Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TRIẾT HỌC LIÊN VĂN HÓA:
MỘT TRẢI NGHIỆM TỰ THÂN



I. Bài viết này được mở đầu bằng một trải nghiệm tự thân, từ chỗ đứng của chủ thể thực hành nói ra kinh nghiệm của mình, vì thế có thể gây ấn tượng về tính chủ quan. Sự trách cứ ấy xin nhận lãnh trước, nhưng xin được tạm thời để trong dấu ngoặc.

Trong khoảng những thập niên, cuối 70, và 80, 90, 00, tôi đảm nhận môn triết hoc so sánh tri thức luân Phật học và tri thức luận triết học Tây phương tại Đại học Văn khoa H L. M. Muenchen. Phân khoa Triết học ở tại đại học này gồm có bốn ghế giáo sư chuyên đề, ba ghế đã dành cho triết học chính thống: cổ điển, trung đại kinh điển và hiện đại, ghế thứ tư dành cho triết học phân tích và triết học khoa học. Tôi được giáo sư Stegmueller1, chủ nhiệm viện triết học phân tích, đỡ đầu trong luận án, nên lớp giảng của tôi thuộc vào viện nghiên cứu triết học phân tích. Tuy nhiên đề tài so sánh của tôi được hội đồng khoa duyệt và chấp thuận. Duyệt được cũng do sự bảo trợ của ông Stegmueller được biết như một trí thức “liberal” tự do (nhưng tương đối) trong ngữ cảnh đại học thời ấy, có tinh thần phê phán, cởi mở, sẵn sàng vượt lên trên khung khổ triết học kinh điển truyền thống Âu Châu, sốt sắng nâng đỡ và tiếp thu những học thuật khác với siêu hinh học chính thống. Một phần, bởi chuyên môn của ông, triết học phân tích, đòi hỏi tinh thần khách quan không giáo điều kinh điển, tuy thế vẫn rất kinh điển trong truyền thống tư duy của Décartes “biện biệt và rõ ràng” (distinct et claire), luận lý và luận toán được giảng dạy và nghiên cứu trong Viện của ông.

Đề tài của tôi trong bối cảnh sinh hoạt học thuật thời ấy, nhất là tại ĐH Muenchen, nơi truyền thống thần học kinh điển Ki-tô còn chặt chẽ và bảo thủ, thuộc vào mảnh đất hiếm, lạ, như đa số sinh viên nhận định, nhưng lại đúng là điều họ đang cần, những món ăn tinh thần mới, ngay chính trong lãnh vực triết học, chứ không phải những vấn đề thuộc các lãnh vực văn học nghệ thuật, du lịch.

Như thế công việc chính của tôi là “làm thế nào để chuyển tải tư tưởng Phật giáo, trong đó tri thức luận là khía cạnh cơ bản, đến với sinh viên Đức (không những Đức mà còn sinh viên Mỹ, Anh, Ý… cũng đến ghi tên) để họ có thể hiểu biết thấu đáo yếu tính của triết lý này?” Câu hỏi này chẳng lạ đối với người giảng dạy, là một câu hỏi thường, nhưng tiên quyết, nòng cốt. Trong khuôn khổ hội thảo hôm nay, câu hỏi này thật thời sự. Nó đối với tôi thời ấy còn bức thiết hơn, khi đối tượng “người nghe” – trong hệ hình đối thoại gọi là kẻ khác, tha nhân, người đối thoại- không cùng chung một hệ tư tưởng, một nền văn hóa. Khả năng họ, những người không những khác mà quá khác, lạ quá lạ, không hiểu gì hết còn gấp đôi, khi lần đầu tiên tiếp cận với môn triết lý xa lạ Phật học. Rudyard Kipling cũng đã nói “Đông là Đông, Tây là Tây. Đông Tây không bao giờ gặp nhau”. Kipling đã tuyệt đối hóa ngộ nhận hay giới hạn của khả năng truyền thông, truyền đạt, nhưng có lẽ sự tuyệt đối hóa tính khác biệt, lời tuyệt vọng này hình như nên được hiểu là hi vọng, thúc giục hay thách thức Đông Tây gần lại nhau hơn chăng?

Tình hình tư liệu nghiên cứu và giảng dạy về triết lý Đạo Phật trong những thâp niên 70, 80, đầu 90 tại nước Đức đã tiến triển so với những thập niên trước hay xa hơn. Thế kỷ 18 khi Kant hoàn tất tác phẩm “Phê phán lý tính thuần tuý”, ông chỉ có những kiến thức mơ hồ thâu lượm từ các nhà du thương thế giới về Phật giáo, Khổng giáo, Lão Trang. Mãi đến đầu thế kỷ 19 những nghiên cứu dịch thuật kinh điển Phật Đà, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Ấn Độ giáo v.v. thoạt tiên do các nhà truyền giáo Ki-tô, sau đó đã được những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học chú tâm dịch thuật, giảng giải. Giữa thế kỷ 19 đã xuất hiện những nghiên cứu, dịch thuật nghiêm túc. Nước Đức may mắn hơn vì các học giả Đức không ở trong tư thế truyền giáo hay viễn chinh. Có thể nói những học giả Đức trong quá khứ và đương thời nghiên cứu về Phật giáo, về Tam tạng Pali… đã cống hiến những thành quả rất nghiêm túc và trí tuệ, so với những nghiên cứu bởi những nhà truyền giáo các thế kỷ trước. Bởi thế về mặt tư liệu tạm cho là đầy đủ, cộng thêm những công trình to lớn của Suzuki (thập niên 50, 60, 70), lời giảng và những đối thoại Đông Tây của Đạt Lai Lạt Ma (cuối thập niên 80)… đã làm cho một số khái niệm cốt lũy của triết học Phật giáo không còn xa lạ và có sức thuyết phục…

Giảng dạy lý thuyết hầu như là công việc chính trên lãnh vực triết học. Tôi nói hầu như và sẽ giải thích sau. Phần lý thuyết so sánh bao gồm đối chiếu khái niệm, luận cứ lý thuyết, lịch sử triết học, hệ thống tư tưởng, ảnh hưởng tương liên văn hóa. Nếu dừng lại ở những công việc ấy, cũng đủ tròn bổn phận. Nhưng lo âu lớn của tôi vẫn là “người nghe có thấu triệt những điều tôi trình bày hay không, có lý hội được yếu tính của những đối tượng so sánh, sự khác biệt, điểm tương đồng, đi sâu vào bản chất tư duy đặc thù, hầu tìm ra ý nghĩa đích thực của mỗi lý thuyết”.

Giới hạn của cảm thông nằm chính trong ngôn ngữ chuyển tải, dù người nói và người nghe đều cùng nói một ngôn ngữ, dù văn bản được đọc cùng một ngôn ngữ, điều người khác nói vẫn là một bí nhiệm rốt cùng đối với tôi như Wittgenstein đã nhấn mạnh trong trường hợp thông liên bằng ngôn ngữ. Rào chắn lại càng dày hơn với những đối tượng hoàn toàn xa lạ, khác hẳn với lối tư duy thuần lý, duy chủ thể, duy bản thể của Âu châu, những khái niệm như, khổ, vô ngã, tính không, mâu thuẫn, công án, giác ngộ v.v. là những gì khó hiểu, thậm chí phi lý đối với những sinh viên đã được huân tập nhuần nhuyễn trong lối suy nghĩ của Parmenides “cái gì có là có” đã được Aristoteles củng cố xây dựng thành hệ thống triết học bản thể.

Làm thế nào để sinh viên Âu châu hiểu được yếu tính của tư tưởng Phật giáo? Đặt câu hỏi này tôi đã thấy nụ cười của Bồ tát Long Thọ phía sau diễu cợt thách thức “đẩy mạnh đến tột cùng sự phi lý”, còn trước mặt tôi là gương mặt nghiêm nghị của những giáo sư kinh điển với ngón tay cảnh giác “nguyên lý mâu thuẫn” là điều cấm. Giữa những băn khoăn, cuối cùng tôi quyết định làm một bước ra ngoài khuôn khổ phân khoa triết học: buổi cuối trước khi kết thúc khoa giảng, tôi dẹp bàn ghế, cho sinh viên ngồi xếp bằng, thực tập quán hơi thở 5 phút, sau đó tôi đưa ra một chồng giấy bổi, trên mỗi tờ giấy tôi đã viết một công án cổ điển hay một câu nói của các vị Thiền sư, hoặc một câu thơ hài cú. Trước sau tôi vẫn quan niệm nếu triết lý Phật giáo được trình bày lý thuyết suông thì chỉ được hiểu một cách phiến diện, sinh viên cần tiếp cận phần thực hành của triết lý ấy, mới có thể thấu đáo phần nào cơ bản đạo Phật. Phương pháp của tôi là tạo nên một ngữ cảnh thông giải lý thuyết. Thế là trong buổi ấy mỗi sinh viên được chọn mù một trong những tờ giấy còn dấu nội dung và sau khi đọc họ chiêm nghiệm và giải thích theo họ hiểu hay trực cảm. Buổi giảng hôm ấy đã là một cuộc đối thoại linh động và thật cởi mở hào hứng, hình như những rào cản ngăn cách biến mất.


II. Có hai điểm mấu chốt trong câu chuyện này, và đó là lý do tôi đưa ra câu chuyện dài dòng trên:

- Thứ nhất, hai ngày hôm sau, trong buổi họp hội đồng khoa tôi nhận được lời khiển trách của một trong các giáo sư chủ nhiệm nói trên, rằng cái kiểu ngồi dưới đèn cầy – hôm ấy tôi cố tình không dùng đèn điện để mọi người bớt ngượng ngập khi trình bày ý kiến, tự khám phá hay trực nhận - để đọc thơ hay giải công án có dính líu chi đến triết học, rằng tập thở cũng không thuộc lãnh vực triết lý, rằng ánh nến lãng mạn thuộc lãnh vực thơ phú, chẳng có dính líu chi đến triết học nghiêm túc lý luận. Tuy lời khiển trách không ảnh hưởng đến công việc tiếp tục của tôi, mà trái lại, sinh viên ghi tên học càng ngày càng nhiều hơn, và quán hơi thở trước khi thảo luận thuộc vào chương trình giảng dạy, nhưng ngẫm lại, lời khiển trách ấy rất tiêu biểu, đã có từ truyền thống triết học Âu châu, từ Hegel, hay nằm sâu hơn nữa, đó là sự đinh ninh triết học perennis chỉ có thể là triết học Âu châu, tất cả những gì khác, ít hay nhiều đều là nói xàm, nói mộng mơ. Đàng sau quan điểm ấy là định kiến tư duy lấy mình làm trung tâm, niềm tự hãnh triết học Âu châu là triết học tinh hoa vĩnh cữu.

- Thứ hai, sau sự kiện này, một sinh viên đến cám ơn tôi và tự giới thiệu đang làm luận án thạc sĩ về thần học, anh cần một chứng chỉ triết học và đã chọn khoá học này. Người sinh viên này sau đó tự động đến trung tâm giao lưu Đức Á của chúng tôi, cùng với một vài hội viên lập tổ đọc kinh điển Phật giáo hàng tuần tại Trung Tâm. Những sinh hoạt của anh về sau tôi không chú ý đến, nhưng các sách xuất bản về những đề tài đối thoại tôn giáo Ki-tô giáo và Phật giáo là thành quả của những buổi đọc sách độc lập (tôi không tham dự). Năm 2006 tôi bất ngờ nhận được một cuốn sách với đề tựa “Understanding Buddhism” trong đó tác giả là người sinh viên ấy đề tặng và nhắc đến lần đầu tiên tiếp xúc với Phật học năm 1982 tại Đại học Muenchen, và lần ấy đã ấn định phần chính sự nghiệp của mình. Mãi đến năm ấy tôi mới biết thêm về những biến cố trên chặng đường tri thức của tác giả “Understanding Buddhism” và của rất nhiều tác phẩm đối thoại giữa Ki-tô giáo và Phật giáo khác. Sau khi hoàn tất luận án thạc sĩ về Thần học, những luận án tiến sĩ và tiến sĩ quốc gia của anh đều xoay quanh vấn đề đối thoại thần học, và đa nguyên tôn giáo. Từ đó anh là người bênh vực hùng biện chủ trương thần học tôn giáo đa nguyên, theo đó, Ki-tô giáo không phải là tôn giáo ưu việt trên mọi tôn giáo khác, cũng như bảo vệ quan điểm, cho rằng ít nhất có một số tôn giáo đều được xem bình đẳng trên bình diện tri thức về thực tại thần linh và sức mạnh chuyển hoá cứu khổ. Chính vì quan điểm tương đối hoá Ki-tô giáo này mà sau khi trình xong luận án quốc gia, anh bị Tổng Hồng Y của Muenchen rút thông công không cho đi giảng (Nihil Obstat) và không thể trở nên giảng viên tại Viện Thần học ĐH Muenchen. Nhưng từ đó công cuộc xây dựng đối thoại đa nguyên tôn giáo với rất nhiều tác phẩm do ông chủ biên càng ngày càng phổ biến và được quốc tế truy nhận. Sau những năm giảng dạy ở nước ngoài, từ năm 2009 anh trở lại Đức nhận chức giáo sư chuyên về khoa học tôn giáo và thần học liên văn hoá tại ĐH tổng hợp Muenster, hiện nay đồng thời là giám đốc trung tâm triết học tôn giáo và thần học liên văn hoá (Centre for Religious Studies and Inter-faith Theology) của ĐH Muenster, tôi hi vọng nếu có dịp ông đến Việt Nam để trao đổi học thuật.


III. Khá dài dòng về hai điều trên cũng chỉ để rút ra những điểm liên quan đến “văn hoá” và “triết học”

1. Phê bình của vị giáo sư thuộc viện triết học kinh điển về buổi giảng của tôi cho thấy thực tế, trên “đấu trường” siêu hình học Âu châu, cho đến thời hiện đại, trên đại học, chủ trương duy triết học Âu châu vẫn được bảo thủ. Lại thêm quan niệm phân biệt văn hoá và triết học hầu như hiển nhiên, trong đó văn chương, thi ca, im lặng (quán tưởng), tôn giáo v.v. không thuộc lãnh vực triết học, vì đã có những môn chuyên môn khác nhau. Triết học đã tự hình thành một hệ thống khái niệm chặt chẽ, hoàn hảo, dị ứng với những văn hoá khác, dần dà trở nên khô cứng và trừu tượng trong quá trình lịch sử tư tưởng Âu châu, đến nỗi Heidegger cảnh báo “sự lãng quên thể tính” như là khủng hoảng của siêu hình học, trong đó sự lãng quên thế giới quanh tôi như một chung thể văn hoá, “in der Welt sein”, sự xa rời ngữ cảnh văn hoá đã làm triết học tự cô lập trong tháp ngà, tự lặp lại không sinh khí.

2. Trong lúc ấy, chính văn hoá và triết học có một tương quan nội tại nền tảng, đến nỗi có thể nói nền tảng của văn hoá là triết học, và ngược lại, nền tảng của triết học là văn hoá, cả hai không thể tách rời. Nếu nhìn văn hoá là tổng thể ý nghĩa của những gì con người tác tạo nên khi xây dựng hiện hữu của chính mình và thế giới chung quanh, văn hoá chính là nổ lực của con người trả lời câu hỏi về ý nghĩa hiện hữu, giá trị của nhân sinh, tất cả những nổ lực phát xuất từ nhu cầu biện biệt đúng sai, truy tìm chân lý, hay nói cách khác từ nhu cầu yêu sự khôn ngoan, minh triết, thay vì sống trong vô minh. Câu hỏi khởi đầu triết học “làm thê nào để có một nhận thức đúng về sự vật” đặt nền tảng cho văn hoá. Từ triết lý về nhận thức đúng, sai, con người xây dựng giá trị nhân văn của mình. Hệ thống triết lý, tư tưởng là thành quả văn hoá. Có thể nói triệt để hơn: nhận diện văn hoá trước tiên chính là nhận diện tư duy của con người trong tương quan với chính mình, người khác và thế giới bên ngoài, có nghĩa nhận diện triết lý sống. Mỗi mẫu văn hoá là một quá trình nhào nặn tương quan giữa chủ thể và khách thể, giữa chủ thể và đối tượng bên ngoài để đạt đến trình độ nhất thể, tự tri như là bản sắc văn hoá. Trong ý nghĩa ấy, Kant cho rằng thiên nhiên không khai sinh con người để đạt hạnh phúc mà để đạt được văn hoá. (2) Văn hoá là mục đích cuối cùng của thiên nhiên trong tiến trình thể hiện con người tại thế trở nên tự do. Con đường văn hoá là con đường của minh triết trong tiến trình giải phóng những ràng buộc tự nhiên, con đường của ý thức về tự do. Trên sơ sở triết lý văn học, triết học sắp xếp những tập hợp kinh nghiệm thành một hệ thống bao gồm những câu hỏi mà con người đặt ra và tìm kiếm câu trả lời. Công việc này theo Kant đòi hỏi trước hết một sợi giây hướng đạo tiên thiên, khách quan và phổ quát để tìm ra nguyên lý nhận thức, từ đó điều kiện khả thể của văn hoá được đề ra và khai quang mảnh đất thiên nhiên. Con người yêu thích sự khôn ngoan trong cuộc sống, yêu thích sự khôn ngoan, chân lý, nghĩa của chữ philosophie, bởi vì đặc tính của khôn ngoan là khả năng sắp xếp sự vật có hệ thống, phân biệt và đánh giá, phê phán những điều đã biết và đón nhận những điều mới khác” để có một định hướng đúng đắn cho hiện hữu, như triết gia và thần học gia Thomas Aquino (1224- 1274) nhận định “Sapientis est ordinarre et judicare” tiếp nối truyền thống triết học Aristoteles.

Thiếu sự khôn ngoan sắp đặt, văn hoá sẽ hỗn mang, thiếu biện biệt, phê phán, văn hoá sẽ mất định hướng đúng đắn trong tiến trình biến đổi. Tách rời văn hoá ra khỏi triết học thì văn hoá sẽ bị mù, tách rời triết học ra khỏi văn hoá thì triết học sẽ bị rỗng, mất ý nghĩa tồn tại, chỉ còn là những bóng ma.

3. Nhưng “văn hoá” là một mảnh đất màu mỡ rộng lớn bao trùm trái đất, và hầu như đặc tính của nó là số nhiều, biến hoá, biến đổi, cho nên không có một nền văn hoá duy nhất vĩnh viễn ngự trị, cũng không thể có một triết học vĩnh cữu vượt thời gian. Hegel vừa hình thành phương án lịch sử thế giới trong ánh sáng lý tính Thiên chúa, thì toà lâu đài của ông đã sụp đổ dưới chân biện chứng duy vật lịch sử của Karl Marx. Thế rồi quá trình lịch sử thế giới cho thấy mỗi hệ thống khép kín giáo điều không thể tồn tại lâu dài, bao lâu bản chất con người, dù trong hoàn cảnh nào, còn là văn hoá, trong nghĩa sẵn sàng tra vấn ý nghĩa để vượt trên hoàn cảnh, biện chứng văn hoá là một nhu cầu của con người: “Từ bên trong mặc nhiên của sự sống phát sinh sự cởi mở, từ sự yên tĩnh của các đối cực trở nên xôn xao mâu thuẫn và nghịch lý. Con người không còn tự đóng khung chính mình nữa. Nó trăn trở và hoài nghi, và từ những hoài nghi ấy, nó đón nhận những khả năng mới, vô giới hạn. Nó có thể nghe và hiểu những điều mà từ trước không ai hỏi và không ai nói ra.”

Khi đọc những lời này của K. Jaspers, tôi đã nghĩ đến tác giả của “Understanding Buddhism” khi anh cho biết mảnh giấy anh nhận được thời sinh viên, khi mở ra có dòng chữ: “mỗi ngày, một ngày lành” “Jeder Tag, ein guter Tag” anh vẫn còn giữ trong archiv của mình, như một chứng từ văn hoá khác mà anh đã chạm tay.

Phát biểu của K. Jaspers là cuộc hành trình của con người tự thân mở ra những chân trời văn hoá khác và ông là một trong những triết gia K. Jaspers đầu tiên phản tĩnh sâu sắc về những nền văn minh khác nhau trên quả địa cầu đã xảy ra cùng một lúc, làm rõ hi vọng có thể có đối thoại đa phương, trong đó con người đã có những thao thức giống nhau, cùng chung trăn trở đi tìm chân lý, nhưng đã đi những con đường khác nhau trên trái đất, và qua trải nghiệm đã đưa ra những câu trả lời gần với chân lý. Khái niệm “thời đại trục” của ông, trong đó nhân sinh quan và vũ trụ quan Đông (với Khổng Tử, Lão Trang, Phật Cồ Đàm,..), Tây (Parmenides, Socrates, Platon, Arisstoteles) hình thành trong cùng một trục thời gian, đã trở nên một “mẫu hình” (Paradigma) cho cuộc đối thoại liên văn hoá.

Phản tư về tương quan nội tại giữa văn hoá và triết học cho thấy hầu như triết học liên văn hoá phải hình thành sớm hơn thời điểm thành danh thập niên 90. Cũng như thật muộn mãi đến khi A. Toynbee là một trong những người đầu tiên viết lịch sử vượt ra ngoài tầm nhìn duy trung tâm châu Âu, tiến hành khảo sát sự thăng trầm của các nền văn hoá khác nhau trên thế giới.

Sự trì trệ giáo điều, bệnh coi mình là trung tâm, chủ nghĩa duy Âu châu tự mãn, tính khép kín hệ thống đã là rào cản cho cuộc đối thoại văn hoá mà lẽ ra triết học phải là chủ thể tác thành đối thoại. Cuộc thảo luận trên sân đại học nước Đức về bình đẳng văn hoá, tinh thần cở mở tiếp cận những nền văn hoá khác cho thấy lý tính khai sáng vẫn bừng nở, chính trên mảnh đất của những hệ thống triết học một thời sáng chói tự mãn (trừ I. Kant) đã đạt đến đỉnh cao trí tuệ là nơi triết học liên văn hoá thành danh.

Tuy nhiên đến muộn còn hơn không, mà cũng không muộn, bởi lẽ triết học liên văn hoá đã có tiền thân là môn triết học so sánh, đối chiếu, đã có một kỷ luật nghiên cứu vững chãi đến nỗi Masson-Oursel cho rằng “triết học đúng là triết học so sánh”.

Về tương quan giữa triết học so sánh và triết học liên văn hoá sẽ được tham khảo trong phần sau.

---

1 • W. Stegmueller 1923 - 1991Hauptströmungen der Gegenwartsphilosophie, Bd I-IV, Kröner, 7. Auflage (1989), ISBN 3-520-30807-X
•    Unvollständigkeit und Unentscheidbarkeit, 1959
•    Das Wahrheitsproblem und die Idee der Semantik, 1957
•    Einheit und Problematik der wissenschaftlichen Welterkenntnis, 1967
•    Metaphysik-Skepsis-Wissenschaft,1969
•    Probleme und Resultate der Wissenschafttheorie und Analytischen Philosophie
o    Band I, Erklärung-Begründung-Kausalität, 1983
o    Band II, Theorie und Erfahrung, 1974
     1. Teilband: Theorie und Erfahrung, 1974
     2. Teilband: Theorienstrukturen und Theoriendynamik, 1985
     3. Teilband: Die Entwicklung des neuen Strukturalismus seit 1973, 1986
o    Band III, Strukturtypen der Logik,1984
o    Band IV, Personelle und statistische Wahrscheinlichkeit, 1973
     1. Halbband: Personelle Wahrscheinlichkeit und rationale Entscheidung, 1973
   2. Halbband: Statistisches Schließen - Statistische Begründung - Statistische Analyse, 1973
•    The Structuralists View of Theories, 1979
•    Das Problem der Induktion: Humes Herausforderung und moderne Antworten,
•    Philosophy of economics, 1982
•    Aufsätze zur Wissenschaftstheorie, 1980
•    Rationale Rekonstruktion von Wissenschaft und ihrem Wandel
•    Kripkes Deutung der Spätphilosophie Wittgensteins. Kommentarversuch über einen versuchten Kommentar. 1986

2  I. Kant, KANT X: 391 (Kritik der Urteilskraft, § 83).


(Theo Tia Sáng)

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

GIÊ-SU CÓ THỰC HAY KHÔNG ?
Did Jesus Really Exist?

Mark W. Thomas
(Trần Thanh-Lưu dịch)



Như phần lớn mọi người (đặc biệt là những kẻ Ki-tô từ bé, như tôi), tôi đã luôn luôn giả định rằng Chúa Giê-su Ki-tô có thực, tuy ngài có thể không phải là thần thánh gì. Sau khi xem xét các bằng chứng trong và ngoài cuốn Bible và Ki-tô giáo thời kỳ ban sơ, cùng với những huyền thoại thời bấy giờ, tôi đã phải kết luận rằng không có bằng chứng xác đáng nào cho thấy Giê-su đã thực sự tồn tại - và bằng chứng quan trọng lại cho thấy ông tá chỉ là huyền thoại hoàn toàn.

Bằng chứng Kinh Thánh

Câu chuyện thường được chấp nhận về Giê-su là một mớ hổ lốn các câu chuyện chủ yếu từ các sách Phúc Âm, từ Paul và các tác giả tông đồ khác, và từ sách Khải Huyền (the book of Revelation). Trước hết, hãy tách rời các nguồn tin để xem các tác giả đã viết những gì. Làm việc này thực khó khăn bởi thực tế rằng đã có khá nhiều chỉnh sửa đáng kể, sao chép, và thậm chí giả mạo. Các tác giả, nhà biên tập và biện ký đã không đối xử với những tác phẩm ấy như là thiêng liêng bất khả xâm phạm và không thể đổi thay. Trái lại, họ thường xem những câu chuyện về Giê-su như những truyện kể có thể sửa đổi được để thúc đẩy ý đồ riêng của mình, hoặc để làm cho câu chuyện tốt hơn. [1]

Sách Khải Huyền không đưa ra hỗ trợ nào cho tính lịch sử của Giê-su và có thể bị loại bỏ dễ dàng như một nguồn đáng tin cậy, vì các cảnh giới khác thế gian đầy ảo giác của nó.
Các tài liệu tham khảo được biết đến sớm nhất về Giê-su là trong các tác phẩm của Paul (Phao-lồ, còn gọi là Saul ở Tarsus), người đã "ảo tưởng thấy" Giêsu khi ông trên đường đến Damascus. Bản ghi chép của Paul là một phần của các bức thư tông đồ, được viết sau năm 48 AD. Nếu đã có một Giê-su thực, thì Paul đã phải viết về cuộc sống và giáo lý của ngài. Ông đã làm không làm vậy (ngoại trừ một vài đoạn thêm vào mà ai cũng biết). [1] Paul và các tác giả các bức thư khác - bao gồm Peter - dường như không biết bất kỳ chi tiết tiểu sử của cuộc đời Giê-su, hoặc thậm chí thời gian của cuộc sống trần gian của ngài. Họ không đề cập đến Bethlehem, Nazareth, Galilee, Calvary hoặc Golgotha ​​- hoặc bất kỳ cuộc hành hương nào đến những nơi đáng ra thiêng liêng của cuộc đời Giê-su. Họ cũng không đề cập đến bất kỳ phép lạ mà Giê-su được cho là đã làm, lời dạy của ngài về đạo đức, việc Chúa được trinh nữ sinh ra, việc xét xử ngài, ngôi mộ trống, hoặc thậm chí đến các môn đệ của Chúa. [1]

Tôi thấy điều này đáng kinh ngạc! Các chi tiết cơ bản nhất mà chúng ta được nghe nói về cuộc đời Chúa Giê-su đã không được các tác giả Ki-tô giáo sớm nhất biết đến. Không phải chỉ đơn giản là họ bỏ sót những chi tiết này. Có rất nhiều chỗ Paul và những người khác có thể đã nhắc nhở đến các môn đệ hay dùng thẩm quyền đạo đức của Chúa Giê-su để tô đậm quan điểm riêng của họ, nhưng họ đã không làm vậy. [1] Lời giải thích đơn giản là những chi tiết này đã chưa xuất hiện, và sẽ không tồn tại cho đến khi các sách Phúc Âm được viết khoảng hai mươi năm hoặc hơn sau đó.

Đối với các tông đồ viết thư, thì Giê-su dường như đã có ít hoặc không tồn tại trên trần thế. [2] Paul là một nhân chứng cho sự tồn tại thực của Giê-su, lại nói một cách rõ ràng rằng ông chưa bao giờ gặp Chúa Giê-su, nhưng chỉ thấy ngài trong "ảo ảnh". Paul và Peter ám chỉ mình là tông đồ (sứ giả - apostles), chứ không phải là môn đệ (kẻ đi theo bên thầy - disciples). Paul cho biết ông không thua kém các "siêu tông đồ" vốn rao giảng về một Chúa Giê-su khác (2 Corinthians 11:05 và 12:11), và rõ ràng ông đã chống đối với Peter (Galatians 2:11) – điều này không có nghĩa là Peter đã thực sự kề cận Chúa Giê-su. Paul cũng mô tả "ảo ảnh" của cả hai, mình và Peter, về Chúa Giê-su bằng cách sử dụng cùng một từ. [1] Điều này có nghĩa rằng Paul không nghĩ rằng Peter đã đi theo một Chúa Giê-su trần thế, nhưng (cũng như ông) một ông thần linh cứu thế trên trời, mà chỉ có thể biết được qua sự mặc khải. Vị cứu thế này là một người trung gian tinh thần giữa Thiên Chúa trên trời và con người dưới đất. Paul thậm chí thừa nhận rằng tất cả các ý tưởng của mình đến từ mặc khải và không từ bất kỳ người nào. [3] Nói cách khác, ông đã sáng tác ra hoặc lấy cảm hứng từ Thánh Kinh của người Do Thái (Jewish Scripture) và các tôn giáo khác. Hai đại biểu chính là Zoroastrianism và Mithraism, vốn có một trung tâm tại quê của Paul ở Tarsus.

Thánh Kinh Do Thái là nguồn chính cho Paul [1], có lẽ qua bản dịch tiếng Hy Lạp (gọi là Septuagint) [4]. Ông cho rằng sự hiện hữu trên trời của một kẻ tiên tri đã được tiết lộ cho ông bởi Thiên Chúa (Galatians 1:16) và trong Kinh Thánh, với Giê-su như là người trung gian tinh thần giữa Thiên Chúa trên trời và con người trần thế - không phải là một người sống ở thời gian vừa qua, nhưng như là một bí ẩn được che giấu trong nhiều thời đại đã qua [5], hoặc sẽ được tiết lộ. [6] Phao-lô thường ám chỉ Giê-su là "Đức Cứu thế - Ki-tô" (một thuật ngữ tâm linh). Ngay cả tên "Giê-su" xuất hiện đến 218 lần trong bản dịch Septuagint, vì vậy nó không phải là một tên mới cho những người quen thuộc với bản dịch [4]. Paul cũng không hề chỉ rõ ngay cả cuộc đời của Giê-su, cái chết hy sinh và sự sống lại xảy ra lúc nào, nhưng toàn ngụ ý rằng các sự kiện ấy đã từng xảy ra trong quá khứ tâm linh. Ông cũng đổ lỗi cho cái chết của Chúa Giê-su là do ác quỷ, không phải là do người Do Thái hay người La Mã như trong các sách Phúc Âm. Khái niệm về một vị cứu thế tòan vẹn, chịu hy sinh, bị làm nhục của Paul rút ra từ Isaiah 52-53 và Daniel 9. [1] Ý tưởng này đã giúp làm cho Ki-tô giáo phổ biến hơn trong các tầng lớp thấp kém trong hai thế kỷ đầu. Họ có thể đồng hóa với một người chân chính bị đóng đinh một cách bất công bởi giai cấp cầm quyền đáng khinh, nhưng người này cuối cùng đã chiến thắng. [7]

Một vấn đề khác với Paul là "ảo ảnh" nổi tiếng của ông về Giê-su có tất cả các dấu hiệu của một cơn động kinh não. Chúng ta biết rằng bệnh động kinh có thể gây ra ảo ​​tưởng tôn giáo, hyperreligiosity (mối quan tâm quá mức với tín ngưỡng), hypersexuality (quan tâm thái quá với vấn đề tình dục), và hypergraphia (một sự thôi thúc áp đảo để viết). Đây là tất cả các đặc tính có thể được dùng để mô tả Paul, như được tiết lộ trong các bức thư của mình. Có lẽ động kinh là "cái gai - thorn" đã dày vò ông, mà ông đề cập đến trong 2 Corinthians 12:7. Chúng tôi cũng có thể nói rằng người ta đã buộc tội Paul nói dối, bởi vì ông đã cố gắng bảo vệ mình trong Rô-ma 3:5-8.

Những tham khảo Kinh Thánh chính về Giê-su là từ các sách Phúc Âm, được viết bởi cá tác giả vô danh sau năm 70 CE (và rất có thể nhiều thập kỷ sau). Trong một xã hội bán khai và mê tín dị đoan, đó là một thời gian dài sau khi cuộc sống giả định của Giê-su - một thời gian dài cho huyền thoại phát triển. Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng đề cập đến đầu tiên của những gì chúng ta gọi là các sách Phúc Âm là do Papias trong khoảng năm 140 CE [8], tuy ông ta chỉ ám chỉ các cuốn Mark và Matthew. Tất cả bốn sách Phúc Âm lần đầu tiên được nêu tên vào năm 180 CE, bởi Irenaeus của thành Lyons. [8]
Mark là cuốn Phúc Âm sớm nhất. Nó sai ngữ pháp [9] và phản bội tác giả của nó về sự thiếu kiến thức về địa lý và tình hình xã hội của Palestine - cho thấy rằng tác giả không phải là người địa phương. [8], [10] Luke sao chép các lỗi về địa lý (Luke 8), trong khi Matthew thay đổi vị trí và số lượng những người đàn ông (Matthew 8). [8] Tác giả của cuốn Mark cũng đã sai lầm khi cho Giê-su trích lời từ bản dịch tiếng Hy Lạp của Thánh Kinh Do Thái (the Septuagint), thay vì từ bản tiếng Do Thái gốc. [8] Cả Mark và John bắt đầu với chuyện Giê-su đã là một người đàn ông trưởng thành - không có chuyện sinh ra từ đồng trinh, ngôi sao kỳ diệu, hay những câu chuyện thời thơ ấu khác. Một trường hợp mạnh mẽ có thể được nêu ra là phúc âm của Mark đã được viết như một lối kể lại của sử thi Homer. [11]

Các sách Phúc Âm của Matthew và Luke không đồng ý với năm và các chi tiết khác của Chúa Giê-su giáng sinh, bao gồm cả dòng dõi của ngài. Matthew cho ngài đã sinh ra tại nhà Joseph ở Bethlehem, dưới triều đại của Herod the Great (vốn đã chết trong năm 5 hoặc 4 trước Công nguyên, BC). Luke cho rằng ngài đã sinh ra tại một chuồng bò trong thời kỳ điều tra dân số tiến hành bởi Quirinius trong năm 6 CE - một sự khác biệt của ít nhất 9 năm! Matthew đã không viết về điều tra dân số, và Luke đã không viết về những nhà thông thái hay Herod "tàn sát những kẻ vô tội.” Matthew và Luke không đồng ý dữ dội trên gia phả của Giê-su, thậm chí cả ông nội của ngài. (Matthew 1:16, Luke 3:23).  Thêm vào đó, các danh sách trong Matthew và Luke khác nhau từ 1 Chronicles 3. Lưu ý rằng ngay cả bản liệt kê tổ tiên nam của Chúa Giê-su không phù hợp với học thuyết của một trinh nữ sinh ra (điều đã được thêm vào sau đó trong quá trình huyền thoại hóa). Một số nhà biện giải cho rằng Luke liệt kê gia phả của Bà Maria, nhưng đó là điều không thể được bởi vì Bà Maria không được đề cập đến và vì vào thời điểm đó người ta nghĩ phụ nữ không đóng góp bất kỳ vết di truyền nào cho một em bé, nhưng được coi như là một cánh đồng màu mỡ cho hạt giống (tiếng Hy Lạp: "tinh trùng”) được gieo trồng.

Nếu các sách Phúc Âm được viết bởi những chứng nhân​​, tại sao họ chờ đợi quá lâu và tại sao họ không mô tả về Chúa Giê-su? Tại sao các sách Phúc Âm được viết chủ yếu dưới dạng người thứ ba (như một câu chuyện), thay vì dưới dạng người đầu tiên? Các sách Phúc Âm thường trích dẫn tư tưởng hay lời nói của Chúa Giê-su khi ông ở một mình hoặc với người khác. Đây là những ví dụ về những câu chuyện hư cấu, không lịch sử. Tại sao các sách Phúc Âm của Matthew và Luke lại đạo văn của Mark (và thêm những câu chuyện thời thơ ấu)?  Trong 666 câu gốc của Mark, thì 600 xuất hiện trong Matthew (với ngữ pháp cải thiện), khoảng 300 trong Luca. [9] Phúc âm của Matthew lại kỳ quặc đề cập đến Matthew ở ngôi thứ ba. Phúc âm của Luke nói rằng nó đã được viết như sự kể lại những câu chuyện trước. Phúc âm của John cũng kỳ quặc ám chỉ đến tác giả của nó lại ở ngôi thứ ba, và hầu như không đề cập gì đến Chúa Giê-su như là một người thực có một cuộc sống thực. Cũng như Paul, tác giả đã xem Chúa Giê-su phần lớn là một ông thần trời.
Chúng ta biết rằng các sách Phúc Âm đã được thay đổi theo thời gian, với các chỉnh sửa và lỗi của các biện ký (transcribers), và thậm chí sai biệt trọng yếu giữa các bản dịch khác nhau. [8] Các học giả Kinh Thánh đã chỉ ra rằng mười hai câu thơ cuối của Mark (16:9-20) đã được thêm vào trong thế kỷ thứ hai, hình như cung cấp thêm các hoạt động của Chúa Giê-su sau khi sống lại. Những câu chuyện về Chúa Giê-su và phụ nữ ngoại tình (một chuyện tôi yêu thích bởi vì nó dạy bảo trách nhiệm cá nhân) không có trong phúc âm ban đầu của John. Bằng chứng cho thấy rằng nó có thể đã được thêm vào trong thời Trung Cổ. [12]

Tại sao chúng ta phải tin vào các tác giả và biên tập viên vô danh của các sách Phúc Âm? Làm thế nào để chúng ta biết rằng họ không phải là lập dị hoặc cố ý viết tiểu thuyết? Thậm chí chúng tôi có thể nói rằng các tác giả đã cố gắng làm trọn cho hợp với lời tiên tri của Kinh Thánh (Do Thái), bởi vì họ đã nhận thấy nó sai ở nhiều nơi: [13]
-        - Giê-su sinh ra tại Bethlehem (không đúng) cho hợp với Micah 5:2.
-        -  Matthew và Luke không đồng ý về gia phả của Giê-su, và tương tự với sự ra đời đồng trinh. Mẹ Maria là một trinh nữ (không đúng) cho hợp với Isaiah 07:14.
-        -  Gia đình của Giê-su đã đi đến Ai Cập (không đúng) cho hợp với Hosea 11:1.
-        -  Herod đã “giết hại những người vô tội" (không đúng) cho hợp với Jeremiah 31:15.
-       -   Giê-su từ Nazareth tới (không đúng) cho hợp với Judges 13:05.
-       -   Trong ngày lễ lá (Palm Sunday) Giê-su không thể nào cưỡi hai con vật cùng một lúc (không đúng) cho hợp với Zechariah 09:09.
-        -   Bàn tay và bàn chân của Giê-su đã bị đóng đinh trên thập tự giá (không đúng) cho hợp với bài Thánh Vịnh Psalm 22:16.
-         -  Judas đã được trả 30 đồng bạc (không đúng) cho hợp với Zechariah 11:12.
-          Thậm chí có bằng chứng đáng tin cậy rằng tại thời điểm của Giê-su Nazareth đã không có người ở. [8], [14], [15] Trong một nỗ lực để chứng minh rằng Chúa Giê-su hoàn thành lời tiên tri Kinh Thánh (Do Thái), tác giả vô danh của Matthew dường như nhầm lẫn "Nazareth" và "Nazarene" (một người từ Nazareth) với "Nazirite" (một người đàn ông sống riêng và đã thực hiện một lời thề kiêng khem). [13]
Những sai sót này không quá ngạc nhiên nếu bạn nhận ra rằng tiếng mẹ đẻ của các tác giả có lẽ là tiếng Aram, còn (Cựu Ước) Kinh Thánh có gốc gác bằng tiếng Hebrew (Do Thái), và họ đã viết các sách Phúc Âm bằng tiếng Hy Lạp.

Tất cả điều này loại bỏ các sách Phúc Âm như bất kỳ chuyện kể của nhân chứng đáng tin cậy. Để hiểu rõ thêm về độ tin cậy của phép lạ hoặc những nhân chứng​​, đây là các lời trích hữu ích:

 “Không có đủ bằng chứng để thiết lập một phép lạ trừ phi sự dối trá của lời chứng rằng có như vậy còn mang nhiều phép lạ hơn so với nỗ lực để thiết lập thực chứng.” [David Hume , Trong Miracles (1748)]

Có nhiều khả năng rằng sự tự nhiên đã đi lạc ra ngoài các quá trình diễn tiến, hoặc con người nói dối? Chúng tôi chưa bao giờ thấy, trong thời đại chúng ta, tự nhiên đã đi lạc ra ngoài các quá trình diễn tiến, nhưng chúng tôi có lý do vững chắc để tin rằng hàng triệu lời nói dối đã được kể lại trong cùng thời, do đó, đã có ít nhất là hàng triệu đối một, là kẻ kể lại một phép lạ nói dối." [Thomas Paine , The Age of Reason (1794)]

"Đó là một thực tế lịch sử và các sự kiện đồng thời rằng con người phóng đại, hiểu sai, hoặc nhớ sai sự kiện. Họ cũng đã giả mạo gian lận đạo đức. Hầu hết các tín đồ trong một tôn giáo hiểu rõ điều này khi kiểm tra những xác quyết của các tôn giáo khác." [Dan Barker [16]]

Nhà nghiên cứu lịch sử Ki-tô giáo David Fitzgerald đã viết, "Trong các tác phẩm Ki-tô giáo ban sơ, như bảy bức thư chân thật của Paul, Đức Ki-tô là một nhân vật tâm linh tiết lộ trong Kinh Thánh Do Thái, chứ không phải là một nhân vật lịch sử gần đây. Nhiều thập kỷ sau đó, tác giả vô danh của những gì chúng ta gọi là "Phúc Âm theo Mark” đã viết một câu chuyện ẩn dụ về Chúa Ki-tô thần thoại này trong xứ Judea trước chiến tranh, vay mượn từ nhiều họa tiết tôn giáo và văn học cổ đại. Ý tưởng về một Chúa Cứu thế đến trần gian không thể cưỡng lại được, về sau tín đồ Ki-tô thích câu chuyện và không thể không tự ý sửa chữa, bổ sung văn bản của 'Mark', biến một sáng tạo hoàn toàn văn học thành cơ sở tiểu sử tưởng tượng của riêng họ. Hàng chục các sách Phúc Âm được viết, và vài thế kỷ sau đó bốn cuốn được lựa chọn cuối cùng để tạo thành cuộc mở đầu cho bộ Tân Ước quen thuộc của chúng ta." [17]

Một số tín đồ Ki-tô tiên khởi thậm chí thừa nhận nguồn gốc thần thoại của Ki-tô giáo. Tranh cãi với những người tà đạo đa thần (pagans) khoảng năm 150 CE, Justin Martyr nói: "Khi chúng tôi nói rằng Lời Chúa (Ngôi Lời), là đứa con đầu của Thiên Chúa, được sinh ra mà không cần giao hợp tính dục, và rằng chính ngài, Chúa Giê-su Ki-tô, người thầy của chúng tôi, đã bị đóng đinh và chết, và sống lại, và lên trời; chúng tôi đề xuất không có gì khác với những gì quí vị tin liên quan đến những người mà quí vị coi trọng, các con trai của thần Jupiter  (Zeus)." [16]
Những câu chuyện về Giê-su sặc mùi thần thoại, với phép thuật được thêm vào như là những câu chuyện được lập lại theo thời gian. [16] Nếu các Ki-tô hữu đầu tiên nghĩ về Chúa Giê-su như một thần linh trên trời, sự xuất hiện của ngài trong các sách Phúc Âm sau đó như là một người sống thì phải là một sáng tạo hư cấu.
Một số người cho rằng nhiều người trong số các môn đệ và tông đồ của Chúa Giêsu đã chết cho niềm tin của họ, và điều này chứng tõ rằng Chúa Giê-su đã phải tồn tại và thần thánh. Tuy nhiên, chúng tôi thậm chí không biết nếu các môn đồ (của Giê-su) đã tồn tại, và càng mù mờ việc họ đã qua đời như thế nào. Tất cả các thông tin về họ xuất phát từ các câu chuyện về sau và Kinh Thánh, mà chúng tôi đã nhìn thấy có rất nhiều vấn đề. Ngay cả khi những câu chuyện về các tông đồ là đúng sự thật, họ đã có thể dễ dàng bị hoang tưởng hoặc điên cuồng.

Các Tôn Giáo và Thần Thoại Khác Cùng Thời

Nghiên cứu các tôn giáo khác và những huyền thoại cùng thời, và các phiên bản cạnh tranh nhau (không chính thống) của Ki-tô giáo, thực là rối rắm bởi thực tế là nhiều văn bản và tài liệu tham khảo không được sao chép hoặc đã bị phá hủy bởi các tín đồ Ki-tô cuồng tín (đặc biệt là trong thờ kỳ đốt sách ở thế kỷ thứ tư và thứ năm). Một khi một giáo phái Ki-tô giáo đã đạt được quyền lực chính trị tuyệt đối dưới thời Hoàng đế Constantine trong thế kỷ thứ tư, đối thủ được buộc phải khuất phục bởi mối đe dọa của cái chết, nhà tù, hoặc tịch thu tài sản. [7]

Ki-tô giáo có nhiều điểm tương đồng với những gì chúng ta biết về các tôn giáo trước đó từ Hy Lạp, Ba Tư, Ai Cập và vẫn còn những nơi khác - và như thế không có nghĩa là độc nhất. Có hơn một chục vị thần và vị cứu thế khác (Mithra, Osiris / Serapis, Inanna / Ishtar, Horus, Perseus, Bacchus, Attis, Hermes, Adonis, Hercules / Heracles, Tammuz, Asclepius, và Prometheus), những vị đã sống lại sau cái chết bạo lực. Nhiều vị thần trong số này đã có ngày sinh của họ được báo trước bằng các vì sao, đã có một người mẹ đồng trinh và cha thần thánh (hoặc những lối sinh kỳ diệu khác), hoặc có bạo chúa tìm cách giết họ khi còn sơ sinh. Hai ngày lễ Ki-tô giáo chính đã được kết hợp từ các nghi lễ ngoại giáo trước đó và các lễ hội. Phục sinh (gần xuân phân, và với các biểu tượng khả năng sinh sản của thỏ và trứng) được đặt tên theo nữ thần Eostre của ngoại đạo Anglo-Saxon. Giáng sinh trước đây là lễ hội Saturnalia của La Mã (giành cho thần Saturn), và hơn một chục vị thần được sinh ra vào ngày 25 tháng 12 (đông chí cũ, khi mặt trời được "tái sinh" và bắt đầu vươn lên bầu trời) - Giê-su, Mithra, Zeus / Jupiter, Horus, Attis, Dionysus, Adonis, Tammuz, Hercules / Heracles, Perseus, Bacchus, Apollo, Helios, và Sol Invictus.

Mithra đã có hầu hết các điểm tương đồng với Giê-su. Mithra được sinh ra trong những hoàn cảnh rất khiêm tốn với các mục tử canh chừng, có mười hai môn đệ (như trong mười hai dấu hiệu của hoàng đạo), khiến người chết sống lại, thường được miêu tả với một vầng hào quang, và được gọi là "Ánh sáng của thế giới - The Light of the World" và "Đấng Chăn Chiên - The Good Shepherd." Sau khi ông qua đời, ông đã tham gia cùng Thiên Chúa để phán xét các linh hồn của người chết. Qua ngài tội nhân có thể được tái sinh vào sự sống đời đời. Vì Mithra là một vị thần mặt trời, ông được tôn thờ vào các ngày chủ nhật. Những tín đồ theo ông đã có bữa ăn nghi lễ bánh và rượu, biểu tượng cho xương và thịt của ngài. Không ngạc nhiên Mithra giáo (Mithraism) tàn lụi dần khi Ki-tô giáo lan rộng.
Cổ tục Kitô giáo về Thánh Thể - Eucharist (với bánh và rượu) có thể đã được bắt nguồn từ Mithra giáo bởi Paul, bởi vì việc uống máu trong Do Thái giáo luôn luôn là một điều ghê tởm.

Nhà thủ cựu Robert M Price trước đây đã viết, "Trong phác thảo và trong chi tiết, đời sống của Chúa Giê-su được mô tả trong các sách Phúc Âm tương đồng với Nguyên mẫu Anh hùng Huyền thoại trên toàn thế giới (worldwide Mythic Hero Archetype), qua đó sự ra đời của một anh hùng thần thánh đã được dự đoán và thụ thai một cách siêu nhiên, đứa trẻ anh hùng thoát khỏi mọi nỗ lực tìm giết ông ta, ngay khi còn là một đứa trẻ đã lộ rõ sự khôn ngoan sớm phát triển của mình, nhận được một sự ủy thác thần thánh, đánh bại ma quỷ, chiến thắng được ca ngợi, được xưng tụng là vua, sau đó bị phản bội, mất dần sự quí mến của quần chúng, bị hành xử, thường là trên một đỉnh đồi, rồi được minh oan và được đưa lên thiên đàng. " [18]

Bằng chứng ngoài Kinh Thánh

Đối với tính lịch sử ngoài Kinh Thánh của Giê-su, thì hoàn toàn không có bằng chứng đương thời đáng tin cậy rằng ngài đã từng sống bao giờ. Không có một ghi chép nào về ngài trong bất kỳ sử của thế kỷ thứ nhất. Nếu Giê-su đã tồn tại hoặc nếu những sự kiện ngoạn mục trong các sách Phúc Âm thực sự xảy ra, họ sẽ được ghi nhận bởi nhiều văn gia - trong đó có Philo của thành Alexandria (đã viết rất nhiều về xứ Judea trong thời gian cho là có Chúa Giê-su), Seneca the Elder, Pliny the Elder, Justus của Tiberius, và hơn ba mươi người khác. [8], [17] Không ai trong số những người này nhắc gợi đến Giê-su hay các sự kiện tưởng tượng trong Kinh Thánh. Các tài liệu tham khảo ngoài Kinh Thánh sớm nhất nhắc đến Giê-su hay Chúa Cứu thế Ki-tô nằm trong một đoạn và một câu trong các tác phẩm (khoảng 93 CE) cho là từ sử gia Do thái Josephus Flavius ​​(người cũng đã viết về Hercules). Dưới đây cho là những tài liệu tham khảo, trong cuốn Thời Cổ Đại Do Thái (The Jewish Antiquities) của ông:

18.3.3 - "Khoảng thời gian này có Giê-su, một người đàn ông khôn ngoan, nếu thực sự người ta phải gọi ông ta là một người đàn ông. Vì ông là một trong những người thực hiện những hành động đáng ngạc nhiên và là một thầy dạy của những người hài lòng chấp nhận sự thật như vậy. Ông đã giành được cảm tình của nhiều người Do Thái và nhiều người Hy Lạp. Ông là Đấng Cứu Thế. Và khi có những lời buộc tội của những kẻ thủ phạm chính giữa chúng ta, Pilate đã kết án Ngài trên thập tự giá, những người đến lần đầu yêu thương ngài đã không sút giảm. Ngài xuất hiện trước họ trong ngày thứ ba sống lại, vì các tiên tri của Thiên Chúa đã báo trước những điều này và hàng ngàn chuyện tuyệt vời khác về ngài. Và bộ tộc của các Kitô hữu, được gọi theo ngài như vậy, vẫn còn cho đến ngày nay không biến mất."
20.9.1 - " ... đưa ra trước họ người anh em của Giê-su, người được gọi là Chúa Cứu thế, tên là James ... "
Câu cú quả là quá ngắn để có nhiều ý nghĩa. Cụm từ "người được gọi là Chúa Cứu thế” vụng về và có thể đã được chèn vào bởi một biện ký. Thêm vào đó, một vài dòng sau Josephus đề cập đến Giê-su, con trai của Damneus. Đây có thể là ám chỉ Giê-su đề cập đến trong câu. [17] Đoạn này trông giống như nói về tất cả mọi thứ một tín đồ Ki-tô có thể trông ngóng, để chứng minh rằng Giê-su thực sự tồn tại. Thật không may, rõ ràng đó là một câu chèn nhét về sau - gần như chắc chắn được tạo ra bởi "sử gia nhà thờ" Eusebius, người đầu tiên đề cập đến nó ngay trước khi Công đồng Nicea của Hoàng đế Constantine vào năm 325 CE. Chúng tôi biết điều này vì nhiều lý do:

Mặc dù tác phẩm của Josephus đã được đọc rộng rãi, không một tín đồ Ki-tô hoặc học giả trước Eusebius đề cập đến nó, đặc biệt là không phải học giả Ki-tô giáo Origen, mà Eusebius sử dụng thư viện của ông. [8], [17]
Origen thậm chí đã viết rằng Josephus không tin vào Chúa Giê-su Ki-tô. [8]
Nếu người ngoan đạo Do Thái Josephus đã thực sự nghĩ rằng Chúa Giê-su là Đấng Thiên Sai, thì ông đã trở thành một tín đồ Ki-tô.
Nó không chắc rằng Josephus gọi người Do Thái cáo buộc là "những kẻ thủ phạm chính giữa chúng ta."
Chưa bao giờ có một "bộ tộc của các Kitô hữu."
Văn bản tác phẩm của Josephus vẫn còn tồn tại, mà lại thiếu đề cập đến Giê-su. [8]
Phong cách của đoạn văn hoàn toàn khác triệt để với phần còn lại của tác phẩm của ông. Đoạn văn đã được tách ra khỏi bối cảnh với các câu đoạn xung quanh nó, và làm gián đoạn dòng câu chuyện. Đoạn tiếp theo khởi đầu, “Cùng thời cũng xảy ra một tai họa buồn thảm đưa dân Do Thái vào rối loạn..." Đoạn này ám chỉ đến đoạn trước, nơi Pilate đã cho binh lính của mình tàn sát một đám đông lớn của người Do Thái ở Jerusalem.
Josephus đã viết rộng rãi về nhiều dân thiểu số vào giai đoạn ấy. Một đoạn và câu duy nhất cho Đấng Cứu Thế là không thể xảy ra.
Nếu xóa bỏ hai tài liệu tham khảo giả này ra khỏi tác phẩm của Josephus, ông trở thành bằng chứng tiêu cực mạnh mẽ nói về Giê-su. Nếu Giê-su đã tồn tại, Josephus đã phải viết nhiều về ngài.

Có một số tài liệu được cho là tham khảo ở thế kỷ thứ hai về tín đồ Ki-tô hoặc Chúa Ki-tô – bởi một số người. Trong khoảng năm 100 CE, Pliny the Younger nói đến tín đồ Ki-tô ở Tiểu Á, nhưng ông đã không đề cập đến Giê-su. Tài liệu tham khảo sử dụng nhiều nhất về tín đồ Ki-tô từ thế kỷ đó do sử gia La-Mã Cornelius Tacitus (55-120 CE). Ông tự nhận là đã viết khoảng năm 117 CE về "Christos" bị hành quyết bởi Pontius Pilate. Tuy nhiên Tacitus đã sử dụng tên của Giê-su, mà không phải danh hiệu tôn giáo "Christos.” Đáng chú ý là tham khảo của Tacitus không được đề cập bởi Origen, Eusebius, Tertullian (những người trích dẫn rất nhiều từ Tacitus [8]) hoặc Clement của Alexandria trong thế kỷ thứ ba. Nó có thể đã được thêm vào trong năm 1468 bởi Johannes de Spire của Venice, bởi vì không có đề cập nào như thế được thực hiện trong bất kỳ văn bản được biết đến trước đó, nhưng có rất nhiều tham khảo sau đó. [8], [19] Một văn gia, Suetonius, trong khoảng 120 CE gọi một người tên là Chrestus và những đồ đệ người Do Thái của ông ta. Tuy nhiên, "Chrestus" là dạng Latin chính xác của một tên thực Hy Lạp, và không phải là một lỗi chính tả của "Christos."

Ngay cả nếu tài liệu tham khảo của Josephus, Tacitus, và những người khác trong thế kỷ thứ hai là nguyên gốc, chúng cũng chỉ là chứng cứ hạng hai hoặc tin đồn được viết 60 năm hoặc nhiều năm sau khi các sự kiện chủ định được mô tả, hoặc chỉ đơn giản đề cập đến niềm tin Ki-tô giáo của thời bấy giờ. Thực tế là các tín đồ Ki-tô hiện đại phải dựa vào các tài liệu tham khảo giả định này đã minh thị cho sự yếu ớt của luận điệu về một Chúa Giê-su Ki-tô lịch sử.

Một số người nghĩ rằng tấm vải liệm Turin là bằng chứng cụ thể cho sự tồn tại của Chúa Giê-su. Tuy nhiên, phân tích khoa học cho thấy rằng tấm vải liệm là giả mạo. Nó chỉ ra một người đàn ông có hai phân (inch) cao phía trước hơn ở phía sau, "máu" của tấm vải thực sự là đất son màu đỏ sắc tố (máu thực sự sẽ là màu đen), và nó được định vị carbon khoảng từ 1260-1390 CE (phù hợp với khi nó được đầu tiên "phát hiện" vào năm 1357). Thực là lố bịch khi nghĩ rằng tấm vải liệm đã được giấu kín trong hơn 1300 năm cho đến khi quân thập tự viễn chinh đến Trung Đông, tìm kiếm đồ lưu niệm để mang về nhà (giống như hầu hết khách du lịch). Một số đầu nậu làm đồ giả đã có khả năng thực hiện cả một bó.
Nó có thể là "Câu Chuyện Vĩ Đại Nhất Được Kể Từ Trước Đến Nay - The Greatest Story Ever Told” thuần túy chỉ là một câu chuyện? Một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử chỉ là một huyền thoại? Có hàng tỷ người tin vào một Chúa Cứu Thế hư cấu? Đã có người chết cho đức tin Ki-tô giáo của họ một cách vô ích? Điều này không phải là quá xa vời, mọi người luôn tin những lời nói dối trong mọi thời kỳ, và thậm chí giết hoặc chết cho chúng hoặc cho tôn giáo của họ. Nhìn vào Jonestown, Cổng Thiên đàng (Heaven's Gate), Đền thờ Mặt trời (the Solar Temple), 11/9, các tên đánh bom tự sát, và gần như vô số các cuộc chiến tranh và tàn sát dựa hoàn toàn vào tôn giáo.

Bởi vì tâm trí của nhiều người bị nhiễm độc tôn giáo, họ không muốn đặt câu hỏi về sự tồn tại của vị cứu tinh hay tiên tri của họ. Tôn giáo khiến cho người ta chấp nhận những ý tưởng bất hợp lý với ít hoặc không có bằng chứng. Nếu tôi nói rằng que kem chuối có thể làm cho mọi người tàn hình, hầu hết mọi người có thể sẽ yêu cầu một ít bằng chứng. Nhưng, một cuốn sách rất cũ mô phỏng huyền thoại khác của thời đại và nói rằng 2000 năm trước, có một gả được sinh ra với một con ma là cha mình và một trinh nữ là mẹ mình, gả này đã làm phép lạ, đã bị giết chết, đã sống lại, và thăng lên trời - và hàng tỷ người chấp nhận câu chuyện dường như không mảy may thắc mắc.

Vì vậy, hãy nhìn vào những bằng chứng chúng ta có. Từ các tác giả bức thư tông đồ Ki-tô giáo sớm nhất như Paul, chúng ta có rất ít để cho thấy rằng Giê-su là một người thực sự. Và, chúng ta có bằng chứng mạnh mẽ rằng ông chỉ là một thần linh trên trời, được xây dựng từ những huyền thoại trước đó. Từ các văn gia sau này (và vô danh) của các sách Phúc Âm, chúng ta có một câu chuyện lớn theo thời gian, với các sự kiện không tưởng được thêm vào như câu chuyện đã được kể đi và kể lại - chỉ là một huyền thoại. Ngay cả không ai trong số các tác giả phúc âm tuyên bố đã gặp Giê-su. Từ các nhà sử học của thế kỷ thứ nhất, chúng ta không có gì. Chẳng có gì.

Để biết thêm về tính lịch sử Ki-tô giáo và chủ nghĩa vô thần, xem
 và
Bản quyền © 2009, 2010, 2011. Mark W. Thomas.

Tham Khảo:

[1] The Jesus Puzzle by Earl Doherty, www.jesuspuzzle.com

 [2] PAUL ON JESUS - Hebrews 8:4 — “If he were on earth, he would not be a priest, for there are already men who offer the gifts prescribed by the law.”

 [3] PAUL ON THE SOURCE OF THE JESUS STORY - Galatians 1:11,12 — “I want you to know, brothers, that the gospel I preached is not something that man made up. I did not receive it from any man, nor was I taught it; rather, I received it by revelation from Jesus Christ.”

 [4] "Does Paul's First Epistle to the Corinthians reveal a 'historical' Jesus?" by Acharya S, tinyurl.com/3l5g75o

 [5] PAUL ON THE SOURCE OF THE JESUS STORY - Romans 16:25-26 — “Now to him who is able to establish you by my gospel and the proclamation of Jesus Christ, according to the revelation of the mystery hidden for long ages past, but now revealed and made known through the prophetic writings ...”

 [6] PAUL ON THE SOURCE OF THE JESUS STORY - 1 Corinthians 1:7 — “Therefore you do not lack any spiritual gift as you eagerly wait for our Lord Jesus Christ to be revealed.”

 [7] Not the Impossible Faith, by Richard Carrier, secweb.infidels.org/?kiosk=books&id=1017

 [8] “Did Jesus Even Exist?” by Frank Zindler, www.atheists.org/Did_Jesus_Exist?

 [9] “Did a historical Jesus exist?” by Jim Walker, www.nobeliefs.com/exist.htm

 [10] In Mark 5 and Luke 8, Jesus went to the country of the Gerasenes, transferred demons from a man into 2000 pigs, and drowned them in the sea.  However that was about 31 miles from Galilee, the nearest sea.  The King James translators realized his, and changed the location to “the country of the Gadarenes,” which was close to the sea.  Later translators used the original.  [Check out translations of Matthew 8 for different locations.]  In Mark 10, Jesus said that a woman could divorce her husband, which was impossible in Palestine at that time.

[11] “The Homeric epics and the Gospel of Mark” by Dennis MacDonald, isbndb.com/d/book/the_homeric_epics_and_the_gospel_of_mark.html

 [12] Misquoting Jesus: The Story Behind Who Changed the Bible and Why, by Bart Ehrman

 [13] DID JESUS FULFILL PROPHESY?  [NOTE: It was easy to “fulfill prophesy” if they wrote the stories.]
THE PROPHESIED COMING OF ISRAEL'S RULER - Micah 5:2 — But you, Bethlehem Ephrathah, though you are small among the clans of Judah, out of you will come for me one who will be ruler over Israel, whose origins are from of old, from ancient times.
THE BIRTH OF JESUS FORETOLD - Luke 1:32,33 — [Jesus] will be great and will be called the Son of the Most High. The Lord God will give him the throne of his father David, and he will reign over the house of Jacob [Israel] forever; his kingdom will never end.  [NOTE: Jesus never reigned over Israel.]
FALSE PROPHESY - Isaiah 7:14 — Therefore the Lord himself will give you [King Ahaz] a sign: The virgin will be with child and will give birth to a son, and will call him Immanuel.  [NOTE: The original word (“almah”) in Hebrew meant maiden, not virgin (“betulot”).  The context also shows that this was meant for its time, not about 700 years later.  In addition, 2 Chronicles 28 shows that King Ahaz lost the battle. And, Jesus was never called Immanuel in the Bible.]
THE PROPHESIED NAZIRITE - Judges 13:5 — “ ...because you will conceive and give birth to a son. No razor may be used on his head, because the boy is to be a Nazirite, set apart to God from birth, and he will begin the deliverance of Israel from the hands of the Philistines.” [NOTE: This actually referred to Samson, not Jesus (about 1100 years later).]
NAZARETH, NAZARENE, NAZIRITE CONFUSED - Matthew 2:23 — [Joseph] went and lived in a town called Nazareth. So was fulfilled what was said through the prophets: “He will be called a Nazarene.” [NOTE: “Nazarene” and “Nazareth” are never used in the Old Testament.]
ISRAEL (JESUS?) IN EGYPT - Hosea 11:1 — “When Israel was a child, I [God] loved him, and out of Egypt I called my son.”  [NOTE: This denotes a past event, not one over 700 years later. It likely referred to the mythical exodus of the Jews from Egypt.]
JESUS IN EGYPT - Matthew 2:13-15 — When they had gone, an angel of the Lord appeared to Joseph in a dream. “Get up,” he said, “take the child and his mother and escape to Egypt. Stay there until I tell you, for Herod is going to search for the child to kill him.” So he got up, took the child and his mother during the night and left for Egypt, where he stayed until the death of Herod. And so was fulfilled what the Lord had said through the prophet: “Out of Egypt I called my son.”
PROPHESY OF THE “SLAUGHTER OF THE INNOCENTS” - Jeremiah 31:15 — This is what the LORD says: “A voice is heard in Ramah, mourning and great weeping, Rachel weeping for her children and refusing to be comforted, because her children are no more.”  [NOTE: Matthew 2:18 refers to this, but Ramah was on the other side of Jerusalem from Bethlehem.  Also, a 600 year-old tale of one woman weeping for her children hardly conveys the magnitude of the supposed slaughter.]
HEROD'S “SLAUGHTER OF THE INNOCENTS” - Matthew 2:16 — When Herod realized that he had been outwitted by the Magi, he was furious, and he gave orders to kill all the boys in Bethlehem and its vicinity who were two years old and under. [NOTE: Herod's “slaughter of the innocents” is not recorded by any historian of the time or in any other gospel. However, it fulfilled a common story line for saviors.]
THE PROPHESIED COMING OF ZION'S KING - Zechariah 9:9 — Rejoice greatly, O Daughter of Zion! Shout, Daughter of Jerusalem! See, your king comes to you, righteous and having salvation, gentle and riding on a donkey, on a colt, the foal of a donkey.
JESUS RIDES TWO ANIMALS AT ONCE! - Matthew 21:7 — They brought the donkey and the colt, placed their cloaks on them, and Jesus sat on them. [NOTE: A person can't sit on the backs of two animals. The author mistranslated Zechariah 9:9, which actually meant one animal.]
CRUCIFICTION FORETOLD? - Psalm 22:16 — Dogs have surrounded me; a band of evil men has encircled me, they have pierced my hands and my feet.
JUDAS' PAYMENT FORETOLD? - Zechariah 11:12 — I told them, “If you think it best, give me my pay; but if not, keep it.” So they paid me thirty pieces of silver.

[14] The Myth of Nazareth, by Rene Salm, www.nazarethmyth.info

[15] "Nazareth – The Town that Theology Built" by Kenneth Humphreys, www.jesusneverexisted.com/nazareth.html

 [16] “Did Jesus Really Rise From The Dead?” by Dan Barker, ffrf.org/legacy/about/bybarker/rise.php

 [17] Nailed: Ten Christian Myths that Show Jesus Never Existed At All, by David Fitzgerald, www.amazon.com/Nailed-Christian-Myths-Jesus-Existed/dp/0557709911

 [18] “Christ a Fiction” by Robert M Price, www.infidels.org/library/modern/robert_price/fiction.html

 [19] “Fictional Christ” by Dennis McKinsey, skeptically.org/newtestament/id6.html



Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

HỒ SƠ MẬT 1963
Từ Các Nguồn Tài Liệu Của Chính Phủ Mỹ

Nhóm Thiện Pháp thực hiện
Nhà Xuất bản Thien Tri Thuc Publications, USA 2013

 

LỜI GIỚI THIỆU

Tập sách Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ nầy ra đời có hai mục đích:
Thứ nhất là để giới thiệu với quảng đại độc giả một nguồn tài liệu tham cứu của chính phủ Mỹ, ký tự là FRUS, vốn khá quen thuộc với giới nghiên cứu nhưng lại vẫn còn xa lạ với độc giả Việt Nam bình thường khi muốn tìm hiểu về những biến động lịch sử trong thập niên 1960’ của nước ta.
Thứ nhì là thông qua nguồn tài liệu đó để trình bày một số phát hiện mới, vốn không được đa số giới nghiên cứu người Việt hải ngoại khai thác và phổ biến, thậm chí còn bị một số “nhà bình luận” xuyên tạc và ngộ nhận, về những gì đã thực sự xảy ra tại miền Nam Việt Nam trong năm 1963.
Do đó, từ “Mật” trong tiêu đề tập sách là chỉ để cho quảng đại độc giả chưa biết đến, hoặc có biết đến nhưng không chịu sử dụng, nguồn tài liệu nầy mà thôi. Từ nay, hy vọng rằng mọi độc giả đều có thể tiếp cận trực tiếp nguồn FRUS để bổ túc cho những nhận định của mình được trung thực và chính xác hơn.

* * *

Tập sách nầy gồm 26 tài liệu, trong đó hơn 80%, 21 tài liệu, là của chính phủ Mỹ. Những văn bản nầy của chính phủ (Công điện, Bản Ghi nhớ, Điện tín, Phúc trình, …) gồm 12 tài liệu, hơn 57%, đã là của Bộ Ngoai Giao Mỹ dưới ký tự viết tắt FRUS. 9 tài liệu còn lại là của Tòa Bạch Ốc (Cục An Ninh Quốc Gia NSA), Bộ Quốc Phòng (Pentagon Papers), CIA (tại Sài Gòn và tại Langley), và từ Thượng Viện (Select Committee to Study Governmental Operations).
Còn 5 tài liệu không có nguồn gốc từ chính phủ Mỹ là Phúc trình A/5630 của Phái đoàn Điều tra Liên Hiệp Quốc; một đoạn trong Death of A Generation của Howard Jones vốn là một tác phẩm cũng sử dụng rất nhiều nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ. Ngoài ra, còn có một trích đoạn trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng của Trung Tướng Trần Văn Đôn, kể lại đêm tổng tấn công chùa 20-8-1963 mà ông vừa là tác nhân vừa là chứng nhân khiến một tài liệu của CIA đã phải đặc biệt nhắc đến; và một bài viết kết luận tổng hợp của tác giả Tâm Diệu về Phật giáo và cuộc Chính biến 1-11-1963 thông qua các tài liệu của chính phủ Mỹ.

Xin được có vài lời về lý do tại sao chúng tôi lại sử dụng đến hơn 57% tài liệu FRUS của Bộ Ngoại Giao Mỹ cho tập sách nầy.
FRUS, ký tự viết tắt của cụm từ Foreign Relations of the United States, là một tập hợp các tài liệu lịch sử chính thức liên hệ đến các quyết định quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ đã đƣợc giải mật và biên tập để công bố (The Foreign Relations of the United States series is the official documentary historical record of major U.S. foreign policy decisions that have been declassified and edited for publication). Những tài liệu nầy do Văn phòng Sử gia (Office of the Historian) thuộc Bộ Ngoại giao soạn thảo và chịu trách nhiệm xuất bản, và do Sở Ấn loát Chính phủ (Government Printing Office) in ấn phát hành. Tập hợp tài liệu đồ sộ nầy bắt đầu từ các biến cố ngoại giao từ thời chính quyền của Tổng thống Abraham Lincoln (1861) cho đến ngày nay.
Riêng tài liệu liên hệ đến Việt Nam duới nhiệm kỳ Tổng thống Kennedy thì gồm 4 Tập, phủ dài thời gian 3 năm từ 1961 đến 1963. Hai tập cuối cùng, Tập III và Tập IV, được phát hành vào năm 1991 và được phổ biến Online trong không gian Internet vào đầu thiên niên 2000.

Độc giả người Việt ở hải ngoại, ngay cả ở Mỹ, cũng ít nghe nói đến kho tài liệu đồ sộ và quý giá đã được giải mật khá đầy đủ và dễ dàng truy cập Online nầy. Chỉ một số nhà nghiên cứu nghiêm túc là biết từ rất sớm về FRUS và đã khai thác rất hiệu quả để tái khẳng định và/hoặc hiệu đính lại một số biến cố / luận điểm mà trong quá khứ đã không hoặc chưa đƣợc biểu đạt rõ ràng.
Xin đan cử trường hợp về hai bài viết có liên quan đến chế độ Ngô Đình Diệm chỉ vài năm sau khi FRUS được lên Online: Cách đây hơn 10 năm, trong bài viết Toàn Trị và Ngoại Thuộc vào tháng 5 năm 2003, giáo sư Cao Huy Thuần ở Pháp đã sử dụng 50 nguồn trích dẫn từ FRUS trong tổng số 53 cước chú của ông.1 Còn trong tiểu luận công phu  Phiến Cọng  trong Dinh Gia Long, hoàn thành vào tháng 8 cũng năm 2003, tiến sĩ Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu ở Mỹ đã sử dụng 49 tham chiếu từ FRUS trong tổng số 149 cước chú của ông. 2

Sở dĩ FRUS đạt được độ tin cậy khá cao, do đó mức sử dụng khá nhiều, trong các công trình nghiên cứu là vì ba lý do:
(i)                 Nói chung, FRUS là những tài liệu mật hoặc tuyệt mật (TOP SECRET) được trao đổi giới hạn giữa một số ít giới chức hành pháp rất cao cấp của Mỹ. Nội dung của những tài liệu nầy thường được làm cơ sở hoặc công cụ để thiết lập chính sách hoặc kế hoạch hành động cấp quốc gia, nên độ trung thực và tính chính xác của tài liệu, dù có lợi hay có hại cho chính quyền Mỹ, đều luôn luôn đƣợc người soạn thảo tài liệu cố gắng giữ ở mức tối đa;
(ii)               Cơ chế vận hành Check and Balance (Kiểm soát và Quân bình) của chính phủ Mỹ [và sau nầy với việc ban hành Freedom of Information Act năm 1966 (Đạo luật về Quyền tự do tiếp cận Thông tin)] cho phép hai ngành Lập pháp và Tư pháp cũng như bất kỳ người dân nào, sớm hay muộn, cũng truy cứu được thông tin của chính phủ. Thậm chí nếu cần, có thể xin tòa án can thiệp (subpoena) để được tiếp cận tài liệu. Vì biết rõ và vì làm việc trong khung nguyên tắc đó từ lâu nên trong quá trình hình thành các tài liệu, giới chức chọn lựa và soạn thảo FRUS đã phải cố gắng tránh những sai lầm, sơ hở, tối nghĩa, lạc dẫn, suy đoán, thậm chí dối trá, … ở mức tối đa;
(iii) Tinh thần và đạo đức học thuật của giới nghiên cứu Mỹ là khá cao, lãnh vực nghiên cứu là khá đa dạng, và tranh chấp học thuật thì gay gắt trên trường quốc tế. Do đó, những học giả luôn đòi hỏi các nguồn cung cấp tài liệu, dù trong hay ngoài chính phủ, dù lãnh vực an ninh quốc gia hay bất kỳ lãnh vực nào, cũng phải duy trì một mức độ chuyên nghiệp trong các tài liệu để họ có thể tin tưởng sử dụng. Trong lãnh vực bang giao quốc tế có liên hệ đến Mỹ, FRUS là công cụ làm việc của giới nghiên cứu nên cũng phải chuyên nghiệp ở mức tối đa.

Đó ít nhất là những lý do vì sao FRUS có độ khả tín khá cao. Do đó, một cách cụ thể, công trình nghiên cứu nghiêm túc nào về quan hệ Việt-Mỹ trong thập niên 1960‘ mà không tham chiếu FRUS thì cũng là điều thiếu sót. Nhưng dĩ nhiên chúng ta cũng không ngây thơ đến độ tin tưởng hoàn toàn bất kỳ thông tin nào của FRUS mà không đối chiếu với các nguồn thông tin khác và/hoặc đặt chúng trước quy trình phân tích chặt chẽ và chọn lọc khắt khe. Dù sao thì FRUS cũng đáng tin cậy và cần tham cứu để sử dụng, nhất là khi so sánh với những “nguồn tài liệu” khác rất đáng nghi ngờ, nhưng lại thường được đa số những “bình luận gia” người Việt cả trong lẫn ngoài nước, nhất là ở hải ngoại, sử dụng để “đầu độc chính trị” nhau nhiều hơn là để trình bày sự thật.

Một cách cụ thể, chúng tôi xin cung cấp hai đường link sau đây để độc giả có thể truy cập tất cả tài liệu FRUS liên quan đến quan hệ Việt-Mỹ trong năm 1963:
1- FRUS 1961-1963, Volume III: Vietnam January - August 1963:
2- FRUS 1961-1963, Volume IV: Vietnam August - December 1963:
   
* * *

Năm 1963 là năm có đầy đủ triệu chứng của một chế độ toàn trị đang ở hồi cuối cùng của quy trình hủy diệt. Đại sứ Trần Văn Chương, thân phụ của bà Nhu, là ngƣời đầu tiên dùng cụm từ “toàn trị” để xác định đặc tính chính trị của chế độ Diệm 3.
Để hiểu rõ hơn về biến cố 1963, ta cần nắm bắt ba giai đoạn phân chia cuộc đời chính trị của ông Ngô Đình Diệm:

■ Trước 1954, ông là một chính khách trôi nổi trong cuộc chiến Pháp-Việt, bị kẹt giữa chính sách của Hội Truyền giáo Hải ngoại (MEP) và truyền thống phục vụ nền đô hộ Pháp của gia đình nên ông đã không xả thân chống Pháp quyết liệt như các nhà cách mạng đương thời. Khi thì làm quan Nam Triều nên Việt Minh ghét ông, khi thì theo Nhật nên Tây muốn bắt ông, khi thì ẩn mình trong tu viện, khi thì “bao năm từng lê gót nơi quê người”, không uy tín, không lực lượng ngoại trừ một nhóm tín đồ Thiên Chúa giáo bản địa ủng hộ. Quốc tế không biết đến ông, lại vốn không có gốc rễ trong quần chúng nên ông không có một hoạt động nào có tác động đáng kể vào cuộc vận động giải thực gian khổ của toàn dân.
Đây là giai đoạn ông Diệm có thể có Tâm nhưng chắc chắn không có Tài, ai theo ông cũng được, không theo ông cũng chẳng sao. Ông chỉ là một “chính khách xa lông” như ta thường gọi.

■ Giai đoạn thứ nhì là từ 1954 đến 1959: Đó là lúc Mỹ thay Pháp tham dự vào thế cờ Đông Dương để xây dựng một tiền đồn chống lại chiến lược bành trướng của Cọng sản Quốc tế tại châu Á. Ông may mắn có hai yếu tố mà các chính khách Việt Nam đương thời không có: Mỹ Vatican. Ông cũng may mắn có ông anh Giám Mục quen biết với lãnh tụ số một của Công giáo Mỹ trong thời kỳ đó. Cho nên ông được cường quốc Mỹ hỗ trợ thay thế Bảo Đại của Pháp. Ba “bà mụ” chăm sóc để hóa thân ông thành “phép lạ” của Mỹ là Hồng y Francis Spellman, Thượng Nghị sĩ Mike Mansfield, và Ngoại trưởng John Foster Dulles.4 Với hai thế lực quốc tế và bảo chứng của vị vua triều Nguyễn, ông về nước, “phất cờ” và được hầu như toàn dân miền Nam ủng hộ để xây dựng miền Nam mà chống Cọng. Quân viện và kinh viện, nhân sự và văn hóa của Mỹ ào ạt đổ vào miền Nam, giúp ông vượt qua mọi trở ngại để thành lập nền Cọng hòa. Lãnh đạo miền Bắc vừa phải chờ gần hai năm để Tổng Tuyển cử, lại vừa bận lo chữa vết thương chiến tranh sau 9 năm đánh Pháp, nên miền Nam được tạm ổn, thanh bình và trù phú. Ông làm Tổng thống của một nền Cọng hòa non trẻ, là một lãnh tụ không giỏi nhưng gặp thời và được hai thế lực đỡ đầu hết lòng yểm trợ, nên thực hiện được nhiều thành tích tại miền Nam.
Trong giai đoạn 5 năm nầy, ông Diệm là người có thể vừa có Tâm vừa có Tài, nhưng quan trọng hơn cả là ông được thời thế, ai là người muốn xây dựng miền Nam để chống Cọng thì phải ủng hộ ông. Ông là một ông quan phụ mẫu chi dân tuyệt vời trong một chế độ dân chủ khập khiểng.

■ Giai đoạn cuối là từ năm 1960 với những bước ngoặt oan trái, hệ quả của nền cai trị độc tài của ông mấy năm trước và của bản chất phong kiến gia đình trị, tổng hợp chất Thiên Chúa giáo Trung cổ và quan lại Tống Nho của văn hóa gia tộc ông. Năm 1960, chánh sách nội trị của ông phạm nhiều sai lầm nên bị chính quân dân miền Nam chống đối. Từ đầu năm, nhóm trí thức Bắc di cư trong báo Tự Do công khai tố cáo hành động đục khoét miền Nam của gia đình họ Ngô với bức tranh 5 con chuột trên bìa báo Xuân Canh Tý. Tiếp theo là thảm bại của Sư đoàn 13 tại Trảng Sập (Tây Ninh) vào ngày 26/1 dù lực lượng chính phủ đông và mạnh hơn. Đến tháng 4, nhóm 17 nhân sĩ trí thức và một linh mục (trong đó có 11 người đã từng là chiến hữu hoặc cọng tác viên cũ của ông Diệm) thuộc nhóm Tự Do Tiến Bộ ra Tuyên ngôn (tại khách sạn Caravelle) tố cáo tình trạng độc tài, tham nhũng, kém hữu hiệu và đòi ông thay đổi nhân sự cũng như chính sách. Tháng 11, các sĩ quan chỉ huy binh chủng Nhảy Dù cùng nhiều nhân vật đảng phái quốc gia tập họp trong Liên Minh Dân ChủMặt trận Quốc gia Đoàn kết đã phát động cuộc binh biến, đánh thẳng vào dinh Độc Lập, đòi ông Diệm cải tổ toàn diện cơ cấu lãnh đạo quốc gia để xây dựng lại chính nghĩa và nâng cao hiệu năng chiến đấu của quân dân miền Nam. Tháng 12, Hà Nội cho ra đời và công khai hóa Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, làm điểm tụ lực để thu hút quần chúng bất mãn hầu tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang, thách thức tính chính thống của Việt Nam Cọng Hòa trên cả hai mặt quốc tế và quốc nội. Nhưng 5 biến cố đó cũng không tác hại sâu sắc bằng tình trạng kể từ năm 1960, hai ông bà Ngô Đình Nhu bắt đầu khuynh loát rồi cuối cùng khống chế trung tâm quyền lực quốc gia ở Dinh Gia Long, từ từ đẩy ông Diệm vào vai trò thứ yếu trong công việc quản trị miền Nam. Ông làm Tổng thống như một vua Lê bù nhìn bên (ông bà) chúa Trịnh lộng quyền.
Đây là giai đoạn chót, ông Diệm mất đi cả cái Tâm lẫn cái Tài, nhưng vẫn cùng gia đình cao ngạo bám vào ghế lãnh đạo quốc gia nên hại nước hại dân, vì vậy ai là người có trí và có lòng thì cũng phải chống ông. Từ người hùng của thời thế, ông Diệm trở thành tội nhân của lịch sử. Đó có phải là nhiệm ý Thiên Chúa chăng?

Vì cái năm bản lề 1960 nhiều biến động đó mà những năm sau, miền Nam bắt đầu suy thoái, chịu đựng hết cuộc khủng hoảng nầy đến cuộc khủng hoảng khác:
Thật vậy, năm 1961, trong lúc nền kinh tế quốc gia vẫn còn phụ thuộc nặng nề vào kinh viện Mỹ 5 thì tình hình an ninh hầu như bị suy sụp một cách đáng quan ngại, nhất là ở nông thôn, nơi Việt Cọng kiểm soát 80% 6 đến nỗi ngày 10-10-1961, ông Diệm phải ban bố “tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.” 7 Và hai tháng sau, ngày 7-12-1961, ông Diệm đã gửi thư cho Tổng thống Kennedy xin tăng thêm viện trợ vì “Việt Nam Cọng Hòa đang phải đối đầu với một thảm họa lớn nhất trong lịch sử8. Qua năm 1962, sáng ngày 27 tháng 2, hơn một năm sau “Đảo chánh Nhảy dù”, hai sĩ quan của một binh chủng khác của quân đội lại hành động: Trung úy Phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử đã bay 2 chiếc Skyrider A-1 ném bom Napalm và bắn rocket vào dinh Độc Lập với mục đích tiêu diệt toàn bộ lãnh đạo đầu não của Đệ Nhất Cọng hòa. Trong khi đó thì ngoài chiến trường, các đơn vị vũ trang của Việt Cọng bắt đầu thách thức quân lực VNCH trên cả 4 Quân khu, đánh chiếm nhiều đồn bót, pháo kích vào các quận huyện ven thủ đô Sài Gòn. Đặc công của họ còn dám đặt chất nổ tại các thành thị và bắt cóc các viên chức của chế độ. 9 Tình trạng an ninh khẩn trương đến nỗi ngày 31-3-1962, ông Diệm đã phải gửi thông điệp cho 92 quốc gia trên thế giới yêu cầu ủng hộ VNCH chống cuộc xâm lăng của Cọng sản 10. Như vậy, “Sau sáu năm trời làm một thứ Quốc trưởng không ai lay chuyển nổi, Diệm vẫn bất an. Sự ủng hộ của nhân dân phai lạt, quân đội không thể chiến đấu theo lối chiến tranh cách mạng của Việt Cộng, còn kinh tế quốc gia hầu hết hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ Mỹ11. Và, cuối cùng, năm 1963 định mệnh cũng đến!

Trong năm 1963 đó, những biến cố dồn dập khuấy động một miền Nam hừng hực lửa. Những biến cố nầy là do hệ quả tích lũy từ các nguyên nhân các năm trước hoặc được khởi động đột biến ngay trong chính năm 1963: Từ thảm bại Ấp Bắc đến Phúc trình Mansfield (đặt câu hỏi căn bản rằng “Chúng ta có thể thắng Cọng sản với Diệm không?”); từ cuộc đấu tranh rồi bị đàn áp của Phật giáo đến hành động quyên sinh của văn hào Nhất Linh; từ rạn nứt quan hệ với Mỹ đến những tiếp xúc thỏa hiệp với Hà Nội; từ gần 10 âm mưu đảo chánh của các sĩ quan trung cấp ngay đầu năm 1963 đến chính ông Nhu cũng dự định đảo chánh ông Diệm trong kế hoạch Bravo I để thay ông Diệm… Tất cả như những ngọn sóng, trùng trùng điệp điệp đan bện vào nhau đổ ụp xuống chế độ ông Diệm vào ngày 1-11-1963. Và vào sinh mạng hai anh em ông ngày 2-11-1963.
Phật giáo hay không Phật giáo, Quân đội hay không Quân đội, Mỹ hay không Mỹ, cuối cùng thì nhân nào quả nấy. Và lịch sử sang trang. Phải sang trang…

* * *

Nhiều tài liệu đã đề cập đến những ngày xao động của năm 1963. Trong tập sách nầy, thông qua các nguồn tài liệu Mỹ mà chủ yếu là từ FRUS, chúng tôi chỉ muốn cung cấp thêm một số dữ kiện do người Mỹ phát hiện nhưng không được đông đảo người Việt Nam biết đến. Sau đây là vài ví dụ:
- Trong vụ nổ súng tại Đài Phát thanh Huế ngày 8-5-1963, lúc đầu, binh sĩ chính quy được lệnh đàn áp đám đông Phật tử nhưng họ từ chối. Do đó, cuối cùng, chính địa phương quân của Thiếu tá Đặng Sỹ đã nổ súng và ném lựu đạn. (FRUS 1961-1963, Vol. III, Doc. 116).
- Ngày 3/6/1963 tại Huế, sinh viên và đồng bào tại Huế biểu tình và đã bị quân đội phun hóa chất để giải tán (FRUS 1961-1963, Vol. III, Doc. 146 và 147).
- Tướng Lê Văn Kim là tướng lãnh đầu tiên đề cập với ngƣời Mỹ, ông Rufus Phillips của USOM, về ý định của quân đội sẽ loại bỏ ông Nhu nếu Mỹ có cùng một thái độ cứng rắn như thế. Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Đình Thuần và Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Võ Văn Hải cũng muốn Mỹ tỏ thái độ muốn loại bỏ ông Nhu. (Pentagon Papers trích dẫn FRUS 1961-1963, Vol III, Doc. 274).
 - Tướng Trần Văn Đôn cho người Mỹ biết giữa ông Diệm và bà Nhu không có quan hệ xác thịt nhưng ông Diệm xem bà Nhu như một người vợ lý tưởng thuần khiết (platonic wife) như Hitler đối với Eva Braun, và ông Diệm đã từng thăng chức cho một người làm vườn tại Đà Lạt từ Trung sĩ lên Trung tá chỉ vì người nầy trắng trẻo đẹp trai (FRUS 1961-1963, Vol I I I, Doc. 275).
 - Việc ông Nhu lừa dối các tướng lãnh khi cho Lực Lượng Đặc Biệt giả danh quân đội tấn công các chùa tại Sài Gòn đêm 20/8/1963 khiến cả Mỹ lẫn dân chúng Việt Nam lên án quân đội, đã là một bước ngoặt mạnh mẽ khiến Quân đội dứt khoát muốn loại bỏ ông Nhu hơn. (FRUS 1961-1963, Vol III, Doc. 274).
 - Từ năm 1962, sau cuộc đảo chánh của Nhảy Dù và vụ oanh kích của 2 Phi công, và trước khi xảy ra vụ Phật giáo, Mỹ đã đánh giá là miền Nam sẽ bị nhuộm đỏ vì gia đình họ Ngô đa nghi, kém hiệu quả và mất lòng dân (FRUS 1961-1963, Vol II, 1962, Doc. 268).
- Sau cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, ngày 25/6, ông Nhu đã nói thẳng với người Mỹ rằng ông chống đối ông Diệm, và chính phủ hiện tại phải bị loại bỏ. Ông Nhu trình bày điều nầy trong một tình trạng xúc động cao độ (FRUS 1961-1963, Vol III, Doc. 256).
- Một đội cảnh sát đặc biệt của bà Nhu được thành lập và do ngƣời em của bà là Trần Văn Khiêm chỉ huy. Ông Khiêm đã cho một ký giả người Úc xem một danh sách các viên chức Mỹ tại Sài Gòn mà ông đang lên kế hoạch ám sát (FRUS 1961-1963, Vol IV, Doc. 68).
- Nhiều quan chức Việt Nam cho biết quyền lực thực sự nằm trong tay ông Nhu, ông Diệm chỉ là “búp bê” của ông Nhu. Cả hai ông Nguyền Đình Thuần và Võ Văn Hải đều xác nhận ông Nhu hút thuốc phiện từ hai năm rồi. Trạng thái tâm thần hoảng loạn của ông Nhu hiện rõ khi ông tuyên bố chỉ có ông mới cứu được Việt Nam. (FRUS 1961-1963, Vol IV, Doc.110).
- Bà Trần Văn Chương, thân mẫu của bà Nhu, gọi bà Nhu là “đồ quỷ” (monster), ông Nhu là “hung nô” (barbare), ông Diệm là “kẻ bất tài” (incompetent). Còn ông Trần Văn Chương, Đại sứ VNCH tại Mỹ, thì bàn thảo với các nhà hoạt động để thành lập một chính phủ lưu vong để lật đổ nhà Ngô (FRUS 1961-1963, Vol IV, Doc.118).
- Khoản tiền 42,000 Mỹ Kim đã do CIA trao trước đó để dùng mua thực phẩm cho chiến binh VNCH và dùng làm tiền tử tuất cho gia đình tử sĩ trong cuộc binh biến 1-11-1963. Tướng Dương Văn Minh hai lần điện thoại tới ông Diệm, đề nghị hai anh em Diệm-Nhu đầu hàng sẽ được an toàn xuất ngoại. Ông Diệm hai lần từ chối. (Phúc Trình Thượng Viện Hoa Kỳ Số 94-465).
- Vân vân…
Đó chỉ là vài ví dụ. Xin bạn đọc từ từ đọc hết 26 tài liệu…
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chính biến 1-11-1963, chúng tôi hy vọng tập sách nầy sẽ là một nhắc nhở đến những độc giả muốn tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời cận đại một điều ai cũng đã biết, rằng trong tình trạng nhiễu loạn thông tin và nhiễu nhương thế sự hiện nay, hiểu được và đánh giá đúng một sự kiện thì thật là khó khăn.

Trân trọng,
Nhà Xuất bản Thien Tri Thuc Publications
P.O. Box 4805
Garden Grove, CA.92842-4805
U.S.A.

CƯỚC CHÚ:
(1) Bài được đăng trên Diễn Đàn Forum số 129, xuất bản tại Paris vào tháng 5 năm 2003 và được Thư Viện Hoa Sen đăng lại: http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-135_4-17521_5-50_6-1_17-55_14-1_15-1/  
(2) Bài được đăng trên Tạp chí Hợp Lưu tại California vào tháng 8 năm 2003 và được Việt-Studies đăng lại: http://www.viet-studies.info/kinhte/PhienCongDinhGiaLong_HopLuu.pdf  
(3) FRUS 1961-1963, Tập III, Memo của Forrestal gửi Harriman ngày 8-3-1963.
(4) Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History. New York: Frederick A. Praeger, 1968.
(5) Bernard C. Nalty, Rival Ideologies in Divided Nations (Vietnam War), tr. 62; và Frances Fitzgerald, Fire in the Lake, tr. 101-104.
(6) Robert Scigliano, Vietnam, A Country At War.
(7) Sắc lệnh số 209-TTP của Tổng Thống Phủ - Đoàn Thêm, Những ngày Chưa quên Đại Nam, 1967 – Nam Chi Tùng Thư tái bản.
(8) Marvin E, Gettlemen, Vietnam History, Documents and Opinionsm và Đoàn Thêm, Những ngày Chưa quên, Đại Nam, 1967 – Nam Chi Tùng Thư tái bản.
(9) Stanley Karnow, Vietnam, A History, New York: King Presss, 1983.
(10) Đoàn Thêm, Những ngày Chưa quên, Đại Nam, 1967 – Nam Chi Tùng Thư tái bản.
(11) Bernard C. Nalty, Rival Ideologies in Divided Nations (Vietnam War), tr. 62.


MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU (trang 7)

PHẦN I - CUỘC VẬN ĐỘNG BÌNH ĐẲNG TÔN GIÁO NĂM 1963 CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1- FRUS III (9-5-1963): Các điện văn trao đổi giữa Huế, Sài Gòn và Washington (trang 21)
2- CIA (11-5-1963): Báo cáo cho Tổng thống Mỹ về cuộc thảm sát tại Huế năm 1963 (trang 39)
3- FRUS III (1-8-1963): Tấn công Hóa học ở Huế (trang 43)
4- Pentagon Papers (20-8-1963): Chiến dịch Tổng tấn công chùa đêm 20-8-1963 và các hệ quả (trang 49)
5- Trần Văn Đôn / Việt Nam Nhân Chứng (20-8-1963): Cuộc tấn công các Chùa đêm 20-8-1963 (trang 70)
6- FRUS III (24-8-1963): CIA - Cuộc nói chuyện bí mật của Tướng Trần Văn Đôn (trang 76)
7- Bộ Ngoại giao (24-8-1963): Điện văn tối mật số 243 ngày 24-8-1963 (trang 92)
8- FRUS III (24-8-1963): Điện văn 274, Chiến dịch tấn công chùa (trang 99)
9- Liên Hiệp Quốc (7-12-1963): Bản Phúc trình của Phái đoàn Điều tra Liên Hiệp Quốc (trang 105)
10- Liên Hiệp Quốc (7-12-1963): Phúc trình Liên Hiệp Quốc A/5630 đã kết luận như thế nào? (trang 109)

PHẦN II – TÌNH HÌNH CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM TRONG NĂM 1963
1- FRUS II (1/1962): Nhiều ngàn Sĩ quan VNCH cải đạo để tiến thân (trang 125)
2- CIA (10-7-1963): Bản đánh giá Tình báo Quốc gia đặc biệt (trang 132)
3- FRUS II (16-8-1962): Năm 1962, Mỹ đã thấy mất Việt Nam (trang 153)
4- FRUS III (16-8-1963): Ngô Đình Nhu muốn thay thế ông Diệm làm Tổng thống (trang 170)
5- Howard Jones / Death of A Generation: Ngô Đình Nhu thương thuyết với Hà Nội (trang 181)
6- FRUS IV (6-9-1963): Điện văn 68 ngày 6-9-1963, Nhu thiết lập danh sách nhân viên Mỹ sẽ bị ám sát (trang 204)
7- FRUS IV (15-9-1963): Mỹ thấy lính và dân Việt Nam phẩn nộ (trang 210)
8- FRUS IV (16-9-1963): Điện văn 118 – Thân phụ và thân mẫu bà Nhu kêu gọi lật đổ nhà Ngô (trang 219)
9- FRUS IV (26-9-1963): Bộ trưởng Quốc phòng McNamara viết từ Sài Gòn: Diệm Nhu đàn áp toàn dân (trang 224)
10- FRUS IV (7-10-1963): Vua Lê Ngô Đình Diệm và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu (trang 232)
11- Tòa Bạch Ốc / Cục An Ninh Quốc Gia (11-10-1963): Mỹ đã thấy mất Việt Nam từ cuối năm 1961 (trang 244)
12- Thượng Viện Hoa Kỳ (30-10-1963): Áp lực giờ chót của Mỹ đòi hủy bỏ cuộc lật đổ nhà Ngô (trang 261)

PHẦN III – VÀI TÀI LIỆU TỔNG HỢP
1- CIA (4/1966): Thích Trí Quang và Mục tiêu Chính trị của Phật giáo tại Nam Việt Nam (trang 271)
2- CIA (7/1966): Chính quyền Johnson nhìn lại biến cố 1963 (trang 310)
3- The Pentagon Papers (1/1969): Biến động Phật giáo từ 8-5 đến 21-8 năm 1963 (trang 314)
4- Tâm Diệu (10/2013): Phật giáo và cuộc Chính biến 1-11-1963 (trang 328)

Xin các nhà nghiên cứu liên lạc với Nhà Xuất bản Thien Tri Thuc Publications, PO Box 4805,Garden Grove, CA.92842-4805 để nhận ấn bản giấy.
Để đọc phiên bản điện tử, xin truy cập vào đường link: