ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM CÓ TÀI CÓ TƯỚNG HAY KHÔNG ?
Tùng Chi Nguyễn Phước Hội
Nhóm tàn dư Cần lao Công giáo hoài Ngô thật lưu manh, không chịu lương
thiện nói ra một sự thật lịch sử: Đó là về tài lãnh đạo quốc gia, ông Ngô Đình Diệm chỉ là một anh lãnh tụ tồi tệ,
bất tài vô tướng.
XIN CHỨNG MINH HAI CHỮ “BẤT
TÀI” VÀ “VÔ TƯỚNG”:
Ai đã sống trong 9 năm cầm quyền của gia đình họ
Ngô thì đều biết cho đến những năm 1961, 1962, tình hình miền Nam đã tồi tệ và bết bát quá rồi. Sau vài năm đầu,
khi Hà Nội đang lo chữa thương chiến tranh và khi nhân tài vật lực Mỹ ào ạt tuôn
vào miền Nam , thì tình hình miền
Nam
tương đối an bình.
Nhưng kể từ 1959 trở đi,
khi 4 anh em nhà Ngô và “bà Cố vấn” bắt đầu ló mòi độc tài Công giáo
trị và Gia đình trị, thì chính phủ bắt đầu
đi từ thất bại nầy đến thất bại khác. Và kể từ năm 1962, sau vụ không kích vào
dinh Độc Lập của hai phi công VNCH, khi vợ chồng Ngô Đình Nhu “tiếm quyền” của ông
anh bất lực và hoảng loạn để đối phó với các cuộc khủng hoảng, thì tình hình miền
Nam cứ loạn lên chẳng còn định hướng, chẳng còn sách lược gì ra hồn cả cả . Vợ chồng “Chúa Trịnh” vào cung cho “Vua Lê”
ngồi chơi xơi nước nên thế cờ đã loạn.
Kinh tế và quốc phòng thì phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, anh em
ông Diệm chỉ “giỏi” về nội an như đàn áp đối lập với 2 nhà biệt giam hãi hùng không thuộc Bộ Tư pháp hay Bộ Nội Vụ (là
P42 của Nhu ở gần Sở thú Sài Gòn và Chín Hầm của Cẩn ở Huế), như khống chế
báo chí và khuynh loát quốc hội, như đối phó với ba cuộc nổi loạn có võ trang của
các đảng phái quốc gia, như suýt mất mạng vì hai cuộc binh biến của quân đội tháng
11/1960 và 2/1962, như “mất uy tín” trước
hai lần tuyên ngôn tố cáo của nhân sĩ trí thức miền Nam, …
Ở Huế, chính nơi xuất thân lập nghiệp của giòng họ Ngô Đình
sau khi rời bỏ Quảng Bình, lúc bấy giờ, đã có câu vè [Hoàng Trọng Thược, Tinh Thần Trào Phúng trong Thi Ca Xứ Huế, Sài
Gòn, 1973]:
Nhà Ngô có bốn gian hùng
Diệm
ngu, Nhu ác, Cẩn khùng, Thục
điên
Cho nên đừng bao giờ tin vào các
báo cáo nạm vàng về các “Thành tích” kinh tế, chính trị, xã hội, …của loại chính
phủ Á châu “con nuôi của Mỹ” vào những
thập niên 50’ và 60’ như của Diệm, [hay của Lý Thừa Vãn (Hàn), của Tưởng Giới
Thạch (Taiwan), của Marcos (Phi)]. Mỹ là ông anh chi tiền, lại có cơ quan kiểm
toán riêng, độc lập với các chính phủ “con nuôi” nầy, lâu lâu lại phải ra trước
các ủy ban Quôc hội Mỹ điều trần, nên đọc phúc trình của họ khả tín hơn. Đám Cần lao Công
giáo hay đưa những “Báo cáo Thành tích” ra để bốc thơm ông Diệm mà không biết rằng
đó chỉ là báo cáo láo, loại tài liệu tuyên truyền hạng hai. Đọc thẳng tài liệu
của “ông chủ Mỹ” của Diệm thì vẫn đáng tin hơn.
Xin trích 3 đánh giá của Nalty,
Hammon và Scigliano về tình hình miền Nam lúc đó:
■ “Kinh tế quốc gia
đều phụ thuộc vào kinh viện và quân viện của Mỹ” (Bernard C. Nalty, Rival
Ideologies in Divided Nations (Vietnam War), tr. 62).
■ Cả Mỹ và Diệm đều hy vọng rằng “Viện trợ dồi dào và rộng lượng của Mỹ cả về tài lực, nhân lực cho mọi
ngành thuộc các cơ cấu dân sự, quân sự, có thể đưa đến kết quả là chế độ Diệm
có thể được cải tiến để họ có ý chí quyết chiến” [William Hammond, US Intervention And The
Fall Of Diem (Vietnam War), tr. 64].
■ “Mặt trận Giải phóng” (Việt Cọng)
được thành lập tháng 12/1960 mà 2 năm sau, năm 1962, Việt Cộng coi như đã làm
chủ tình hình nông thôn đến nỗi giáo sư Robert Scigliano đã phải than: “Vào năm 1962, Việt Cộng đã chiếm được 80% nông thôn của Việt Nam Cộng
Hòa” [Robert Scigliano, Vietnam, A Country At War.]. Vì vậy mà đầu năm 1963, Việt Cọng đánh cho một trận Ấp Bắc, “quân đội quốc gia” (do
ba sĩ quan Công giáo là Huỳnh Văn Cao, Bùi Đình Đạm và Lý Tòng Bá chỉ huy) chỉ còn biết … ôm đầu máu mà chạy !
Sau 7 năm lãnh đạo quốc gia (1955-1962) mà kinh tế thì vẫn phụ thuộc nặng nề vào ngoại
viện, an ninh thì ung thối, chính trị thì bị chống đối, chính quyền Diệm hốt
hoảng lấy những biện pháp cứu nguy. Sách
“Những ngày Chưa quên” (Đại Nam, 1967
– Nam Chi Tùng Thư tái bản) của Đoàn Thêm và “Vietnam History, Documents and
Opinions” của Marvin E, Gettleman ghi lại những dấu mốc của tình trạng khẩn
cấp bi đát “bên bờ vực thẳm” đó:
- Ngày 10 tháng 10 năm 1961, ông Diệm ban
bố tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ Việt
Nam Cộng Hòa (sắc lệnh 209-TTP).
- Ngày 29 tháng 10 năm 1961, Quốc Hội ủy
quyền đặc biệt cho Tổng
thống ban hành các sắc luật trong tình
trạng khẩn cấp (luật số 13/61).
- Ngày 25 tháng 11 năm 1961, Quốc hội lại ủy quyền cho Tổng thống về ngân sách an ninh và các biện pháp tài
chánh (luật số 15/61).
- Ngày 7 tháng 12 năm 1961, Tổng thống Diệm
gửi thư cho Tổng thống Kennedy xin tăng thêm viện trợ. Trong thư ông đã trình
bày cho Tổng thống Mỹ về sự
nguy ngập của Việt Nam Cộng Hòa cùng với sự lớn mạnh của Việt Cộng, và
báo động việc Bắc Việt cho quân xâm nhập vào miền Nam. Ông Diệm cũng nêu lên
việc Việt Cộng bắt cóc Đại tá Hoàng Thụy Nam; riêng tháng 10 năm 1961 đã có đến
1.200 vụ khủng bố với 2.000 thương vong cho Việt Nam Cộng Hòa. Ông Diệm kết
luận lá thư với lời lẽ vô cùng bi thiết: “Nói tóm lại, Việt Nam
Cộng Hòa hiện nay đang phải đối đầu với một thảm họa lớn nhất trong lịch sử”.
Bức thư của ông Diệm đã được Tổng thống Kennedy phúc đáp ngày 14 tháng 12 năm
1961, hứa sẽ giúp đỡ Việt Nam Cộng Hòa để chống lại Cộng Sản, bảo vệ độc lập
cho miền Nam
- Chỉ 15 tháng sau khi “Măt trận Giải phóng”
thành lập, ngày 31 tháng 3 năm 1962, ông Diệm đã gửi thông điệp cho
92 quốc gia trên thế giới yêu cầu ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa chống xâm lăng Cộng
Sản, tố cáo Bắc Việt giật dây Cộng Sản miền Nam.
- Ngày 27 tháng 10 năm 1962, đặc quyền Tổng
thống ban hành sắc luật về tình trạng
khẩn cấp được Quốc Hội gia hạn kể từ 19 tháng 10 năm 1962 (sắc luật số
18/62).
Nói tóm lại cho rõ: tháng 10/1961, chính ông Diệm phải ban bố “TÌNH TRẠNG KHẨN
CẤP TRÊN TOÀN LÃNH THỔ” và tháng 3/1962, đã “KÊU CỨU VỚI 92 QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI”. Vậy thì Thục-Diệm-Nhu-Luyện-Cẩn-Xuân và đám khuyển ưng, nắm toàn bộ quyền hành quốc gia, không có đối lập, được Mỹ ũng hộ hết mình trong 7 năm, mà quốc gia rơi vào tình
trạng như thế thì “giỏi” chổ nào mà bây giờ đám Cần lao Công giáo lại đưa lên bàn thờ để vinh
danh là “lãnh tụ anh minh”?!
Còn về tướng của ông Diệm, theo ông Đoàn Thêm (Đổng lý Văn phòng Phủ Tổng
thống thời Ngô Đình Diệm), người biết rõ bộ tướng và ngoại hình của ông Diệm hơn tất cả đám Cần lao Công giáo ở hải
ngoại cọng lại, thì ông Diệm có cái vẻ đường bệ của các quan Nam triều thời
Pháp thuộc.
Nhìn kỹ hơn thì thấy “thân thể
ông Diệm ngũ lục thất bát đoản, bộ đi lại lạch bạch, hai cánh tay bơi như rùa,
dễ đỏ mặt và hay ngượng nghịu trước đám đông”.
Đã thế ông Diệm lại có “cặp
mắt trắng nhãn, tròng trắng nhiều hơn tròng đen, bình thường ít ngó thẳng người đối diện mà khi nóng
giận thì đôi mắt đầy oán hận, dung
mạo dữ như người say rượu, đó là nhân dáng và tướng mạo của kẻ
tiểu nhân” (xem “Những Ngày Chưa Quên” của Đoàn Thêm, tr
223).
“… cặp mắt trắng nhãn, tròng trắng nhiều hơn tròng
đen, bình thường ít ngó thẳng người đối
diện mà khi nóng giận thì đôi mắt
đầy oán hận…” và “thân thể ông Diệm
ngũ lục thất bát đoản, bộ đi lại lạch bạch, hai cánh tay bơi như rùa…” được một tàn dư hoài Ngô hung hăng trên Net tên
là “Ts Hồng Lĩnh Hồ Nam Trân” quyên tiền giáo dân để xây tượng lãnh tụ một cách
… lố bịch và cho dựng sau vườn nhà tại Thụy Sĩ để sì sụp lạy vào ngày 1 tháng
11 mỗi năm
“Tài ” và “Tướng” như thế nên sau khi anh em nhà Ngô đền
tội với quân dân miền Nam vào năm 1963, Bác sĩ Dương
Tấn Tươi đã sưu tập được một bài thơ truyền tụng trong dân gian sau đây để
tổng kết thảm trạng của một gia đình đã từng gây nhiều oan trái cho dân tộc (Dương
Tấn Tươi , Cười
- Nguyên Nhân và Thực Chất, Sài Gòn: Phạm Quang Khai 1986, tr.170):
Vùi nông đôi nấm giữa đêm sâu,
Mười thước sau chùa đủ bể dâu.
Ba cỗ quan tài bốn lỗ huyệt,
Năm thằng Trời đánh một con Mầu.
Mới vừa Hăm Sáu còn nguyên thủ,
Mà đến Mồng Hai đã vỡ đầu.
Bảy Tám thu trường Ngô với Đĩ,
Ngô thì chín rụng Đĩ chơi đâu?
[Ghi chú : “Năm thằng” là các ông Thục,
Diệm, Nhu, Cẩn, và Luyện. Và “con Mầu”
là Trần thị Lệ Xuân, tức bà Nhu]
NGÔ ĐÌNH DIỆM BẤT TÀI VÔ TƯỚNG NHƯ THẾ
MÀ THÁNG 11 NĂM NÀO CŨNG ĐƯỢC BỌN TÀN DƯ
CẦN
LAO CÔNG GIÁO SÌ SỤP LẠY ! QUÁI ĐẢN THẬT …
[Nguồn: Internet 11/2012]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét