Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016


LÀM SAO PHÂN BIỆT ĐƯỢC
CUỒNG TÍN VÀ BỆNH TÂM THẦN
(How Do You Distinguish
Between Religious Fervor and Mental Illness?)

Nathaniel Morris / Scientific American
(Sưu tầm và dịch: Kevin Trần)

George Fox (1624-1691), người được gợi hứng từ những ảo giác
để sáng lập ra đạo Tin lành Quaker trong những năm 1600s,
nhưng lại bị lên án là một thằng điên.

Năm ngoái, có một bản tin được phát tán trên mạng xã hội, thông báo rằng “Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ” [APA: American Psychological Association] đã quyết định phân loại niềm tin cuồng nhiệt tôn giáo như một loại bệnh tâm thần. Theo bài báo, một nghiên cứu 5 năm của APA kết luận rằng niềm tin cuồng nhiệt vào một vị thần có thể cản trở "khả năng của một người đưa ra quyết định có ý thức về những vấn đề thông thường." Giáo phái Tin Lành Nhân Chứng Giê-hô-va (Jehovah’s Witness) từ chối không chấp nhận các phương pháp điều trị cứu mạng, chẳng hạn như truyền máu, đã được đưa ra như là một ví dụ.

Tất nhiên, bản tin này hóa ra chỉ là một tin vịt. Nhưng nó vẫn thu hút được giới truyền thông chính thống loan tingây sự phẫn nộ của độc giả. Các trang Web chuyên kiểm tra hư thực như Snopes đã chỉ ra rằng các tin đó chỉ có tính cách trào phúng.

Đối với nhiều người, chuyện nầy cũng như chuyện một diễn viên đóng thế vai hề lố bịch. Nhưng đối với tôi, một bác sĩ chuyên về sức khỏe tâm thần, thì sự trào phúng nầy đã “chạm nọc” tôi bằng nhiều cách. Đồng nghiệp của tôi và tôi thường chăm sóc cho các bệnh nhân bị ảo giác, nói lời tiên tri, và khẳng định rằng đã từng nói chuyện với Chúa, như là vài trong số các triệu chứng Trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, đôi khi rất khó để phân biệt được niềm tin tôn giáo với bệnh tâm thần.
 
Một phần của điều này là do việc phân loại bệnh tâm thần thường dựa trên các tiêu chí chủ quan. Chúng tôi không thể chẩn đoán điều kiện sức khỏe tâm thần bằng quét não (brain scans)  hoặc bằng các xét nghiệm máu. Kết luận của chúng tôi thường xuất phát từ những hành vi chúng ta thấy ngay trước mắt.
 
Lấy một ví dụ của một người đàn ông bước vào phòng cấp cứu, nói lm bầm lắp bắp gì đó. Ông ta nói rằng ông nghe tiếng nói trong đầu, nhưng lại khẳng định không có gì sai trái xảy ra cho ông ta cả. Ông đã không dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc uống rượu gì cả. Nếu ông đã được đánh giá bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần, thì nhiều khả năng  ông có thể được chẩn đoán bị một tình trạng rối loạn tâm thần (psychotic disorder) như bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia).
 
Nhưng diều gì xãy ra nếu cũng người đàn ông dó nhưng chỉ là một người có niềm tin tôn giáo sâu đậm? Điều gì xãy ra nếu ngôn ngữ không thể hiểu nổi của ông ta chỉ là lối đọc thần chú? Điều gì xãy ra nếu ông ta có thể nghe Chúa Giêsu nói với ông ta? Ông ta cũng có thể khẳng định không có gì sai với ông ta cả. Tại vì nói cho cùng, ông ta đang thực hành đức tin của mình.
Đây không phải chỉ là sự mơ hồ trong chẩn đoán sức khỏe tâm thần đã tạo ra vấn đề này - mà  vì sự mơ hồ về cách chúng ta định nghĩa tôn giáo đã làm cho vấn đề phức tạp thêm. Ví dụ, Giáo hội Church of Scientology đã tranh cãi với Sở Thuế Liên Bang Mỹ (IRS) trong nhiều năm để đòi được xếp loại như một tổ chức tôn giáo và từ thiện hầu đủ điều kiện cho tình trạng miễn thuế. Giáo Hội Scientology đã thắng trận đấu này vào năm 1993, một bước tiến quan trọng để Giáo hội Scientology tiến tới việc trở thành một tôn giáo chính thống của Mỹ.

Theo tác phẩm Going Clear: Scientology, Hollywood, and the Prison of Belief, một cuốn sách của tác giả đoạt giải Pulitzer Lawrence Wright, thì tín đồ Scientology tin vào việc linh hồn người ngoài hành tinh nhập vào sống trong cơ thể con người. Nhiều người tin rằng họ có quyền năng đặc biệt, như viễn động (Telekinesis: tác động từ xa) và thần giao cách cảm (Telepathy).
Điều này khiến các chuyên gia về sức khỏe tâm thần gặp một khó khăn liên quan đến lãnh vực văn hóa. Trước năm 1993, liệu các chuyên gia về sức khỏe tâm thần điều trị loại bệnh nhân bày tỏ những loại niềm tin như thế là một bệnh nhân loạn óc? Rồi sau năm 1993, thì lại điều trị họ như một tín đồ thuần thành?

Những phân biệt như thế sẽ mang ý nghĩa y học và pháp lý sâu sắc. Trong cuốn sách Under the Banner of Heaven: A Story of Violent Faith, nhà báo Jon Krakauer ghi lại trường hợp vụ án Utah vs Lafferty, đề cập đến vụ giết người năm 1984 mà hai nạn nhân là một người phụ nữ và một đứa trẻ, bởi hai tín đồ cuồng tín đạo Tin Lành Mormon Ron và Dan Lafferty. Trong vài thập kỷ qua, câu hỏi về sức khỏe tâm thần của Ron Lafferty đã đóng một vai trò quan trọng trong vụ án, khi hai bên tranh cải v năng lực của bị cáo khi hầu tòa.
 
Luật sư bên bị đã lập luận rằng Ron bị bệnh tâm thần và do đó không nên kết án tử hình. Trong cuộc phỏng vấn, Ron đã tuyên bố rằng ông ta là một nhà tiên tri, nghe tiếng nói của Chúa Kitô, và bày tỏ sự sợ hãi về "một linh hồn đồng tính độc ác đang cố gắng xâm nhập vào cơ thể thông qua hậu môn của mình." Các chuyên gia tâm thần đã làm chứng rằng Ron có vẽ bị bệnh rối loạn tâm thần (psychotic illness), chẳng hạn như bệnh rối loạn phân liệt (schizoaffective disorder).

Bên công tố đã tìm cách để chứng minh rằng bị cáo có đủ năng lực để hầu tòa, bằng cách liên hệ những ý tưởng kỳ lạ của bị cáo như là cách thực hành tôn giáo trên toàn thế giới. Theo lời của Tiến sĩ Noel Gardner, một bác sĩ tâm thần, là nhân chứng cho bên Công tố, thì "đa số người dân nước ta tin vào Chúa. Hầu hết mọi người trong nước ta nói rằng họ cầu nguyện Chúa. Đó là một kinh nghiệm chung. Và trong khi các hình thái diễn đạt mà ông Lafferty xử dụng chắc chắn là không bình thường, nhưng tư tưởng đàng sau các hình thái đó thì lại thực sự rất thông dụng ... cho tất cả chúng ta."

Một bản tin địa phương từ năm 2013 đã tổng kết những phức tạp của vụ án đang diễn ra nầy "Đâu là ranh giới giữa đức tin và ảo tưởng? Giữa điều ác và bệnh tâm thần?"
Đây là những câu hỏi rất khó trả lời. Các hành xữ tôn giáo của hai giáo phái Scientology và Tin Lành Mormon thì còn lâu mới là các ví dụ duy nhất của đường ranh giới mờ nhạt giữa tôn giáo và lãnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Hầu như tất cả các tôn giáo đều có niềm tin và nghi lễ bất thường, từ ăn thịt và máu của Chúa Kitô trong Công giáo đển ăn chay như một cách để chuộc tội trong Do Thái Giáo.

Có người đã đẩy cuộc tranh luận đi xa hơn bằng cách cho rằng tôn giáo thực ra có thể là một dạng  thức của bệnh tâm thần. Năm 2006, nhà sinh vật học Richard Dawkins đã xuất bản cuốn sách The God Delusion, trong đó ông cho rằng đặc điểm của niềm tin vào Chúa là ảo tưởng. Dawkins trích dẫn định nghĩa của một ảo tưởng là "một niềm tin sai lầm dai dẳng diễn ra khi đối mặt với bằng chứng đối nghịch mạnh mẽ, điều đặc biệt là sai lầm đó chẳng qua là triệu chứng của một bệnh rối loạn tâm thần."

Cuốn sách của Dawkins gây rất nhiều tranh cãi, khiến giới hàn lâm phải phản biện, tác giả còn nhận được thư ghét, và thậm chí cả các lời đe dọa bỏ tù các nhà xuất bản sách của ông. Tuy nhiên, tính đến năm 2014, The God Delusion đã bán được hơn 3 triệu bản trên toàn thế giới.
Hình bìa tác phẩm The God Delusion của Richard Dawkins
Là một người cung cấp dịch vụ trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, tôi không tin rằng công việc của tôi là đánh giá về niềm tin tôn giáo của bệnh nhân. Công việc của tôi là xử dụng bằng chứng y khoa để đánh giá và điều trị bệnh tâm thần hầu làm cho bệnh nhân của tôi giảm bớt đau khổ. Hiện nay, chúng tôi có một số kết quả thí nghiệm  y tế khách quan để chẩn đoán bệnh tâm thần, như với bệnh giang mai thần kinh (neurosyphilis) hoặc tình trạng thiếu hụt Vitamin B12 (B12 Deficiency). Nhưng chúng tôi còn cần nhiều điều hơn thế để giúp hướng dẫn chúng tôi qua những hoàn cảnh khó khăn, trong đó chăm sóc sức khỏe tâm thần và tôn giáo va chạm nhau.

Dù sao, với thời gian, có lẽ chúng tôi sẽ được những hướng dẫn đó. Tôi tin thế.

Nathaniel Morris / Scientific American
22-12-2016




How Do You Distinguish Between Religious Fervor
and Mental Illness?
It's not meant as insult to believers;
the two states of mind can share many similar characteristics

By Nathaniel P. Morris on December 22, 2016

George Fox, whose visions inspired him to found the Quaker religion in the 1600s, was accused of being a madman. Credit: Part of an engraving by "S. Allen", published in 1838, of a painting by "S. Chinn." The provenance of the original painting is unknown. Wikimedia 

Last year, a news column circulated the web, announcing the American Psychological Association had decided to classify strong religious beliefs as mental illness. According to the article, a five-year study by the APA concluded that devout belief in a deity could hinder “one’s ability to make conscientious decisions about common sense matters.” Refusals by Jehovah’s Witnesses to accept life-saving treatments, such as blood transfusions, were given as an example.

Of course, this turned out to be a fake news story. But it still drew legitimate media coverage and outrage from readers. Fact-checking websites like Snopes had to point out the column was satirical.

To many, this was a ridiculous stunt. But for me, a physician specializing in mental health, the satire hits home in many ways. My colleagues and I often care for patients suffering from hallucinations, prophesying, and claiming to speak with God, among other symptoms—in mental health care, it’s sometimes very difficult to tell apart religious belief from mental illness.

Part of this is because the classification of mental illness often relies on subjective criteria. We can’t diagnose many mental health conditions with brain scans or blood tests. Our conclusions frequently stem from the behaviors we see before us.

Take an example of a man who walks into an emergency department, mumbling incoherently. He says he’s hearing voices in his head, but insists there’s nothing wrong with him. He hasn’t used any drugs or alcohol. If he were to be evaluated by mental health professionals, there’s a good chance he might be diagnosed with a psychotic disorder like schizophrenia.

But what if that same man were deeply religious? What if his incomprehensible language was speaking in tongues? If he could hear Jesus speaking to him? He might also insist nothing were wrong with him. After all, he’s practicing his faith.
It’s not just the ambiguities of mental health diagnoses that create this problem—the vague nature of how we define religion further complicates matters. For example, the Church of Scientology argued with the Internal Revenue Service for years to be classified as a charitable religious organization and to qualify for tax-exempt status. The Church eventually won this battle in 1993, a major step towards becoming a mainstream American religion.

According to Going Clear: Scientology, Hollywood, and the Prison of Belief, a book by Pulitzer Prize-winning author Lawrence Wright, Scientologists believe in alien spirits inhabiting human bodies. Many believe they have special powers, like telekinesis and telepathy.
This puts mental health professionals in a tricky, cultural bind. Before 1993, should mental health professionals have treated patients expressing these beliefs as psychotic? After 1993, as faithful adherents?

These distinctions carry profound medical and legal implications. In his book Under the Banner of Heaven: A Story of Violent Faith, journalist Jon Krakauer chronicled the case of Utah v. Lafferty, which addressed the 1984 killings of a woman and a child by two Mormon fundamentalists, Ron and Dan Lafferty. Over the last several decades, the question of Ron Lafferty’s mental health has played a key role in the case, as both sides have battled over his competency to stand trial.

The defense has argued that Ron is mentally ill and therefore should not be put to death. In interviews, Ron has claimed to be a prophet, endorsed hearing the voice of Christ, and expressed fears about “an evil homosexual spirit trying to invade his body through his anus.” Psychiatric experts have testified that Ron appeared to suffer from a psychotic illness, such as schizoaffective disorder.

The prosecution has sought to uphold his competency to stand trial, relating his bizarre ideas to religious practices worldwide. In the words of Dr. Noel Gardner, a psychiatrist who testified for the prosecution, “the majority of people in our country believe in God. Most people in our country say they pray to God. It’s a common experience. And while the labels that Mr. Lafferty uses are certainly unusual, the thought forms themselves are really very common…to all of us.”

local news column from 2013 summed up the complexities of this ongoing case—“Where is the line between faith and delusion? Between malice and mental illness?
These are tough questions. The practices of Scientology and Mormon fundamentalism are far from the only examples of this oft-blurred line between religion and mental health care. Virtually every religion has unusual beliefs and rituals, from consuming the flesh and blood of Christ in Catholicism to fasting as a way of atoning for sins in Judaism.

Some have gone so far as to argue religion may actually be a form of mental illness. In 2006, biologist Richard Dawkins published his book The God Delusion, in which he characterizes belief in God as delusional. Dawkins cites the definition of a delusion as “a persistent false belief held in the face of strong contradictory evidence, especially as a symptom of a psychiatric disorder.”
Dawkins’ book has been wildly controversial, prompting academic rebuttalshate mail, and even threats to jail his publishers. Still, as of 2014, The God Delusion has sold over 3 million copies worldwide.

As a mental health provider, I don’t believe it’s my job to cast judgment on patients’ religious beliefs. It’s my job to use medical evidence to evaluate and treat mental illness so as to alleviate suffering among my patients. Today, we have some objective medical tests to diagnose mental illness, as in neurosyphilis or B12 deficiency. But we need more to help guide us through the difficult circumstances in which mental health care and religion collide.
In time though, perhaps we will. I have faith.