mình, Khổng Minh lại lộ thêm một nét người : biết trân trọng sinh mạng của chính mình, rất khác những anh hùng khác trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Chuyện Khổng Minh cầu gió Đông Nam ba ngày liền cho phép Châu Du dụng binh phá Tào cứ như huyền thoại. Ngày nay, qua météo, người PhuLăngXa có thể biết trước thời tiết sẽ biến đổi thế nào trong vòng một tuần, 12 ngày. Đại khái đúng. Ngoài ra, người ta đã phát hiện rằng có loài sinh vật có khả năng "tiên đoán" những thay đổi to lớn bất ngờ trong thời tiết ở từng nơi. Ở đây, Khổng Minh có kiến thức hay có phép lạ không quan trọng lắm. Quan trọng là chàng là người biết giữ thân. Vào tử địa, chàng không sợ. Nhưng chàng không bao giờ nổi hứng anh hùng suông, coi nhẹ tính mạng đeo danh hão, chàng biết quý mạng mình, giữ mình để làm chuyện mình muốn làm. Xây đàn cầu gió Đông Nam, chàng rút lui khỏi trận tiền, nhường toàn bộ công trạng phá Tào cho Châu Du, tránh lưỡi đao sát thủ của Châu Du, giữ thân thực hiện chiến lược của mình : chiếm Kinh Châu rồi Ích Châu dùng làm bàn đạp phục hưng nhà Hán, bình thiên hạ. Khác hẳn những anh hùng khác trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, kiểu Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long, nhiều tướng Tào hay tướng Ngô.


8/ Khổng Minh, con người biết trị quân
Cũng trong chương 49, điều quân chiếm trọn Kinh Châu, một nét người mới xuất hiện ở Khổng Minh : tài năng trị quân. Trong thời loạn, muốn trị quốc phải biết trị quân. Muốn trị quân, phải biết trị tướng. Chuyến này, Khổng Minh lại trị Quan Công, không dựa vào uy quyền của Lưu Bị như khi ở Tân Dã, dựa vào tài năng của chính mình trực diện với Quan Công qua một cuộc thách thức chí mạng : đánh cuộc với Quan Công về đường tháo lui của Tào Tháo. Ai thua, phải nộp thủ cấp. Chưa tự mình trị được Quan Công, Khổng Minh không thể tự mình điều khiển Quan Công, điều khiển toàn quân của Lưu Bị.
Nhân dịp này, Khổng Minh không chỉ trị Quan Công thôi, trị luôn cả Lưu Bị và Trương Phi :
"Thấy khổng Minh sai chém Quan Vân Trường, Huyền Ðức lật đật nói :
- Xin quân sư thể tình ba anh em chúng tôi đã kết nghĩa cùng nhau mà ghi tội Vân Trường vào sổ để y đoái công chuộc tội. Khổng Minh chấp thuận."


9/ Khổng Minh, con người biết dùng dư luận để chi phối thời cuộc
Những chương tiếp thuật chuyện Lưu Bị qua ở rể nơi Tôn Quyền lại khiến Khổng Minh lộ thêm nét người mới : khơi dư luận để chi phối thời cuộc, dùng nhân tình và luân lý thông thường để lũng đoạn địch nhân. Lý thú.


10/ Khổng Minh phóng bút giết người
Chương 57, khích chết Châu Du rồi khóc Châu Du, Khổng Minh lại lộ thêm hai nét người độc đáo : phóng bút giết người, hành văn khóc kẻ thù tri kỷ :
"Từ nay tri kỷ, biết ngỏ cùng ai ?"


11/ Khổng Minh, kẻ trị dân, trị nước
Hồi 65, Khổng Minh lại lộ một nét người mới : tài thừa tướng kiểu Tiêu Hà trị dân trị nước.
"Huyền Đức mừng lắm, nghe theo lời ấy, sai Gia Cát Lượng định ra luật lệ trị nước, hình pháp hơi nặng. Pháp Chính can rằng:
- Ngày xưa vua Cao tổ đặt ra pháp luật, chỉ có ba điều nhân dân đều cảm phục. Xin quân sư phải rộng hình nhẹ luật để yên lòng dân.
Khổng Minh nói:
- Ngươi chỉ biết một, chưa biết đến hai. Nhà Tần dùng phép dữ dội quá, muôn dân cùng oán, cho nên vua Cao tổ dùng phép rộng rãi để được lòng dân. Nay Lưu Chương nhu nhược, chính lệnh không được nghiêm, thể thống dần dần suy tàn, chiều chuộng cho người ta ngôi chức cho vinh, ngôi cao quá thì sinh hỗn, yêu người ta ân tình chí thiết, ân đằm thắm quá thì sinh nhờn, bởi thế nên nát bét. Ta nay trên dưới có phép tắc, có phép tắc rồi mới biết ơn, tước lộc có hạn có ngữ, có hạn ngữ rồi mới biết vinh. Ân uy gồm đủ, trên dưới có bậc, đạo trị dân như thế là rõ ràng."


12/ Thánh nhân đã nhập cuộc, vĩnh viễn là nhân
Khổng Minh dấn thân không vì quyền lực, danh vọng, phú quý. Vì sinh linh ở đời. Chàng định thành công rồi về ở ẩn nơi thảo lư, nối lại cuộc sống tiên phong đạo cốt.
Nhưng đã dấn thân vào đời, nhập cuộc, khó có thể dứt áo ra đi. Thoát khỏi những ràng buộc với đời do chính mình gây ra và do tha nhân quàng vào mình hoá ra là chuyện bất khả thi. Chính lúc Khổng Minh thành công, thực hiện được điều mình muốn và có khả năng làm, chia ba thiên hạ, tạo cơ ngơi cho nhà Hán phục hưng, chính lúc chàng có thể ung dung quay về cuộc sống cũ, ngôi sao của Khổng Minh bắt đầu lu mờ. Kẻ khiến nó lu mờ không là ai khác… Lưu Bị. Lưu Bị trọng tình anh em hơn trách nhiệm với tổ tiên, đất nước, sinh linh trong thiên hạ, không nghe lời Khổng Minh, dồn hết sinh lực quân sự vào việc đánh Đông Ngô, trả thù cho Quan Công và Trương Phi, hành động ngược lại chiến lược nhất quán của Khổng Minh để bình thiên hạ : Hoà Ngô, đánh Tào. Và nướng trọn vẹn sinh lực quân sự của Ích Châu, đáng lẽ phải dùng vào việc diệt Tào. Sau này, sáu lần đem quân chiếm Kỳ Sơn hòng phá Tào, Khổng Minh thiếu quân lương phải lúng túng nhiều lần.
Khổng Minh nâng Lưu Bị lên làm hoàng đế, Lưu Bị phá nát cơ đồ do Khổng Minh xây dựng, tiêu diệt khả năng thực hiện giấc mơ bình thiên hạ của Khổng Minh.
Không chỉ thế thôi. Trước khi chết, bằng lời lẽ mỹ miều, cao thượng, Lưu Bị buộc Khổng Minh phải phục vụ ý đồ tầm thường của một tiểu nhân : phục vụ đứa con tồi của mình giữ ngôi đế. Dưới sự bảo lãnh của cả triều đình và… Triệu Tử Long ! (chương 75). Khổng Minh đã chấp nhận sự ràng buộc ấy, chẳng thể nào thực hiện được hoài bão bình thiên hạ của mình. Những chương sau cho thấy rõ. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, nếu Lưu Bị đáng là mộtnhân vật thì nhờ nét người này : đại gian hùng.
Từ đó, Khổng Minh hết là thánh nhân, phải sống như người trong thời đại của mình, trong những ràng buộc qua lại của mình với người khác xuyên qua toàn bộ quan hệ xã hội của mình. Đây là nét người đậm nhân tính nhất trong nhân vật Khổng Minh : con người hình thành, tồn tại và phát triển xuyên qua quan hệ tương tác giữa mình với tha nhân. Nó khiến ta cảm được nhân cách của chàng trong hành động và cách ứng xử ở những chương sau.


13/  Khổng Minh, nhà văn trác tuyệt
Khổng Minh nhập cuộc Tam Quốc Diễn Nghĩa bằng một… bài thơ thanh thoát phóng khoáng, rất tiên phong đạo cốt.
Khổng Minh khóc Châu Du bằng một bài điếu tang bi hùng thắm thiết.
Khổng Minh mắng chết Vương Lãng bằng một áng văn nghe như bài hịch nơi trận tiền. Rồi lại viết thư mắng chết Tào Chơn. Một ngòi "chiến" bút kinh hoàng.
Mỗi lần Khổng Minh ngỏ lời, bất kể dưới hình thái nào, lời ấy khắc vào đời một nhân cách.


14/ Khổng Minh, nhạc sư kỳ dị
Chương 94, thêm một nét người thi vị : Khổng Minh mở cửa thành gẩy đàn lui đại quân của Tư Mã Ý.
Đây là lần đầu tiên Khổng Minh "thua" trận, phải rút quân. Trong nghệ thuật quân sự, rút lui là hành động khó nhất : quân bại như núi đổ, làm sao rút lui được ? Cứ xem tàn cuộc trận Xích Bích và trận đánh giữa Lưu Bị và Lục Tốn thì biết.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, rất ít tướng biết rút toàn quân về mà không hao binh tổn tướng. Trong đó có Khổng Minh và Lục Tốn.
Tấn công, phòng thủ, rút lui, đấu trận pháp với Tư Mã Ý sau này, Khổng Minh đều hơn đời.

15/ Khổng Minh, con người dám cưỡng định mệnh
Trước khi lục xuất Kỳ Sơn, Khổng Minh đã biết chuyến ra quân này không lành.
Nhưng vẫn không thể không đi. Bất kể thiên mệnh chính mình phải định đoạt đời mình.
Trụ quân tại Ngũ Thượng Nguyên, đêm xem thiên văn, biết mệnh mình sắp hết, Khổng Minh vẫn không nỡ chết khi việc chưa thành, lập đàn, vung kiếm, cầu sao Bắc Đẩu, xin được sống thêm một kỷ để hoàn thành lý tưởng của mình. Cầu không được, Khổng Minh đành chịu mệnh trời. Trong tờ di biểu tâu với Thiên tử, có khúc văn bất hủ sau :
"Nhà tôi có tám trăm gốc dâu, năm trăm mẫu ruộng, cơm áo con cháu tôi, tự khắc đủ dùng. Đến như tôi, nhiệm ở ngoài, cần dùng thức gì, đã có của công chu cấp, không phải tìm kiếm sinh kế khác. Tôi chết đi không để trong nhà có tấm lụa thừa, ngoài dinh có chút của riêng, để phụ lòng bệ hạ đâu!".3
Đến đây, độc giả mới thấy được nhân cách hoàn chỉnh của nhân vật, hiểu được câu thơ mở bước nhập đời của Khổng Minh : "Trận tiền gió lạnh, ánh sao rơi...".
Con người "thực" trút áo ra đi, y hệt con người thần thoại lúc bước vào đời. Tuyệt.


15/ Một nhân cách
Khổng Minh không có hình hài đặc biệt. Đại khái, mình cao tám thước, tiên phong đạo cốt, ăn mặc kiểu nho gia, đi đứng ung dung, ăn nói điềm đạm, hoạt bát, e tutti quanti. Điều đặc biệt duy nhất : khoác áo lông hạc, ngồi xe con, phe phẩy quạt điều quân. Chẳng có gì đặc biệt ấn tượng ngoài một hình ảnh tự nó chẳng có ý nghĩa gì đáng ám ảnh ta.
Cơ bản, La Quán Trung không tả một nhân vật, ông khiến một nhân cách từ từ hình thành qua hàng chục chương của tiểu thuyết. Nhân cách ấy đặc thù :
- Làm thày thiên hạ, làm gì cũng thành công ; làm người trong thời cuộc, bắt đầu thất bại
- Không làm được tất cả gì mình muốn làm.
- Không chết được như mình muốn chết.
- Nhưng sống được như mình muốn sống : làm những gì thời đại và thời cuộc cho phép mình làm.
- Và, tuy bất mãn, ung dung chết như mình phải chết.
Chính nhân cách ấy, chứ không phải những tài năng lỗi thời đối với người đời nay, đã khiến Khổng Minh tồn tại trong lòng độc giả, dù đời nay độc giả chẳng còn thờ phụng những kiến thức hay giá trị văn hoá Trung Hoa thời phong kiến.
Nghệ thuật văn chương của La Quán Trung ở đó : tác tạo được một phong cách làm người.
Quá trình xây dựng nhân vật thống nhất với quá trình xây dựng cốt truyện, người là truyện, truyện là người. Quá trình ấy chính là quá trình đọc của ta. Chính ta, dưới sự hướng dẫn tài tình của tác giả, đã tác tạo nhân cách trên, ta làm sao quên được ?
Trong lịch sử Việt Nam có một người rất giống Khổng Minh : Nguyễn Trãi. Chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, thơ văn trong mọi hình thái và trong hai ngôn ngữ, đạo đức, mưu lược, phong cách sống và ứng xử, e tutti quanti, không thua, thậm chí hơn Khổng Minh.
Nguyễn Trãi khác Khổng Minh của Tam Quốc Diễn Nghĩa ở một điểm. Khổng Minh, con người của huyền thoại, của văn chương, chỉ khuất phục thiên mệnh thôi. Nguyễn Trãi, con người của lịch sử, phải gánh vác định mệnh do con người bổ xuống đầu người : tru di tam tộc. Văn chương và đời người chia lìa ở đây.

Ngày nay, văn chương thống nhất với đời người là một thế giới nghệ thuật khác. Miễn bàn ở đây.
Dùng ngôn ngữ để tác tạo một nhân cách đáng đi vào huyền thoại văn chương, tồn tại mãi ở người đời, nghĩa là : hành-văn, khi thành công, cũng là mộtnghệ thuật làm người.
Ta khao khát : sẽ có nhà văn Ziao Chỉ làm được chuyện ấy cho những con người Việt ở thế kỷ 20. Lịch sử cận đại của chúng ta thừa nguyên liệu.

P.H.Đ
2015-10-12



1. Tôi thường đọc bản dịch của Tử Vi Lang in trên giấy.
2. Những đoạn trích Tam Quốc Diễn Nghĩa trong bài này, lấy từ :
Không biết dịch giả là ai. Khi không tìm lại được những khúc văn tôi nhớ, tôi mới dùng bản dịch khác.
[khúc văn trên trích từ bản dịch của Phan Kế Bính vì bản dịch trong vnthuquan.net thiếu hụt]
[Từ đâu này đáng giá nghìn vàng ! Không biết nó là của tác giả hay dịch giả ? Chẳng quan trọng gì.]