Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT

Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
Với cái nhìn “chủ quan” của một tu sĩ Theravāda, tôi xin mạo muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:

1- Tôn giáo: Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.

2- Tín ngưỡng: Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.

3- Triết học: Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.

4- Triết luận: Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chơn, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận” (thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.

5- Từ thiện xã hội: Đạo Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. Đạo Phật còn có những sinh hoạt cao cả hơn: Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập thiền định và thiền tuệ nữa. Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như Bill Gates. Còn giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo Phật là nền tảng Mỹ Học viết hoa (nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, môt chủ nghĩa, một học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian. Còn nữa, nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu!

6- Cực lạc, cực hạnh phúc: Đạo Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh phúc siêu thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của thế gian - chứ không có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng đại như thế.

7- 8 vạn 4 ngàn pháp môn: Đạo Phật có nói đến 8 vạn 4 ngàn pháp uẩn (dhammakhandha) chứ không nói đến 8 van 4 ngàn pháp môn (dhammadvāra). Uẩn (khandha) ngoài nghĩa che lấp, che mờ và nghĩa chồng lên, chồng chất, còn có nghĩa là nhóm, liên kết, tập hợp ví như Giới uẩn (nhóm giới), Định uẩn (nhóm định), Tuệ uẩn (nhóm tuệ). Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng là có  8 vạn 4 ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được! Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này? Còn nữa, xin lưu ý, 8 vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ thời. Ví dụ 84 ngàn lỗ chân lông, 84 ngàn vi trùng trong một bát nước, 84 ngàn phiền não, 84 ngàn cách tu...

8- Xin xăm, bói quẻ, cầu sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu: Những hình thức này không phải của đạo Phật. Trong kinh tụng Pāli có đoạn: “Sunakkhataṃ sumaṅgalaṃ supabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ, sukhno ca suyiṭṭaṃ brahmacārisu. Padakkhinaṃ kāyakammaṃ vācākammaṃ padakkhinaṃ padakkhinaṃ manokammaṃ paṇidhī te padakkhinā...”
Có nghĩa là: Giờ nào (chúng ta) thực hành thân, khẩu, ý trong sạch; giờ đó được gọi là vận mệnh tốt, là giờ tốt, là khắc tốt, là canh tốt... Ngày đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu phát đạt, nghiệp ý phát đạt. Và nguyện vọng theo đó được gọi là nguyện vọng phát đạt. Người tạo nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như thế rồi sẽ được những lợi ích phát đạt (chữ phát đạt có thể có thêm nghĩa nhiêu ích).

9- Định mệnh: Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui - chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.

10- Siêu độ, siêu thoát: Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát cho hương linh, vong linh, chân linh cả. Thời Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất, chư tăng chỉ đọc những bài kệ vô thường, khổ và vô ngã để thức tỉnh người sống; và hiện nay các nước Phật giáo Theravāda còn duy trì.  Có thể có hai trường hợp:
- Nếu vừa chết lâm sàng thì thần thức người chết vẫn còn. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mõ, hương trầm... để “thần thức người chết” hướng về điều lành... để thần thức tự tạo “cận tử nghiệp” tốt cho mình.
- Nếu thần thức đã lìa khỏi thân rồi – thì họ đã tái sanh vào cõi khác rồi, ngay tức khắc. Khi ấy thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đã mất.
Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ý nghĩa siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ý nghĩa gia hộ, gia niệm, gia lực mà thôi. Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự lực: “Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”.
Chư thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước và báo truyền thông tin ấy cho người quá vãng mà thôi. Họ không có uy lực ban phước lành cho ai cả.

11- Huyền bí, bí mật: Giáo pháp của đức Phật không có cái gì được gọi là huyền bí, bí mật cả. Đức Phật luôn tuyên bố là “Như Lai thuyết pháp với bàn tay mở ra”; có nghĩa là ngài không có pháp nào bí mật để giấu kín cả!

12- Tâm linh: Ngày nay, người ta tràn lan lễ hội, tràn lan mọi loại điện thờ với những hình thức mê tín, dị đoan, sa đoạ văn hoá... mà ở đâu cũng rêu rao các giá trị tâm linh. Đạo Phật không hề có các kiểu tâm linh như vậy. Thuật ngữ tâm linh này được du nhập từ Trung Quốc. Và rất tiếc, tôi không hề tìm ra nguồn Phật học Pāli hay Sanskrit có từ nào tương thích với chữ “linh” này cả!

13- Niết-bàn: Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ” như ngài Huệ Năng đã nói rõ: “Phật pháp tại thế gian. Bất lý thế gian giác. Ly thế mịch bồ-đề. Cáp như tầm thố giác”. Thố giác là sừng thỏ. Và giác ngộ cũng vậy, chính ở trong khổ đau, phiền não mới giác ngộ bài học được.

14- Bỏ khổ, tìm lạc: Tu Phật không phải là bỏ khổ, tìm lạc. Xin lưu ý cho: Khổ và Lạc chính là căn bản của phiền não!

15- Tu để được cái gì! Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc. Đạo Phật là vô ngã. Hãy xin đọc lại Bát-nhã tâm kinh.

16- Tu là sửa: Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham sân si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này thì tu kiểu gì cũng trệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên.

17- Vía: Đạo Phật không có vía nào cả. Vía, hồn, phách là quan niệm của nhân gian. Ví dụ, ba hồn bảy vía. Ví dụ, nam thất, nữ cửu – nam bảy vía, nữ chín vía. Nếu là nam thất, nữ cửu thì nó trùng với nam 7 khiếu, nữ 9 khiếu. Vía là phần hồn. Không có cái hồn, cái linh hồn tự tồn tại nếu không có chỗ nương gá. Vía không độc lập được. Như danh - phần tâm, sắc - phần thân – luôn nương tựa vào nhau. Chỉ có năng lực thiền định mới tạm thời tách lìa danh ra khỏi sắc, như Cõi trời Vô tưởng của tứ thiền. Tuy nhiên, cõi trời Vô tưởng hữu tình này không phải là không có danh tâm mà chúng ở dạng tiềm miên.  Còn các Cõi trời Vô sắc thì sắc không phải là không có, chúng cũng ở dạng tiềm miên. Thật đáng phàn nàn, Phật và Bồ-tát đều có “vía” cả! Và cũng thật là“đau khổ” khi trong lễ an vị Phật, người ta còn hô “Thần nhập tượng” nữa chứ!

18- Bồ-tát: Bồ-tát là âm của chữ Bodhisatta: Chúng sanh có trí tuệ. Vậy, chúng ta tạm thời bỏ quên “khái niệm Bồ-tát” quen thuộc trong kinh điển mà trở về với nghĩa gốc là “chúng sanh có trí tuệ”. Và như vậy, sẽ có hạng chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Thanh Văn; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Độc Giác; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Chánh Đẳng Giác. Ngoài 3 loại chúng sanh có trí tuệ trên – không có loại chúng sanh có trí tuệ nào khác.

19- Phật: Phật là âm của chữ Buddha, nghĩa là người Giác ngộ. Vậy chúng ta nên tạm thời bỏ quên “khái niệm Phật” từ lâu đã mọc rễ trong tâm thức mà trở về nghĩa gốc là bậc Giác ngộ. Vậy, có người Giác ngộ do nghe pháp từ bậc Chánh Đẳng Giác, được gọi là Thanh Văn Giác. Có người Giác ngộ do tự mình tu tập vào thời không có đức Chánh Đẳng Giác, được gọi là Độc Giác. Có vị Giác ngộ do trọn vẹn 30 ba-la-mật, trọn vẹn minh và hạnh nên gọi là Chánh Đẳng Giác.
Không có vị Giác ngộ (Phật) nào ngoài 3 loại Giác ngộ trên.

20- Thể nhập: Tu là không thể nhập vào cái gì cả. Thể nhập là bỏ cái ngã này để nhập vào cái ngã khác. Cãi ngã khác ấy có thể là dòng sông, có thể là ngọn núi, có thể là một cội cây, có thể là một thần linh, thượng đế. Cái cụm từ “thể nhập pháp giới” rất dễ bị hiểu lầm. Khi đi, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái đi; khi nói, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái nói; khi ăn, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái ăn – thì đấy mới đúng nghĩa “thể nhập pháp giới”, ngay giây khắc ấy, mọi tham sân, phiền não không có chỗ để phan duyên, sanh khởi.

Ngoạ Tùng Am, Sơ Xuân 2015
Minh Đức Triều Tâm Ảnh 


■ 75 comments từ ngày 11/3 đến 25/3/2015:

Huyền Thư
Khách
Con cảm ân Thầy về bài pháp tinh tế và quý giá! Độ dài của bài có lẽ cũng chỉ "2 trang giấy" nhưng giúp chúng con hiểu và tỉnh ra hơn "2 trang đọc - chép" như những cái máy!

Vũ Thanh Hà
Khách
Kính Thầy Minh Đức

Theo ý của Thầy thì chúng ta nên vứt bỏ các quyển Tự điển này luôn, phải không ạ?!...
_“Phạn Hán Đại Từ Điển” Trang 375 có ghi:

Dharma-skandha: Pháp (điển) chi chương tiết, pháp luật hoặc tông giáo giới luật đích nhất bộ môn, (kinh văn) Pháp Uẩn, bát thiên tụng, phiên dịch danh nghĩa, Pháp Môn, Bảo Tính Luận

_
八萬四千度門
bát vạn tứ thiên pháp môn <bktt>

------------------------
佛陀之一代教法的總稱。又稱八萬四千法蘊、八萬四千法聚、八萬四千法藏、八萬四千度門,或八萬法蘊、八萬法藏。爲對治衆生八萬四千煩惱所施設的法門。八萬四千法是表示法門之多,幷非實數。
phật đà chi nhất đại giáo pháp đích tổng xưng. hựu xưng bát vạn tứ thiên pháp uẩn
bát vạn tứ thiên pháp tụ bát vạn tứ thiên pháp tạng bát vạn tứ thiên độ môn , hoặc bát vạn pháp uẩn bát vạn pháp tạng . vi đối trị chúng sinh bát vạn tứ thiên phiền não sở thi thiết đích pháp môn . bát vạn tứ thiên pháp thị thị pháp môn chi đa , tinh phi thật số .
84000 Pháp Môn là sự gộp xưng chung Giáo Pháp một đời của Đức Phật Đà. Lại xưng là 84000 Pháp Uẩn, 84000 Pháp Tụ, 84000 Pháp Tạng, 84000 Độ Môn, hoặc 8 vạn Pháp Uẩn, 8 vạn Pháp Tạng… là Pháp Môn đối trị với chỗ phát khởi 84000 phiền não của chúng sinh. 84000 Pháp là biểu thị cho nhiều Pháp Môn, đều chẳng phải là con số thật.

《維摩經》卷下〈菩薩行品〉(大正14•553c阿難,有此四魔八萬四千諸煩惱門,而諸衆生爲之疲勞。
duy ma kinh quyển hạ bồ tát hành phẩm 〉(đại chính 14•553c‘a nan , thử tứ ma bát vạn tứ thiên chư phiền não môn , nhi chư chúng sinh vi chi bì lao . ’
“Duy Ma Kinh”, quyển Hạ (Phẩm Bồ Tát Hạnh) (Đại Chính 14•553c
: “Này A Nan! Vì 84000 các Môn phiền não của bốn Ma này mà các chúng sinh bị lao khổ mệt nhọc”
《大毗婆沙論》卷七十四雲(大正27•385c受化有情有八萬行,爲對治彼八萬行故,世尊爲說八萬法蘊,彼諸有情依佛所說八萬法蘊,入佛法中,作所應作各得究竟。
đại tỳ bà sa luận quyển thất thập tứ vân đại chính 27•385c‘thụ hoá hữu tình hữu bát vạn hành , vi đối trị bỉ bát vạn hành cố , thế tôn vi thuyết bát vạn pháp uẩn , bỉ chư hữu tình y phật sở thuyết bát vạn pháp uẩn , nhập phật pháp trung, tác sở ưng tác các đắc cứu cánh.’
“Đại Tỳ Bà Sa Luận” quyển 14 nói rằng
Đại Chính 27•385c”Nhận chịu cảm hóa Hữu Tình có 8 vạn Hành, vì đối trị 8 vạn Hành ấy cho nên Đức Thế Tôn mới nói 8 vạn Pháp Uẩn. Các Hữu Tình kia y theo 8 vạn Pháp Uẩn do Đức Thế Tôn nói, nhập vào trong Pháp, làm điều nên làm đều được cứu cánh”
<#>
此外,慧遠《維摩義記》卷七記載,佛答喜王菩薩,有三昧名了法本,菩薩行之便速遂致八萬四千諸度門。佛德具有三百五十種門,一一門中皆修六度爲因,便有二千一百諸度,以此諸度對治四大六衰之患,便爲二萬一千諸度。再以二萬一千諸度對治四種心病,便有八萬四千諸度。其中,治多貪病二萬一千,治多嗔病二萬一千,治多痴病二萬一千,三毒等分二萬一千,合計即爲八萬四千。
<#>thử ngoại , tuệ viễn
duy ma nghĩa ký quyển thất tái , phật đáp hỷ vương bồ tát , hữu tam muội danh ‘liễu pháp bản ’, bồ tát hành chi tiện tốc toại chí bát vạn tứ thiên chư độ môn . phật đức cụ hữu tam bách ngũ thập chủng môn , nhất nhất môn trung giai tu lục độ vi nhân , tiện hữu nhị thiên nhất bách chư độ , dĩ thử chư độ đối trị tứ đại lục suy chi hoạn , tiện vi nhị vạn nhất thiên chư độ . tái dĩ nhị vạn nhất thiên chư độ đối trị tứ chủng tâm bệnh , tiện hữu bát vạn tứ thiên chư độ . kỳ trung trị đa tham bệnh nhị vạn nhất thiên , trị đa sân bệnh nhị vạn nhất thiên , trị đa si bệnh nhị vạn nhất thiên , tam độc đẳng phần nhị vạn nhất thiên , hợp kế tức vi bát vạn tứ thiên .
Ngoài ra, Tuệ Viễn “Duy Ma Nghĩa Ký” quyển 7 ghi chép là: Đức Phật đáp lại câu hỏi của Hỷ Vương Bồ Tát :“Có Tam Muội tên là Liễu Pháp Bản, Bồ Tát thực hành liền mau đạt đến 84000 các Độ Môn. Đức (Guṇa) của Phật có 350 loại Môn, trong mỗi một Môn đều tu 6 Độ (6 Ba La Mật) làm Nhân (Hetu) liền có 2100 các Độ. Đem các Độ này đối trị với tai vạ của 4 Đại, 6 Suy liền là 21000 các Độ. Lại đem 21000 các Độ đối trị với 4 loại bệnh của Tâm liền có 84000 các Độ, trong đó trị bệnh tham nhiều có 21000, trị bệnh sân nhiều có 21000, trị bệnh si nhiều có 21000, Đẳng Phần của 3 Độc có 21000. Tính gộp lại tức là 84000

Phong Van
Khách
Người chưa chứng quả thì có bàn luận tới đâu chỉ là một cái máy cassette thu đi phát lại thôi, chẳng những thế mà còn bị nhiễu âm rất nhiều, như bài viết trên đây chẳng hạn.
Đã đạt Niết Bàn đâu mà dám chê người khác hiểu lầm Niết Bàn? Giống như các chàng mù sờ voi thôi. Chàng nào cũng chê người kia sai. Mạt pháp là ở chỗ này, không đâu xa!

Vũ Thanh Hà
Khách
Thầy Minh Đức nói:
“- Nếu thần thức đã lìa khỏi thân rồi – thì họ đã tái sanh vào cõi khác rồi, ngay tức khắc. Khi ấy thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đã mất”
Xin hỏi Thầy, “hồi hướng Phước” là tự lực hay tha lực?.

15- Tu để được cái gì! Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc. Đạo Phật là vô ngã. Hãy xin đọc lại Bát-nhã tâm kinh.
Thưa Thầy, vậy dòng nghiệp báo của Đức Phật với các bậc Thánh Đệ Tử là Ngã hay Vô Ngã.
Nếu Vô Ngã thì giống như nhau.
Còn nếu khác thì cái gì khiến cho chúng ta biết đó là nghiệp báo riêng

_“Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”. Là Ngã hay Vô Ngã?

Nguyễn T. Hiếu
Khách
Bài viết trên đây của Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh rất hay.
Nội dung của bài nầy:
1) Phản ảnh tuệ giác của các cao tăng như: Thích Nhật Từ, Thích Thanh Từ, Thích Tuệ Sỹ …
2) Cảnh tỉnh … đại đa số … các “tăng sĩ” ngày nay chỉ biết … tiền … tiền và tiền … và chỉ biết … biến chùa chiền … thành nơi kinh doanh để tạo ra … tiền.
3) Giáo hoá Phật tử con đường tu theo Phật dạy ... để từ bỏ mê tín dị đoan như: cúng sao, xin giải hạn, tin ngày lành, tháng tốt, xin xâm …
4) Thầy Minh đức Triều tâm Ảnh viết : Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ”

Như vậy ... Niết bàn còn không có !!! ... thì làm gì có ??? ... cảnh giới Tây phương Cực lạc.

GS001
Khách
Tác giả đã đưa ra nhiều tiết mục rất HỮU ÍCH và LÝ THÚ để khai triển và bàn cải. Bài viết quí giá này thế nào cũng sẽ tạo ra nhiều tranh luận. Cho nên tôi xin đăng lại ý kiến của tôi về tinh thần tranh luận giữa các Phật tử mà tôi đã đăng ở bài ĐÊM ĐẦU ĐÀ:

Tôi rất hoan hĩ mỗi khi thấy quí Phật tử tranh luận THẲNG THẮN và có SỰ THẬT. Dầu đôi khi nặng lời, nhưng nói có SỰ THẬT, thì vẫn đáng trân trọng như thường. Vì ĐẠO PHẬT là ĐẠO SỰ THẬT (là ĐẠO GIÁC NGỘ SỰ THẬT) thì đương nhiên phải quí trọng SỰ THẬT hơn tất cả. ĐẠO PHẬT cũng là đạo VÔ NGÃ (để khám phá SỰ THẬT VÔ NGÃ) do đó nếu ai vì bị chê SAI mà TỰ ÁI thì không xứng đáng là người TRÍ TUỆ đi theo con đường tiến đến GIÁC NGỘ SỰ THẬT VÔ NGÃ. ĐẠO PHẬT sẽ được hoàn hảo hơn khi mọi SỰ THẬT đúng sai đều được tỏ lộ rõ ràng để chấn chỉnh. Đã là ĐẠO SỰ THẬT thì không lẽ lại SỢ SỰ THẬT ư?

Nói đến SỰ THẬT thì dĩ nhiên phải nói đến ĐÚNG (sự thật) hoặc SAI (sự thật). ĐÚNG tức là CHÁNH, SAI tức là TÀ. CHÁNH/TÀ của ĐẠO PHẬT lấy mục tiêu NIẾT BÀN để quyết định. CHÁNH là nhắm đúng hướng tiến về NIẾT BÀN. TÀ là chệch hướng, lạc hướng đi về NIẾT BÀN. Muốn có CHÁNH thì người tu cần học đầy đủ CHÁNH KIẾN của PHẬT, một bậc đã có sự GIÁC NGỘ, TOÀN TRI, TOÀN GIÁC, đã đi trọn con đường BÁT CHÁNH ĐẠO và đã đến NIẾT BÀN có đẩy đủ TAM MINH và LỤC THÔNG. Ai tu theo pháp môn nào với những lời dạy chưa có “cầu chứng” từ trong KINH TẠNG của PHẬT và từ sự hướng dẫn của những bậc Tổ chưa đủ TAM MINH, thì rất nên cẩn thận. Vì đó là những lời chỉ đường của những người chưa thực biết rõ trọn vẹn chưa thực đi hết con đường giải thoát.

Xin tán dương công đức của THƯ VIỆN HOA SEN đã tạo ra một diễn đàn "TÔN TRỌNG SỰ THẬT" cho mọi Phật tử tranh luận một cách thoải mái. Tôi rất tán đồng và ca ngợi tinh thần mà ban biên tập TVHS đã đề ra cho chính mình là: "KHÔNG PHÊ PHÁN", "KHÔNG CHỐNG ĐỐI", "KHÔNG DÍNH MẮC". Giữ được tinh thần VÔ TƯ như thế mọi tư tưởng mới có thể được đưa lên diễn đàn một cách dễ dàng mà không bị ngặn chận hay cắt xén, để cho mọi Phật tử có cơ hội được thấy, suy gẫm và học hỏi. Dĩ nhiên mỗi cá nhân của BAN BIÊN TẬP vẫn có thể đóng vai một ĐỘC GIẢ để cũng có PHÊ PHÁN, CHỐNG ĐỐI, và dính mắc như mọi độc giả khác.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát, Ma Ha Tát.

Bà Cécile Thủy
Khách
Niết bàn có hai loại.
Thế nhưng...thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh nói chỉ có một loại. Thầy viết:
Niết-bàn: Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ”...

Thế nhưng kinh, Phật có nói hai loại Niết bàn:
1) Niết bàn lùc còn sống ..... và Phật giáo Đại thừa đặt cho cái tên rất văn hoa là .... Hữu dư Niết bàn
2) Niết bàn sau khi chết .......mà Phật giào Đại thừa đặt cho cái tên rất văn hoa là ....Vô dư Niết bàn

Xin thầy Minh Đức hay vị cao nhân nào đó cho biết tôn ý về hai loại Niết bàn nầy ...
thay vì chỉ có một Niết bàn ...như thầy Minh Đức viết trong bài nói trên

Thanh Thanh
Khách
TÁM VẠN BỐN NGÀN PHÁP MÔN
八萬四千法門
the eighty-four thousand kinds of teaching.
(Buddhist Chinese-English Dictionary Charles Muller, giáo sư đh Tokyo)
~~~~~~~~~~~~~~
八萬四千法門
caturaśītyā dharma-skandha-sahasraiḥ.
( Buddhist Chinese-Sanskrit Dictionary của Akira Hirakawa, giáo sư đh Tokyo)
~~~~~~~~~~~~~~
Trên là trích từ cuốn 2 từ điển của 2 học giả uy tín có rất nhiều công trình nghiên cứu Phật học tầm thế giới. ....
.......

(BBT TVHS: Chúng ta chỉ nên bàn luận về Pháp, không luận bàn về người)

Phap Chi
Khách
Tôi rất đồng tình với bài viết của thầy Minh Đức. Bài rất hay và chúng ta nên suy ngẫm cho thực trạng Phật giáo hiện nay. Nhưng theo tôi, có một chỗ chưa được ổn lắm. Đó là phần nói vế pháp uẩn và pháp môn.

Nếu nói đạo Phật là thấy như thực thấy, nghe như thực nghe thì cũng chẳng nên tranh luận vấn đế này làm gì. Nhưng thầy viết: "Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng là có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được". Câu này hơi võ đoán. Có nhiều người nghĩ là nhiều pháp môn trong đạo Phật lắm, chứ không phải "ai cũng tưởng" như thầy nhận xét đâu (tất nhiên cũng có thể có người tin thế thật). Thầy viết tiếp "Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này?" Câu ngay sau của thầy đã trả lời câu hỏi này "Còn nữa, xin lưu ý, 8 vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ thời".

Nếu thầy hỏi câu đó "Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này?" thì sẽ hỏi lại thầy "Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn pháp uẫn". Hay chỉ là số uẩn rất nhiều mà thôi.

Ngoài ra, theo ý kiến tôi, pháp uẩn hay pháp môn trong ngữ cảnh này không quan trọng nếu "thấy như thật, nghe như thật". Nếu đã có 84000 pháp uẩn thì cũng có thể có 84000 cách phá các uẩn đó (pháp môn). Vấn đề này diễn ra từ thời Đức Phật: ngài dạy mỗi người một cách tu tuỳ theo nghiệp lực của từng người, chứ đâu có dạy 1 phương pháp (pháp môn) đâu. Ví dụ Ngài dạy ngài Anan tu khác, ngài dạy ngài La Hầu La tu khác. Những thứ như thiền tuệ, thiền định,... là việc kết tập kinh điển sau này. Kinh Kim Cang nói "đến chánh pháp cũng phải bỏ chứ còn phi pháp". Chấp vào ngôn ngữ thì không còn là thấy như thực thấy nữa rồi.

Phap Chi
Khách
Tôi rất đồng tình với bài viết của thầy Minh Đức. Bài rất hay và chúng ta nên suy ngẫm cho thực trạng Phật giáo hiện nay. Nhưng theo tôi, có một chỗ chưa được ổn lắm. Đó là phần nói vế pháp uẩn và pháp môn.

Nếu nói đạo Phật là thấy như thực thấy, nghe như thực nghe thì cũng chẳng nên tranh luận vấn đế này làm gì. Nhưng thầy viết: "Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng là có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được". Câu này hơi võ đoán. Có nhiều người nghĩ là nhiều pháp môn trong đạo Phật lắm, chứ không phải "ai cũng tưởng" như thầy nhận xét đâu (tất nhiên cũng có thể có người tin thế thật). Thầy viết tiếp "Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này?" Câu ngay sau của thầy đã trả lời câu hỏi này "Còn nữa, xin lưu ý, 8 vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ thời".

Nếu thầy hỏi câu đó "Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này?" thì sẽ hỏi lại thầy "Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn pháp uẫn". Hay chỉ là số uẩn rất nhiều mà thôi.

Ngoài ra, theo ý kiến tôi, pháp uẩn hay pháp môn trong ngữ cảnh này không quan trọng nếu "thấy như thật, nghe như thật". Nếu đã có 84000 pháp uẩn thì cũng có thể có 84000 cách phá các uẩn đó (pháp môn). Vấn đề này diễn ra từ thời Đức Phật: ngài dạy mỗi người một cách tu tuỳ theo nghiệp lực của từng người, chứ đâu có dạy 1 phương pháp (pháp môn) đâu. Ví dụ Ngài dạy ngài Anan tu khác, ngài dạy ngài La Hầu La tu khác. Những thứ như thiền tuệ, thiền định,... là việc kết tập kinh điển sau này. Kinh Kim Cang nói "đến chánh pháp cũng phải bỏ chứ còn phi pháp". Chấp vào ngôn ngữ thì không còn là thấy như thực thấy nữa rồi.

Đào Hữu Điền
Khách
không đến, không đi - không có, không không - không sanh, không diệt,... Trân trọng cảm ơn Thầy !

Hoa Nguyen
Khách
Tác giả bài viết có thể bị ám ảnh bởi câu nói “Tôn giáo là thuốc phiện của tâm hồn “, nên nói quanh co để cho Phật giáo không phải là tôn giáo. Như thế có thể để phù hợp với tư tưởng duy vật, vô thần đang thống trị ở nhiều nơi trên thế giới. Góp ý này chỉ xét điểm đầu tiên trong bài viết trên:
Minh Đức Triều Tâm ảnh :” 1- “Tôn giáo: Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác”.

Nhưng thế nào là Tôn giáo ? Không phải chỉ thờ một Thượng đế và cho là vị toàn năng tạo dựng ra, điều hành vũ trụ, thế giới, con người, mới là tôn giáo. Vì đó chỉ là tôn giáo Nhất thần (tôn thờ một bậc sáng tạo siêu nhiên duy nhất).
Tuy nhiên, tôn giáo còn có thể thờ nhiều vị thần cai quản, chi phối, có quyền lực trên đời sống của con người , như tôn thờ thần sinh sản (con người, cây cối, thú vật), thần chết, thần mặt trời, thần núi, thần sông, thần biển (Long vương), thần sấm sét, mưa gió, v.v…,.Đó gọi là tôn giáo Đa thần giáo. Ở VN , đạo Cao Đài là tôn giáo Đa thần vì thờ Giê su, Thích ca, Ngọc hoàng Thượng đế, Khổng tử, Lão tử…
Nhưng còn có một thứ tôn giáo khác nữa được triết học tây phương xếp vào loại Phiếm thần (Pantheism) , cho giữa thế giới tự nhiên và năng lực siêu nhiên trong vũ trụ có sự liên hệ, và có thể chuyển đổi qua lại được. Họ thấy siêu nhiên (mang tính thần thánh) có thể trở thành tự nhiên (con người, thú vật, cây cối). Thần có thể chỉ là người có tài năng, đức hạnh khi chết trở thành các bậc được thờ như Thành hoàng, Quan thánh, Mẫu, bà chúa Sứ. Có nhà nghiên cứu tôn giáo xếp Phật giáo vào tôn giáo Phiếm thần, vì đức Phật được coi là con người của tự nhiên (có sinh, bệnh, lão, tử), nhưng khi nhập niết bàn thì ngài thành siêu nhiên, vĩnh viễn tồn tại trong an lạc. Đó cũng gần giống quan điểm Bắc tông nhìn thấy Phật hiện hữu trong Hóa thân (con người), và trong Pháp thân (Phật). Hóa thân và Pháp thân nằm quan điểm Tam thân của Phật có từ thời Đại chúng bộ, và chấp nhận Phật Thích ca vừa là nhân vật lịch sử, vừa là bậc siêu việt, đắc nhiều thần thông, vẫn hiện hữu ở niết bàn bằng pháp thân trong thường, lạc, ngã, tịnh. Tuy vậy, rất có thể không Phật tử nào chấp nhận cái từ “Phiếm thần” mà triết học tây phương gán cho Phật giáo.
Nếu ai thuộc Nam tông như ông Minh đúc Triều tâm ảnh, có thể chỉ chấp nhận một Thích Ca của lịch sử, mà sau khi giác ngộ, ngài đi thuyết giảng đạo Phật ở Ấn Độ trong 45 năm rồi chết (nhập niết bàn), vĩnh viễn không trở lại với thế gian, không còn ảnh hưởng gì với mọi sinh hoạt của con người (ngoài kinh điển để lại). Nhưng cũng có thể khi ai nghĩ như thế cũng không phải họ theo phiếm thần, mà là theo Phật giáo vô thần, gần với duy vật, đoạn kiến. Vì họ thấy không còn liên hệ gì giữa sự sống và sự chết, dù bất cứ con người lịch sử như thế nào. Đọc lại Trường bộ kinh, Nikaya, sẽ thấy Phật mô tả nhiều cảnh Trời với chư thiên như thế nào. Đọc Tiểu bộ kinh thấy có nhiều tiền thân Phật. Ngay trong một vài sự tích về Phật được truyền tụng mà ai cũng biết , cũng kể Phật từng gặp, đàm thoại với Phạm Thiên, Ba Tuần, Dạ xoa sau khi đắc đạo và trước khi nhập Niết bàn. Đức Thích ca còn giảng dạy có một hay nhiều kiếp sống sau khi chết, chuyện nhân quả, nghiệp báo, tái sinh, luân hồi trong 6 nẻo, nên không thể cho Phật giáo chủ trương Đoạn kiến hay duy vật được. Nhân đây , có người trong đạo Phật ngày nay thuyết giảng là địa ngục không có, cõi trời cũng không có, thì có thể để làm giảm nhẹ chuyện tái sinh, luân hồi, và như thế càng đưa đạo Phật ra ngoài tính chất tôn giáo, để gần với đời thường hiện thực hơn. Để không còn là thuốc phiện ru ngủ. Ngoài ra, cũng nên biết thời Phật đã có chủ thuyết duy vật, và cũng có một tôn giáo lớn khác, cùng thời với đạo Phật, và ngày nay còn tồn tại ở Ấn Độ với tín đồ đông hơn Phật tử ở Ấn, là Kỳ na giáo (Jainism); họ cũng không tin ở Đại ngã (Thượng đế) của Bà la môn, và họ tu khổ hạnh (hay giữ giới nghiêm khắc) hơn Phật giáo nhiều . Cho nên không phải khi không chấp nhận có thượng đế, thì không còn là tôn giáo nữa.

GS001
Khách
NIẾT BÀN là gì?

Xin đừng tưởng tượng quá cao xa và ly kì về NIẾT BÀN để làm cho đường tu trở thành mơ hồ. Với tôi, NIẾT BÀN chỉ giản dị là "HẾT KHỔ" hay chính xác hơn là "TẬN DIỆT KHỔ", tức diệt luôn cái NGUYÊN NHÂN của KHỔ để nó không còn tái phát nữa. Nếu KHỔ được coi như là một thứ BỆNH thì NIẾT BÀN là lúc BỆNH KHỔ được hoàn toàn LÀNH và không còn có thể tái phát.

Bởi thế NIẾT BÀN còn gọi là DIỆT ĐẾ tức SỰ THẬT lúc KHỔ được TẬN DIỆT. Đó là SỰ THẬT thứ 4: DIỆT ĐẾ, ở trong 4 THÁNH ĐẾ. Bậc thật sự chứng được NIẾT BÀN cũng là bậc đã thấy rõ luôn phương cách ĐI ĐẾN NIẾT BÀN để chỉ dạy lại cho người khác, chứ không phải chỉ “HOÁT NHIÊN ĐẠI NGỘ” mà không biết tại sao? và không chỉ lại được cho ai. Nói chung vị đó là vị đã “Thắng tri” tất cả 4 SỰ THẬT của 4 THÁNH ĐẾ:

1. SỰ THẬT về KHỔ
2. SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN của KHỔ
3. SỰ THẬT về NIẾT BÀN
4. SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG đi đến NIẾT BÀN.

Chuyện DIỆT TẬN KHỔ có thể xảy ra ngay trong đời này mà không cần phải đi đến một cỏi nào khác, do đó thật là lầm lẫn khi một ai đó tưởng tượng về một "CỎI NIẾT BÀN" mà hễ ai đến đó thì sẽ đắc NIẾT BÀN. Phải hiểu rằng sự đắc chứng NIẾT BÀN chỉ do TUỆ GIÁC. Khi TUỆ GIÁC đã được phát triển đến trình độ thấy rõ được tất cả 4 SỰ THẬT của 4 THÁNH ĐẾ thì mới có thể chấm dứt VÔ MINH và xứng đáng gọi là bậc GIÁC NGỘ.

VÔ MINH là trình độ chưa hoàn toàn ra khỏi được sự KHỔ và được PHẬT định nghĩa ở trong Tương Ưng Bộ Kinh là lúc chưa thấy được tất cả 4 THÁNH ĐẾ:

“Này Tỷ-kheo, chính là không rõ biết KHỔ, không rõ biết KHỔ TẬP, không rõ biết KHỔ DIỆT, không rõ biết CON ĐƯỜNG đưa đến KHỔ DIỆT. Này Tỷ-kheo, đấy gọi là VÔ MINH.”

Lưu-tâm-Lực
Khách
Dạ đúng vậy thưa Thầy ! Niết-bàn không nơi chốn để chỉ nhưng để cho con người cãm thấy có một nơi chốn nào đó tạm gọi là khi đến đó hay nghỉ về chổ đó lòng người cãm thấy an vui tĩnh lặng.... cũng như Thầy vậy thôi tại sao phải tìm một nơi rừng tịch u để tu hành mà không ở lại thành phố gian nan cùng chúng sanh. Nếu một người ở tận Châu-phi không biết gì về đạo Phật mà được một ai đó nói rằng ở tại VN có một địa dư mà Thầy đang cư trú khi đến đó tâm người an tĩnh mọi việc phiền lụy đều như bay đi thì Thầy có nói rằng không có chổ như vậy chăng ? Thầy chê trách mọi người hiểu niết-bàn như Thầy viết mà chính Thầy cũng không hiểu hết ý khi Phật nói ra điều nầy. Người ta đang đói mà mình cho người ta ăn cháo lưỡi thì làm sao no được hởi Thầy. Pháp Phật là những viên thuốc trị bịnh cho từng mỗi người thì làm gì có chuyện chỉ có thuốc nầy hay còn thuốc kia là hại. Người học pháp Phật phải ghi nhớ Phật dạy : Ngay chính lời Ta nói mà có lòng nghi ngờ thì cũng đừng tin theo, huống là những hạng người ấy.....

Hong Nguyen
Khách
Minh Đức Triều Tâm Ảnh :” 2- Tín ngưỡng: Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường".

Đó là đạo Phật của ông MĐTTA, và tôi tôn trọng đạo Phật ông đang hành trì. Nhưng tôi và nhiều người theo đạo Phật khác, có tín ngưỡng, vì tin ở tha lực, ở hồi hướng, và tin khi thành tâm cầu xin nếu không được đáp ứng thì cũng đem lại an tâm cho họ, vì hy vọng sẽ có đấng lắng nghe lời cầu xin, có năng lực siêu nhiên giúp họ vượt qua những khó khăn khi họ bất lực, có thể đi đến tuyệt vọng. Hy vọng hão huyền ? Thì vẫn là hy vọng để sống, mà không làm chết ai. Còn thế nào là “những ước mơ dung tục của đời thường” (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) ? Thường là cầu xin tiền bạc , danh vọng, tình yêu, trong cơn bênh ngặt nghèo, lúc đang lo sợ thiên tai, nhân tai. Có phải chỉ cầu xin giúp hành trì đắc thánh quả mới không dung tục ?
Hai hôm trước tôi được đọc một tin trên Facebook từ báo mạng là một bà doanh nhân ở Thái Lan đến chùa cúng tạ ơn Phật đã phù hộ bà theo lời cầu xin trong công việc làm ăn. Bà ấy cúng dường lên Phật 300 cái đầu heo (hứa sau khi cúng thì cho người nghèo nào muốn lấy). Hình ảnh 300 cái đầu heo bày ra trên một diện tích rộng trông rất ấn tượng. Có nhiều ý kiến đọc thấy : Phật tử Theravada ở Thái Lan còn mê tín hơn Phật tử (Bắc tông) VN nhiều, giết 300 con heo để lấy đầu cúng Phật là phạm giới sát sinh rất nặng… Nghĩa là nhiều người phản đối cách cúng dường sau khi được phù trợ tốt như vậy (giá Phật đừng giúp bà, thì cứu được mạng 300 con heo, bà đỡ nhiều tội nghiệt). Nhưng tại sao bây giờ còn có người như Phật tử Nam tông đó làm như vậy ? Vì chắc chắc là có nhiều người ở Thái Lan đã làm như thế tuy vật cúng dường đáp trả của họ có lẽ không kinh khiếp như thế. Và chắc chắn phải công bình để thấy không phải ở Thái mới có chuyện như thế, nhưng nếu xảy ra ở VN vẫn có thể trả lễ bằng một con heo quay ở chùa Nam tông (chùa Bắc tông cúng chay, thì có thể bằng tiền trị giá tương đương con heo). Những thứ “mê tín” như vậy chưa thể bỏ được đâu, tôi tin Marx, và Mao trạch Đông cũng biết thế. Cho nên, trừ bậc xuất gia, chứ khi còn là phàm phu thì vẫn còn làm những việc cầu xin Phật, Bồ tát, chư Thiên phù hộ trong nhiều thứ việc khi con người thấy mình cần giúp đỡ, nhất là khi vô vọng, không biết giải quyết thế nào.

Nguyễn Hương Linh
Khách
Kính thưa Thầy MĐTTA! Theo như Thầy thì Đạo Phật không có luận. Vậy xin được Thầy phủ định hay khẳng định một trong muôn bộ luận là : TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI.Hay là bộ Thành Thật Luận là đúng hay không đúng. Học Đạo có nên học ở các bộ Luận này ?
Thứ đếnThầy nói: " chư Thiên có khả năng hoan hỷ phước và báo truyền thông tin ấy cho người quá vãng mà thôi. Họ không có uy lực ban phước lành cho ai cả." Vậy chư thiên là ai? họ ở đâu trong vũ trụ này?
Khi một người đã tái sinh rồi mà vẫn nhận được sự hồi hướng của người thân khi còn sống sao? Phật giáo Nguyên Thủy cũng tin vào điều huyền bí này ạ;
Xin Thầy nói rõ về Niết Bàn theo cái Nghĩ và chứng thực của Thầy có được ?
Hình như những điều của Thầy có vấn đề tự mâu thuẫn nhau hay sao ấy.
Nếu được Thầy giải đáp hoan hỷ thì không còn gì bằng

Nguyễn Hương Linh
Khách
chào GS001! ông là ai. nhà lãnh đạo tâm linh chăng. hành giả chăng? ông nói một phần sự thật mà ông thấy tôi xem. ông có đủ tam minh lục thông chăng. Ông thử nói bây giờ tôi là người nam hay nữ, bao nhiêu tuổi thế gian và ở đâu...
Đừng hợm hĩnh khi chưa qua được vài lần vợ dục ăn cơm hay quét nhà hay ôm cháu cho một lúc...

Diana Nguyễn
Khách
Nội dung bài của MĐTTA là chân lý của đạo Phật:
Đạo Phật ngày nay ... có hai loại tăng sĩ:
1) Các ... “tăng sĩ Đại thừa” ngày nay ...chỉ biết … tiền … tiền và ... tiền … chỉ biết … biến chùa chiền … thành nơi kinh doanh để ...kiếm … tiền. Họ khuyến khích Phật tử .. cúng sao, xin giải hạn, tin ngày lành, tháng tốt, xin xâm … với mục đích ... kiếm tiền ...
2) Ngược lại ... các cao tăng như: Dalai Lama, Thích Nhật Từ, Thích Thanh Từ, Thích Tuệ Sỹ … dù rằng họ tu hành theo các tông pháp khác như: Mật tông, Thièn tông hay ... nhưng họ vẫn hoằng pháp giống như thầy Minh Đức, Triều tâm Ảnh

Thật là đau lòng ... khi thấy phầm hạnh của các ...tăng sĩ Đại thừa ... bị suy thoái trầm trọng ...
Vì thế tín đồ Phật tử tại Việt nam chỉ có có 36% ... theo thống kê của nhà nước

GS001
Khách
Tại sao ĐẠO PHẬT không phải là một TÔN GIÁO?

Ví dụ như thế gian có một loại bệnh dịch kỳ lạ: Mọi người đang sống bỗng một lúc nào đó lăn đùng ra chết mà thiên hạ không ai biết lý do tại sao? Thiên hạ ai cũng tưởng đó chỉ là một hiện tượng TỰ NHIÊN không có gì phải thắc mắc nên cũng chẳng ai cố gắng tìm hiểu lý do.

Tuy nhiên có một bậc ĐẠI TRÍ TUỆ không chấp nhận đó là một chuyện TỰ NHIÊN mà phải có LÝ DO của nó, cho nên mới bỏ nhà ra đi để tìm LỜI GIẢI cho vấn đề. Thái độ của bậc ĐẠI TRÍ TUỆ mà tôi nói đó cũng như kiểu ông NEWTON không chấp nhận TRÁI TÁO RƠI là một chuyện tự nhiên mà phải có LÝ DO của nó. Nhờ thế mà ông ta mới khám phá ra định luật về TRỌNG LỰC (Gravity).

Bậc ĐẠI TRÍ TUỆ mà tôi nói ở trên không ai khác là PHẬT THÍCH CA nói riêng, hay Chư PHẬT nói chung, đều là những bậc thường bỏ nhà ra di tìm cho bằng được LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ của thế gian, phải tìm cho ra lẻ tại sao có SINH, LÃO, BỆNH, TỬ?

Thế rồi khi LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ đã tìm ra, CHƯ PHẬT luôn luôn tuyên bố lại cho thế gian biết như thế này:

"Nầy các tỳ kheo, bởi vì không thông hiểu, không thấu đạt 4 SỰ THẬT Cao Quý mà ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trãi qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử... Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt:

1. SỰ THẬT về KHỔ,
2. SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN của KHỔ,
3. SỰ THẬT về NIẾT BÀN (lúc KHỔ bị TẬN DIỆT),
4. SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG đi đến NIẾT BÀN

lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn phải tái sinh nữa."

Đó là toàn bộ LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ của thế gian mà CHƯ PHẬT luôn luôn tuyên bố sau mỗi khi THÀNH ĐẠO (tìm ra lời giải). Sự tuyên bố đó gọi là CHUYỂN PHÁP LUÂN (chuyển bánh xe Pháp). Và kể từ đó các ngài bỏ thời gian còn lại trong cuộc đời để giảng rõ thêm về 4 SỰ THẬT vi diệu đó.

Trong lời giải cho bài toán khổ, CHƯ PHẬT chưa bao giờ tuyên bố con người khổ là vì không tin, không cầu xin THẦN LINH này hay THẦN LINH kia, hay THƯỢNG ĐẾ. Tinh thần lời giải cho bài toán khổ mà chư Phật tuyên bố là tinh thần của SỰ THẬT, tinh thần của KHOA HỌC, chẳng khác gì khi một ông BÁC SĨ Y KHOA tìm ra được nguyên nhân của một loại DỊCH BỆNH và PHƯƠNG PHÁP chửa sạch loại DỊCH BỆNH đó.

Nếu ngành Y KHOA không phải là một TÔN GIÁO thì ĐẠO PHẬT cũng như vậy.

Lê Văn
Khách
Phật dạy rất chân tình
Nhưng con người vô minh
Tham, sân, si, tà kiến
Từ vô thỉ sinh thành
Dẫn đến nhiều khổ đau
Luận bàn hoài không hết
Chỉ khi nào thấy được
Không còn tham, sân, si
Từ ý, thân hành, khẩu
Là chứng được Niết bàn.

Nguyễn Hương Linh
Khách
Chào GS001! cái gì mà thật thì không thể là giả, nếu đã là thật thật thì cũng không bao giờ diệt được cả. Chính vì vô minh là không thật, thì việc gì phải diệt vô minh. vì vô minh là đầu mối của trùng trùng duyên khởi, cho nên người mà căn tánh nhanh nhẹn thấy được vô minh là không thật thì ngay đó đừng theo, chỉ cần không chấp vào nó thì không khổ không loạn..
Cho nên kinh đại thừa trong Tâm kinh có nói vô vô minh diệc... đến vô khổ, tập , diệt , đạo...
nói như thế không có nghĩa là tứ Diệu Đế là thấp mà chỉ là cách đối trị cho ngững người có tâm chấp thật có vô minh.. cũng thế tám con đường chánh đạo và 37 phẩm trợ đạo giúp cho hành giả tu theo tứ Diệu Đế từ từ loại bỏ tà kiến.. nhận ra chân lý rốt ráo bắt đầu bằng chánh kiến... và cuối cùng cũng chứng được cái vô minh là do chấp thật mà có, chứ đâu có diệt gì đâu.
Cho nên Đại thừa hay Tiểu thừa đâu có gì khác, có khác chăng là người tin theo Tiểu Thừa, thì không thể tin theo đại thừa. người đại thừa thì hiểu tiểu thừa mà họ hành theo cách đại thừa hay tiểu thừa cũng được. chỉ khác nhau cái mà nhà Phật gọi là căn tính đại và tiểu mà thôi.
người căn tính Đại Thừa hành Tiểu Thừa thì cũng thành đại. người đại thừa mà không khéo dùng Đại thì cũng thành Tiểu.
Chẳng qua chỉ là con sông mà con thì chỉ bơi trên mặt nước để qua , con thì lội thẳng qua thấu được từ mặt sông đến tận đáy, chứ đều là qua sông cả.
cho nên hiểu kinh đại thừa là không chống tiểu thừa( nguyên thủy ) mà là bao gồm cả Đại lẫn Tiểu.
còn trên thực tế khi tu thì tu cả Đại lẫn Tiểu. ví như đi đường khi khó thì phải đi bộ, dò từng bước . khi dễ thì dùng ô tô hay chảy nhảy tùy thích thì mau đến đích. còn chấp nhất vào một phương tiện thì rất khổ cho mình. như vậy Đại chẳng bỏ Tiểu, mà Tiểu chẳng xa Đại
Còn Niết Bàn của tiểu thừa vì chấp thật có vô minh nên mới đoạn diệt khổ... thì có Niết Bàn
Còn Đại Thừa thì biết vô minh không thật có, khổ đau chỉ như huyễn hóa cho nên mới nói : phiền não tức Bồ Đề.
Chính vì thế mà Tam Pháp Ấn của Chư Phật là dùng cho cả Đại lẫn Tiểu. ngoài ra còn có một Nhất Thật Tướng Ấn cho bâc đại giác.
Chứ còn nói là khổ ,tập, .. mà có thật như vàng ròng thì làm sao mà thay đổi được. ví như tiền giả thì một là đốt hai là đừng ôm giữ thì đều nhẹ nhàng cái túi thì khỏe khắn ...hề hề...

Lưu-tâm-Lực
Khách
Kính BBT !
Không hiểu góp ý của tôi trong bài viết nầy của tác giả MĐTTA có sai đi đường hướng của chủ trương BBT không mà chẳng thấy đưa lên. Không phải tôi muốn được đưa lên đây để có lợi lộc, nhưng tôi muốn biết là thật sự BBT có thật trung thực như chủ trương đã nêu khi thành lập thư viện. Tôi tin chắc là sự góp ý của tôi không có gì đi sai chủ trương của BBT. Bây giờ tôi xin đóng góp thêm một tí ý kiến mọn về cách nghĩ của tác giả khi đề cập chuyện hiểu lầm về đạo Phật.
1) Chúng sanh có hiểu lầm chỉ là tại những người gọi là thích tử mà thôi.
2) Thầy (tác giả) nếu cho rằng mình đúng khi nói ra những điều hiểu lầm về đạo Phật mà mãi đến bây giờ mới nói thì là một người tu không đúng như Đức Phật nói. Vì đã thật là đích thị đệ tử Phật thì dù có chết cũng nói ra những gì làm sai lời Phật dạy. Những mê tín mà tác giả nêu ra nó được thực hiện ở đâu nhiều nhất hiện nay vậy hởi Thầy.
3) Niết-bàn thì tôi xin nói lại ở góp ý trước mà không được đưa lên như sau : Niết bàn không thể chỉ rõ phương hướng, nhưng thật sự nó trùm khắp chổ nào cũng có. Nó có từng trong sát na khi con người cảm nhận an lành như một bài kinh, một lời pháp, một khung cảnhv.v.... nhưng nó cũng tan biến mất không còn nữa.....đây là chơn lý mà Đức Phật dạy về nghiã vô-thường. Với trí huệ của Phật thấy như vậy nên khuyên nhắc chúng sanh tu làm sao mà phải vượt thoát tam giới hầu đừng để vô thường chi phối. Chữ vô thường ở đây không có nghiã là chết. Ngoại trừ Phật và các Thánh đệ tử mới dám nói là Niết-bàn hiện tiền sau khi chứng A-la-hán, còn các Thầy hiện tại đừng rao giãng kiểu Niết-bàn như tác giả viết. Giảng như vậy là đúng nghiã nhưng làm chưa được thì chỉ là báng Phật mà thôi vì mình khuyếch tấn cái vô thường.... hiểu lầm là nguyên nhân nầy.

Tâm Thành
Khách
Kính tri ân Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh,
Dĩ nhiên còn những sai lâm do hành giả đang tu tập tạo ra nữa. Từ ngữ thế gian hay lạm dụng ý chánh pháp mà làm sai. Cho nên người đang tìm hiểu Phật pháp dễ bị hiểu sai, và sẽ là ngươì lạc vào tà kiến. Xin Sư viết thêm cho nhiều người được hiểu và nhìn thấy để tu tập để được an vui.
Riêng phần giải thích của Sư. Tâm Thành rất kính phục, sự sáng suốt định nghĩa những từ ngữ của Sư. Hành giả nào có thiền định tư duy, nếm được vị của giải thoát nơi tự tâm, thì mới thấy từ ngữ đó hay và đúng chánh pháp. Còn chưa ăn, nếm vị ngọt của pháp lạc thì còn đi vòng vòng chơi phía ngoài da. Người ta chỉ mặt trăng không nhìn cứ nhìn ngón tay, ý liễu nghĩa kinh không rõ cứ xem cuốn kinh cho là thật mà chấp vào.
Còn luận bàn thì còn tìm cầu nơi đến. Chỉ như thật thấy thì cảnh chân như hiện bày.
Kính chúc Sư MĐTTA sức khoẻ an nhiên tự tại. và kính mong Sư có nhiều bài giải thích ý hay đẹp nữa .
Tâm Thành

GS001
Khách
NGUYỄN HƯƠNG LINH: Chào GS001! cái gì mà thật thì không thể là giả, nếu đã là thật thật thì cũng không bao giờ diệt được cả. Chính vì vô minh là không thật, thì việc gì phải diệt vô minh. vì vô minh là đầu mối của trùng trùng duyên khởi, cho nên người mà căn tánh nhanh nhẹn thấy được vô minh là không thật thì ngay đó đừng theo, chỉ cần không chấp vào nó thì không khổ không loạn..

GS001: VÔ MINH nghĩa nôm na là NGU. NGU là thấy đồ GIẢ mà tưởng đồ THẬT. Tưởng THẬT, tưởng ĐÚNG, thì dĩ nhiên không có lý do để thay đổi. Đó gọi là CHẤP. Mỗi khi đã CHẤP thì phải chờ TRÍ TUỆ PHÁT TRIỂN để thấy được SỰ THẬT là thế nào, mới có thể bỏ cái GIẢ mà thôi. Không thể cứ nói “KHÔNG CHẤP” là ra khỏi được CHẤP.

Ví dụ như ngày xưa thiên hạ luôn luôn tưởng MẶT TRỜI đi quanh QUẢ ĐẤT ví sáng thấy nó mọc Phương Đông, chiều thấy nó lặn Phương Tây. Cho đến khi ông GALILEO khám phá QUẢ ĐẤT QUAY người ta mới biết MẶT TRỜI đứng yên chứ không đi từ ĐÔNG qua TÂY gì cả. Cho nên VÔ MINH là sự cứ tưởng nhận định của mình đúng. Và cách phá VÔ MINH là phải có sự phát triển TRÍ TUỆ để biết mình đã SAI. Trong Đạo Phật, TRÍ TUỆ sẽ được phát triển khi thực hành đầy đủ BÁT CHÁNH ĐẠO. ĐỨC PHẬT đã khẳng định ở trong Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Bát Niết Bàn rằng:

Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhứt Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong Pháp và Luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỷ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán.

NGUYỄN HƯƠNG LINH: Cho nên kinh đại thừa trong Tâm kinh có nói vô vô minh diệc... đến vô khổ, tập , diệt , đạêo... nói như thế không có nghĩa là tứ Diệu Đế là thấp mà chỉ là cách đối trị cho ngững người có tâm chấp thật có vô minh.. cũng thế tám con đường chánh đạo và 37 phẩm trợ đạo giúp cho hành giả tu theo tứ Diệu Đế từ từ loại bỏ tà kiến.. nhận ra chân lý rốt ráo bắt đầu bằng chánh kiến... và cuối cùng cũng chứng được cái vô minh là do chấp thật mà có, chứ đâu có diệt gì đâu.

Cho nên Đại thừa hay Tiểu thừa đâu có gì khác, có khác chăng là người tin theo Tiểu Thừa, thì không thể tin theo đại thừa. người đại thừa thì hiểu tiểu thừa mà họ hành theo cách đại thừa hay tiểu thừa cũng được. chỉ khác nhau cái mà nhà Phật gọi là căn tính đại và tiểu mà thôi.

GS001: Những tư tưởng trên tôi cũng đã được học từ các vị Tổ Trung Hoa. Nhưng bây giờ sau khi đã biết được đồ THẬT của PHẬT nên mới thấy những gì họ nói đều là thứ GIẢ.

Họ đã HIỂU LẦM câu kinh BÁT NHÃ “Không hề có VÔ MINH, không có HẾT VÔ MINH… vô KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO”:

Câu kinh đó diễn tả cảnh giới của một bậc chứng đắc, cái thấy của một bậc đã chứng ngộ VÔ NGÃ. Đến đó mới khám phá ra rằng: Té ra xưa nay chưa hề có một BÃN NGÃ. Chưa hề có BÃN NGÃ thì ai bị VÔ MINH? Do đó mới KHÔNG HỀ CÓ VÔ MINH, không có KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO, v.v.…Và sự khám phá đó chỉ có thể xảy ra sau khi BỒ TÁT QUÁN TỰ TẠI đã “quán chiếu thâm sâu 5 UẨN” để thấy THỰC TƯỚNG VÔ NGÃ của mình.

Quán chiếu thâm sâu 5 UẨN chính là thực hành THIỀN MINH SÁT, TỨ NIỆM XỨ. Đó thuộc phần CHÁNH NIỆM của BÁT CHÁNH ĐẠO. Nếu không thực hành điều đó thì sẽ ở mãi trong VÔ MINH CHẤP NGÃ mà thôi. Đó là lý do mà PHẬT đã khẳng định trong kinh TỨ NIỆM XỨ rằng:

Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Trình độ BÁT NHÃ là trình độ đã đến BỜ GIÁC, trình độ đã bỏ được thuyền để lên bờ. Người tu hành chưa tới bờ mà đòi bắt chước các bậc Thánh BỎ THUYỀN (không KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO) thì chỉ nạp mạng cho CÁ SẤU mà thôi.

trần chân
Khách
Đạo Phật là đạo TU để CHỨNG, chứ không phải HỌC để TRẢ BÀI. Thưa thầy MĐTTA, vô hình chung thầy chỉ là NGƯỜI TRẢ BÀI không hơn không kém,chưa chứng thì đừng lý luận phản bác...vì lý luận phản bác chỉ là " VÔ MINH CHẤP", một người lái xe qua đoạn đường bị ngập nưóc,xe bị chết máy ! chỉ có họ mới có lời khuyên "NHƯ THẬT" đến kẻ khác không nên vượt qua,vì họ đã "ĐẮC" hay đã "CHỨNG" sự việc. Tu cũng thế,phải HÀNH TRÌ và phải TRÃI NGHIỆM "NHƯ THẬT" mới bài xích phản bác hay đồng thuận, còn lý luận theo tính thế gian thì không phải là TU theo đạo Phật, đó chỉ là hồ đồ! trong 20 điều mà thầy MĐTTA đưa ra tôi tin rằng có hơn 15 điều chắc chắn thầy chẳng HÀNH TRÌ và TRÃI NGHIỆM,nghiã là thầy chẳng CHỨNG được điều gì mà chỉ là " VÕ ĐOÁN" !!! A DI ĐÀ PHẬT.

phattu
Khách
Thưa Sư, "văn hoá, nghệ thuật" thực ra cũng là một "phát triển" về sau thôi ạ, chứ thực ra trong Phật giáo thời kỳ đầu những "bộ môn" này cũng không phải là điều đáng được khuyến khích, thậm chí nó không được khuyến khích bằng "từ thiện" theo nghĩa rộng. Sao Sư lại đề cao từng lãnh vực một cách thiên vị như vậy? Phải chăng ở Huyền Không Sơn thương "văn học nghệ thuật" được nhiều người thích hơn là từ thiện không ạ?

Hoa Nguyen
Khách
Minh Đức Triều Tâm ảnh (MĐTTA) viết: ”3- Triết học: Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.
4- Triết luận: Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chơn, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận” (thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.”

Có thật là Phật giáo không phải triết học, và đức Thế Tôn không thích lý luận, mà chỉ thích nói kệ thi, hay chỉ “phán” ra theo kiểu “khải thị” từ bậc thánh cho chúng sinh nghe, chứ không giải thích, thuyết phục mọi hạng người kể từ giới Bà la môn trí thức thượng lưu, đến người cùng khổ thất học, bằng luận lý chặt chẽ, và dẫn chứng minh bạch? Nếu vậy thì làm sao Phật phản bác được 60 tà kiến của ngoại đạo trong kinh Phạm Võng, và đạo Phật đánh bại (về lý luận) 6 ngoại đạo sư của Ấn Độ thời cổ. Sau này ở Trung quốc còn có những luận chiến giữa Phật giáo với Khổng giáo, Lão giáo. Trích kinh Phạm Võng, Trường bộ kinh:
“. 71. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận chấp; những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận; những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Ngụy biện luận; những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô nhân luận; những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết; những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng sau khi chết; những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Đoạn diệt luận; những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương hiện tại Niết Bàn luận; những Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về quá khứ tối sơ; những Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ vào quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp. “ (Bản dịch của HT Minh Châu)
Tóm lại, Phật bác bỏ 62 luận chấp ngoại đạo, đó là những “Thường trú luận, Vô thường luận, Hữu biên, Vô biên luận, Ngụy biện luận, Vô nhân luận, Vô tưởng sau khi chết, Hữu tưởng sau khi chết, Phi hữu tưởng Phi vô tưởng luận sau khi chết, Đoạn diệt luận, Hiện tại Niết-bàn luận, v.v...
Nhưng đức Phật không dừng lại tại đó, ngài nêu lên thuyết Tứ Diệu đế, Vô Thường, Vô ngã, Duyên khởi, mà ngoại đạo không có. Vậy đừng học hay dạy Phật, theo kiểu tự mãn.
Về triết luận, thì đó là bộ A tỳ đàm luận , hay Abhidarmma (không phải lời Phật) mà nhiều bộ phái có, chứ không riêng gì Theravada. Sau này Nam tông có thêm bộ luận nổi tiếng là Thanh Tịnh đạo luận của Buddhaghosa, còn Bắc tông thìcó bộ Đại Trí độ luận của Long Thọ (có thể đọc cả đời không hết vì dài quá), Du già Sư địa luận của Vô Trước, Câu xá luận của Thế Thân… (chỉ kể vài bộ nhiều người biết , nhất là đã dịch ra tiếng Việt).

Hong nguyen
Khách
GS001 viết: Nói chung vị đó là vị đã “Thắng tri” tất cả 4 SỰ THẬT của 4 THÁNH ĐẾ:
1. SỰ THẬT về KHỔ,
2. SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN của KHỔ,
3. SỰ THẬT về NIẾT BÀN (lúc KHỔ bị TẬN DIỆT),
4. SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG đi đến NIẾT BÀN
Đó là sự thật khách quan, chứng minh được hay là luận thuyết mà không phải ai cũng chấp nhận, hay người ta chỉ chấp nhận với niềm tin lớn. Ví dụ có chắc gì Đạo đế đó dẫn tới Diệt đế, hay khi anh tập theo thiền Minh sát thì sẽ được giác ngộ, sẽ đắc A la hán, vào Niết bàn ? Chỉ có người tu theo Minh sát mới tin như thế, cũng có người như thày Thông Lạc thì không tin.

GS001 :" Nếu ngành Y KHOA không phải là một TÔN GIÁO thì ĐẠO PHẬT cũng như vậy."

Đây là khẳng định mang tính hô khẩu hiệu, tức vô nghĩa, mình nói mình nghe. Y khoa là một khoa học thực nghiệm, dù chưa thật hoàn bị, vì đã cứu trị được hàng triệu, triệu người, và giá trị đó được mọi người công nhận. Còn Phật giáo cho ra mấy ông A la hán, hay bao nhiêu người giác ngộ, nhất là trong hai ngàn năm trở lại đây. Có phải trước kia 1250 đệ tử Phật đều thành A la hán. Sau đó, bao nhiêu người tu theo Phật giáo để đưa tới mấy người giác ngộ như Phật ? Ngàn người tu có một chứng quả, được không ? Nên cho con số thống kê ước chừng, giản lược nhất.

Hong Nguyen
Khách
Diana Nguyễn viết: “Nội dung bài của MĐTTA là chân lý của đạo Phật:
Đạo Phật ngày nay ... có hai loại tăng sĩ:
Các ... “tăng sĩ Đại thừa” ngày nay ...chỉ biết … tiền … tiền và ... tiền … chỉ biết … biến chùa chiền … thành nơi kinh doanh để ...kiếm … tiền. Họ khuyến khích Phật tử .. cúng sao, xin giải hạn, tin ngày lành, tháng tốt, xin xâm … với mục đích ... kiếm tiền ...”

Sư này không theo Phật giáo Đại thừa:
Sư Thái bạo tay sắm 22 xe sang
Một nhà sư Thái Lan, từng gây xôn xao dư luận vì đi máy bay riêng và dính líu tới cáo buộc về quan hệ với trẻ vị thành niên, vừa bị phát hiện chi tổng cộng 3 triệu USD để mua 22 chiếc xe Mercedes.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/su-thai-bao-tay-sam-22-xe-sang-2847642.html
Dùng Google tìm tên Luang Pu Nen Kham Chattiko để thêm thông tin.

Uống trà
Khách
@Vũ Thanh Hà:
- “Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”. Là Ngã hay Vô Ngã? bạn đã đặt câu hỏi không đúng chỗ và đang trong vòng lẩn quẩn nhị nguyên. Phật nói thế là khuyến khích khả năng tự tu chứ không phải nhấn mạnh "hòn đảo của chính mình" nhé.

@Nguyễn T. Hiếu: "Niết bàn còn không có" .. Niết bàn vượt thoát khái niệm "có" và "không có". Khi bạn cho là "không có" tức là đã kẹt vào cái "có" rồi đó

@GS001: trong đoạn lý luận này của bạn có vấn đề : "Nói đến SỰ THẬT thì dĩ nhiên phải nói đến ĐÚNG (sự thật) hoặc SAI (sự thật). ĐÚNG tức là CHÁNH, SAI tức là TÀ. CHÁNH/TÀ của ĐẠO PHẬT lấy mục tiêu NIẾT BÀN để quyết định. CHÁNH là nhắm đúng hướng tiến về NIẾT BÀN. TÀ là chệch hướng, lạc hướng đi về NIẾT BÀN. Muốn có CHÁNH thì người tu cần học đầy đủ CHÁNH KIẾN của PHẬT, một bậc đã có sự GIÁC NGỘ, TOÀN TRI, TOÀN GIÁC, đã đi trọn con đường BÁT CHÁNH ĐẠO và đã đến NIẾT BÀN có đẩy đủ TAM MINH và LỤC THÔNG. Ai tu theo pháp môn nào với những lời dạy chưa có “cầu chứng” từ trong KINH TẠNG của PHẬT và từ sự hướng dẫn của những bậc Tổ chưa đủ TAM MINH, thì rất nên cẩn thận. Vì đó là những lời chỉ đường của những người chưa thực biết rõ trọn vẹn chưa thực đi hết con đường giải thoát. "
- Bạn đã nêu ra "SỰ THẬT" thì nó là "SỰ THẬT", không có chuyện "ĐÚNG"-"SAI". Bản thân "SỰ THẬT" không mang ý nghĩa "ĐÚNG"-"SAI", mà chỉ là "ĐÚNG"-"SAI" trong ý niệm của bạn. Và từ đó bạn lần mò đến chữ "CHÁNH" rồi nào là "CHÁNH KIẾN" :) ... cái "CHÁNH" ở đây chính là "SỰ THẬT", "CHÁNH KIẾN" là nhìn "SỰ THẬT" như là "SỰ THẬT" vậy, chứ không phải CHÁNH là nhắm đúng hướng tiến về NIẾT BÀN. TÀ là chệch hướng, lạc hướng đi về NIẾT BÀN như bạn đã ngôn nhận. Nếu NIẾT BÀN mà có hướng CHÁNH/TÀ như bạn nói thì chúng ta đã thành Phật hết rồi LOL :)

@Bà Cécile Thủy: Còn 1 loại nữa sao bà không nhắc luôn: Vô Trụ Xứ Niết Bàn :) Thưa bà, khi còn ở VN, tôi chưa biết trái Bơm(apple) là gì thì sẽ nghe chú bác kể nó có hình tựa trái Su, láng bóng, màu đỏ, hoặc xanh, ăn thì chua ngọt. Nhưng tôi cũng chỉ mường tượng được thôi, và khi sang đến Mỹ, cắn 1 miếng trái Bơm thì lúc đó tôi mới biết thực sự cái gì là trái Bơm. Vì vậy, NIẾT BÀN hay vài loại NIẾT BÀN chỉ là sự diễn đạt trên ngôn từ mà thôi, đừng quá quan trọng. Nếu bà tò mò thì em xin có vài lời:
1) Niết bàn lùc còn sống(mang hình hài) --> Hữu dư y Niết bàn, tức Niết bàn còn chút lậu hoặc, ví như cây quạt máy, bà tắt điện thì nó vẫn còn quay chứ đâu có dừng hẳn được.
2) Niết bàn sau khi chết(không còn hình hài chứ không có gì là "chết" cả) --> Vô dư y Niết bàn : dễ ợt, Niết bàn không còn lậu hoặc.

@Hoa Nguyen : A di Đà Phật, mô Bụt, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. Bạn muốn theo bất cứ ông Phật nào bạn thích, nhưng để đạt được giải thoát thì cõi Ta bà này chỉ có 1 ông Phật Thích Ca đã nói pháp hướng dẫn, giúp đỡ bạn thôi hahhaha...

@Lưu-tâm-Lực: bạn chắc là Tâm-lưu-lực :)

@Hong Nguyen: Welcome Tịnh Độ Tông! Câu chuyện cúng 300 đầu heo nghe hơi giật gân nhưng cũng chẳng làm giật mình :) cái bà đó muốn cúng thì cúng, bà ấy cho rằng chùa linh thiêng, Phật Trờ phù hộ làm ăn được ... thì cũng là chuyện của bà ấy :). Nói vậy chắc bạn đã hiểu :)

@Nguyễn Hương Linh: "Xin Thầy nói rõ về Niết Bàn theo cái Nghĩ và chứng thực của Thầy có được ?" Thưa bạn, làm sao nói, khả ngộ bất khả cầu :)

Quang Tu
Khách
MĐTTA:
18- Bồ Tát... nguyện lực Thanh Văn
Ý KIẾN:
Boddhisatta (Bồ tát) trong kinh điển Pali ban đầu chỉ để nói về tiền thân Đức Phật, ngoài ra từ này không dùng để nói đến đệ tử của Phật hay người tu nào khác. Mãi sau này, do ảnh hưởng của Đại thừa thì chữ Boddhisatta mới xuất hiện trong chú giải Pali để nói về người tu tập và có 2 hàng Bồ Tát được thêm vào: Độc Giác Bồ Tát và Thanh Văn Bồ Tát.

MĐTTA:
19-Phật.... được gọi là Thanh Văn
Ý KIẾN:
Một Arahant (Thanh Văn) không thể là một Buddha. Buddha là người giác ngộ, nhưng người giác ngộ chưa chắc đã là Buddha. Nếu Arahant và Buddha giống nhau thì 9 danh hiệu của Đức Toàn Giác chỉ còn 8 danh hiệu: Bhagava, ARAHAM, Sammasambuddho, Vijjacharana sampanno, Sugato, Lokavidu, Anuttaro purisa dhamma sarati, Satta deva manussanam, BUDDHO, Bhagava

GS001
Khách
UỐNG TRÀ: Bạn đã nêu ra "SỰ THẬT" thì nó là "SỰ THẬT", không có chuyện "ĐÚNG"-"SAI". Bản thân "SỰ THẬT" không mang ý nghĩa "ĐÚNG"-"SAI", mà chỉ là "ĐÚNG"-"SAI" trong ý niệm của bạn

GS001: Thật tôi không hiểu tại sao bạn lại tuyên bố: "Bản thân "SỰ THẬT" không mang ý nghĩa "ĐÚNG"-"SAI", mà chỉ là "ĐÚNG"-"SAI" trong ý niệm của bạn"?

Cái gì đã gọi là SỰ THẬT thì phải có sự chứng nghiệm và đồng ý "ĐÚNG" bởi những người có trí tuệ chứ sao lại chỉ trong ý niệm của tôi thôi? Nếu nói như bạn thì khi một nhà toán học đưa ra một lời giải đúng cho một bài toán. Sự ĐÚNG đó chỉ có giá trị với ông ta thôi sao? Ví dụ khi giải phương trình X-2=5 thì buộc lòng ai có sự hiểu biết vê toán cũng phải công nhận X=7 mới là lời giải ĐÚNG chứ đó đâu phải là ý kiến của riêng một cá nhân?

Lưu-tâm-Lực
Khách
Tiếp !
Thành thật tạ lỗi với BBT.
Tôi xin đóng góp thêm về niết-bàn và mê tín trong bài viết của tác giả.
Về mê tín thì toàn bộ thành phần tứ chúng của đệ tử Phật đều phải nhận trách nhiệm. Tuy nhiên đứng về lỗi nặng nhẹ thì hàng Thích tử có lỗi nhiều hơn vì thành phần nầy hiểu lời Phật dạy có căn bản hơn thành phần tại gia.
Còn niết-bàn thì sáng hôm nay sau thời kinh tôi nhận ra như thế nầy xin trình bầy cùng chư vị chỉ giáo.
Theo như những người chủ trương niết bàn là tại ta-bà nầy chứ không có ở đâu khác (tác gỉa) là điển hình.... vì họ xác quyết niết bàn là trạng thái tâm khi đã tịnh không còn tham, sân, si, phiền não và dụng công thiền thì sẽ đạt được. OK chẳng ai phản bác vì không kinh qua cũng như không có đủ năng lực thực hiện. Ngưng ở đây và tôi nói đến một việc khác để trả lời cho việc nầy. Theo như nghiã của chử vô-thường nhà Phật thường biết là cái gì có rồi mất, mất rồi được thì là vô thường đích thị. Mà vô-thường thì người học Phật luôn phải nhàm chán chứ không lấy đó làm thành tích hay hãnh diện. Đúng là trong thời gian vào định thì sẽ có hỹ lạc, phải chăng những người tu thiền cho rằng đây là trạng thái của niết bàn hay đã là thực chứng niết-bàn mà họ cho rằng niết-bàn ở hiện tiền chứ nào có đâu xa.... ở tận phương Tây mà cầu mong. Ở đây có hai vấn đề di đến kết luận là nếu sau đó hành giã xã thiền và cuộc sống vẫn không diệt được sáu thức do căn hiệp trần thì là không thường, không thường thì không lạc, không lạc thì không ngã, ba cái nầy mà không thì là không tịnh. đây là đoạn kinh trong ĐBNB phẩm Kiều-Trần-Như mà Đức Phật dạy cho một ngoại đạo khi đến chất vấn Đức Phật. Nói tóm lại vị hành giã nầy khi được khi mất trạng thái hỹ lạc như thế thì đó là vô thường chứ chẳng có gì mà tự mãn hay dạy đời..... Bằng chứng là Đức Phật đã quở trách khi đạt được tầng thiền cao nhất lúc bấy giờ mà các ngoại đạo Ba-la-môn khoe khoang, tự mãn là đã chứng Niết-bàn. Kết luận Niết-Bàn là trạng thái phải THƯỜNG chứ không phải là VÔ-THƯỜNG.

Vũ Thanh Hà
Khách
Gửi ngài “Uống Trà”
_“Khả năng tự tu” là cái gì? Khả năng đó thuộc về mình hay thuộc về người khác?
Nếu thuộc về mình thì gọi nó là cái gì? Ngã hay Vô Ngã
Nếu không thuộc về mình thì “khả năng tự tu” đó có cần thiết phải thực hành không?

_Nếu Đạo Phật chỉ thuần là “vô ngã” thì nghiệp báo luân hồi của từng cá nhân, là “có thật hay không”?
Nếu không, thì Đức Phật cần gì phải giảng dạy.
Nếu có, thì phải dùng từ ngữ gì để chỉ chính xác “dòng nghiệp báo luân hồi” ấy?

_Trong thực tế, có “từ ngữ” nào vượt thoát vòng “Nhị Nguyên” không? Muốn dứt khỏi vòng luẩn quẩn của “Nhị Nguyên” thì cách tốt nhất là dứt bặt ngôn ngữ

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
Khách
XIN LẠM BÀN
* Hướng thượng tâm linh: tâm mang chủ hướng giác ngộ-giải thoát vô minh cho mình & tất cả chúng sinh.
Hướng thiện tâm linh: tâm mang chủ hướng tạo nghiệp nhân thiện lành hai cõi nhân, thiên (cho mình & tha nhân).
* Hướng thượng 90% + Hướng thiện 10% = Tâm (thời) chánh pháp;
Hướng thượng 50% + Hướng thiện 50% = Tâm (thời) tượng pháp;
Hướng thượng 10% + Hướng thiện 90% = Tâm (thời) mạt pháp.
* Thời đại bây giờ thuộc về mạt pháp; ai có căn tánh chánh pháp thì nên lặng lẽ tu hành; có thể góp phần soi sáng chánh pháp, nhưng không nên chà đạp tâm hướng thiện và phương cách hướng thiện tâm linh, vì như thế là làm tổn hại tâm từ bi ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sinh.
* Nếu không có những sai lầm và xấu ác thì đã không có chúng sinh. Không nên vì các tiêu cực mà phủ nhận các yếu tố tích cực thiện lành.
* Thuở xa xưa đức Phật đã nói cho chúng sinh biết rồi: thời bây giờ là thời mạt pháp. (Đó là nói tình trạng chung; tất nhiên cũng có những căn tánh nổi trội).
* Khi xã hội lụi tàn nhu cầu hướng thiện tâm linh thì cũng sẽ lụi tàn đạo đức nhân văn. Thế giới có đa dạng văn hóa, nên tất yếu cũng có đa dạng phương cách giáo hóa hướng thiện, hướng thượng tâm linh.
* Xin mời đọc trích dẫn trong Kinh Canki, Trung Bộ Kinh (PG Nguyên Thủy):
“Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tin và nói: “Đây là lòng tin của tôi”, người ấy hộ trì chân lí, nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm”. Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là sự hộ trì chân lí. Cho đến như vậy, chân lí được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lí. Cũng vậy, nếu có người chấp nhận một quan điểm và nói: “Đây là sự chấp nhận quan điểm của tôi”, người ấy hộ trì chân lí. Nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm”. Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là hộ trì chân lí. Cho đến như vậy, chân lí được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lí”. (Theo Văn Hóa Phật Giáo số 26-1/2/2007).

Puratana
Khách
Tác giả viết: "Chữ 'tâm linh' được du nhập từ Trung Quốc". Xin thưa là bút hiệu MĐTTA cũng được du nhập từ Trung Quốc đấy ạ!

Các chữ sau đều là Hán Việt và ắt hẳn được du nhập từ Trung Quốc:
- Giới Đức,Minh Đức, Triều, Tâm, Ảnh
Chúng ta có thể hoàn nguyên về gốc Trung Quốc như sau:
-
界德, 冥德, , ,

Ngoài ra nhiều từ ngữ Phật học được các Sư thuộc Phật giáo Nam Tông đều là từ Trung Quốc mà ra:
- Phật giáo Nguyên thủy (
佛教原始): Từ nay chỉ có Trung Quốc có thôi và được du nhập vào Việt Nam. Trong tam tạng Sanskrit và tam tạng Pali không có từ này.
(Lưu ý: Phật giáo nguyên thủy trong tiếng Anh và quốc tế dùng để chỉ Phật giáo thời Phật Thích Ca còn sống. Không phải chỉ chi nhánh Theravada như Việt Nam sử dụng)
Ngoài ra các từ mà trong kinh Nam Tông tiếng Việt sử dụng như: Bát Chánh Đạo (
八正道), Tứ Thánh Đế (四聖諦), Tứ Niệm Xứ (四念處), Trưởng Lão (長老) v.v. đều là từ Trung Quốc mà ra cả. Các từ này đã được các tổ Trung Quốc sáng tạo ra để dịch kinh Đại Thừa tiếng Sanskrit sang tiếng Trung Quốc.
Ngày nay thì tại Việt Nam các từ này được những Sư Nam tông sử dụng lại để dịch sách và giảng Pháp. Cho nên chúng ta không nên bài bác các từ ngữ mà Tổ bên Trung Quốc đã tạo ra, bởi vì chúng ta đang sử dụng sản phẩm từ ngữ của họ.

Nguyễn Hương Linh
Khách
chào GS001!Ông mới chỉ đến đầu ngõ, nghe người trong nhà nói chuyện, chỉ câu được câu mất. vậy làm sao biết được họ nói gì. họ nói với nhau trong nhà chẳng có gì cả, trống không . vậy mà ông cứ ôm cái bụng trụng nhà là có bàn ghế , nồi niêu xong chảo...rồi ông cãi. thử hỏi ông. cái bàn cái ghế , nồi niêu xong chảo là tự ông mua mang về đặt vào chứ tự nó đâu có thứ đó.
lại nữa ông đang nửa ngủ nửa thức, mà lại nói chuyện trong mộng là thật. và nói tôi vừa bắt được con vịt. người ngồi bên canh nói làm gì có vịt thì ông lại không tin.
Đây là cái mà nhà Phật và như ông nói là NGU đó.
Người mà theo bát chánh Đạo cũng tin là không có gì cả. chỉ có ông là tu trên mặt chữ, hoặc giả là rảnh rỗi hay dối vợ con bảo tôi đang tu, mà thực ra là đói chữ.
một quá trình để nhận ra chân lý thì gian nan, phải có sự thực hành chân thật, dần dần mới nhận ra là : chẳng có ai cả như ngài Ajahn Chah đã nói.
Chỉ tiếc rằng lời Phật và lời Tổ là không hai không khác, mà bị những "học giả " như ông mê lầm rồi đắm đuối..
Chào Uống trà! "Xin Thầy nói rõ về Niết Bàn theo cái Nghĩ và chứng thực của Thầy có được ?" Thưa bạn, làm sao nói, khả ngộ bất khả cầu :)
Dạ thưa mặc dầu là cái chân thật đó phải tự mình nghiệm lấy mới biết rõ hết. tuy vậy Người giác ngộ ( Phật - Tổ) vẫn dùng phương tiện ngôn ngữ để biểu hiện cái thể của Niết Bàn. Đừng nói là người giác ngộ nói rồi sao giờ lại cần nói nữa.
Nên nhớ cái chỗ " ngộ" của mỗi người là khác nhau, bởi trí tuệ chắc chi đã đồng chư Phật - Tổ. lại nữa nghiệp thức mang mang bao đời bao kiếp nó cũng chẳng đồng, cái rũ bỏ hay tham luyến cũng đâu như một...
còn nói như bạn thì cũng cần dẹp bỏ hết kinh điển nói về chân như , Niết Bàn...
À mà nói cho cùng thì cũng phải hiểu văn tự giấy mực vốn nó có phải là chân lý đâu. nhưng thử hỏi nếu không có nó thì bạn và tôi có dám tin là có một điều chân thực vượt ngoài tri giác ở cái thân tứ đại - năm uẩn này ?
Cho nên kinh điển chỉ có ý nghĩa với người hiểu được diệu nghĩa của nó rồi thực hành thì mới có tác dụng...
Còn tự mình không nương kinh điển mà thấy được như Phật thì chỉ có Di Lặc trời sinh Thích Ca tự nhiên mà thôi...

Hoa Nguyen
Khách
Uống Trà viết: "@Hoa Nguyen : A di Đà Phật, mô Bụt, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. Bạn muốn theo bất cứ ông Phật nào bạn thích, nhưng để đạt được giải thoát thì cõi Ta bà này chỉ có 1 ông Phật Thích Ca đã nói pháp hướng dẫn, giúp đỡ bạn thôi hahhaha.."
Khẳng định như đinh đóng cột điều mình không biết, chỉ dựa vào lòng tin, thì không phải người học Phật đúng đắn. Phật dã dạy như thế trong kinh rồi. Nói gì nên dẫn chứng ở kinh điển, hay ở những bậc tu hành đáng tôn kính. Phật thuyết có nhiều vị Phật trước và sau ngài. Không nên "phán", tôi nhạy cảm về những ai thích phán ngang, dù có khi may mà không sai. Về Phật, không nên chỉ dựa vào kinh Nam tông hay Nguyên Thủy. Tôi không muốn nói đi nói lại là kinh gọi là Nguyên chất đó được chép ở Tích Lan, không phải ở Ấn Độ, và dựa vào truyền miệng nhiều đời lời Phật giảng. Cùng thời đó, ở Ấn Độ cũng đã chép kinh bằng Sanskrit, bởi nhiều Bộ phái, thì lời kinh phải gần với lời Phật và đầy đủ hơn kinh Pali. Kinh A Di Đà ghi là theo Phật Thích ca thuyết. Ai có tín tâm thì theo.

GS001
Khách
UỐNG TRÀ: Bạn đã nếu ra "SỰ THẬT" thì nó là "SỰ THẬT", không có chuyện "ĐÚNG"-"SAI". Bản thân "SỰ THẬT" không mang ý nghĩa "ĐÚNG"-"SAI", mà chỉ là "ĐÚNG"-"SAI" trong ý niệm của bạn

GS001: Thật tôi không hiểu tại sao bạn lại tuyên bố: "Bản thân "SỰ THẬT" không mang ý nghĩa "ĐÚNG"-"SAI", mà chỉ là "ĐÚNG"-"SAI" trong ý niệm của bạn"?

Cái gì đã gọi là SỰ THẬT thì phải có sự chứng nghiệm và đồng ý "ĐÚNG" bởi những người có trí tuệ chứ sao lại chỉ trong ý niệm của tôi thôi? Nếu nói như bạn thì khi một nhà toán học đưa ra một lời giải đúng cho một bài toán. Sự ĐÚNG đó chỉ có giá trị với ông ta thôi sao? Ví dụ khi giải phương trình X-2=5 thì buộc lòng ai có sự hiểu biết vê toán cũng phải công nhận X=7 mới là lời giải ĐÚNG chứ đó đâu phải là ý kiến của riêng một cá nhân?
-------------

HONG NGUYEN: GS001 viết: Nói chung vị đó là vị đã “Thắng tri” tất cả 4 SỰ THẬT của 4 THÁNH ĐẾ:

1. SỰ THẬT về KHỔ,
2. SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN của KHỔ,
3. SỰ THẬT về NIẾT BÀN (lúc KHỔ bị TẬN DIỆT),
4. SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG đi đến NIẾT BÀN

Đó là sự thật khách quan, chứng minh được hay là luận thuyết mà không phải ai cũng chấp nhận, hay người ta chỉ chấp nhận với niềm tin lớn. Ví dụ có chắc gì Đạo đế đó dẫn tới Diệt đế, hay khi anh tập theo thiền Minh sát thì sẽ được giác ngộ, sẽ đắc A la hán, vào Niết bàn ?

GS001: Phật chưa bao giờ có tham vọng ai cũng chấp nhận lời dạy của ngài và tin ngài ngay. Vì chúng sanh bị che lấp bởi nhiều NGHIỆP THỨC khác nhau, nên không phải ai cũng có khả năng thấy được sự đúng của Phật. Tuy nhiên, ví như bạn là một người có TRÍ, nhưng mang một cơn bệnh bí hiểm mà chưa biết vì sao bị bệnh như vậy, cũng không biết có chửa được không? Rồi bạn mời một nhóm y sĩ đến chửa bệnh cho bạn.

Trong nhóm y sĩ đó, có vị thì nói rằng bạn chỉ cần cầu nguyện vị THẦN LINH này thì sẽ được CỨU RỖI. Có vị thì nói rằng bạn chỉ cần cầu nguyện THƯỢNG ĐẾ thì sẽ được CỨU RỖI. Có vị thì tuyên bố bạn thật sự không có BỆNH gì cả, cứ giữ tâm “VÔ NIỆM” không nghĩ ngợi gì cả thì sẽ hết bệnh.

Tuy nhiên trong các y sĩ đó, có một vị giảng rành rọt về căn bệnh của bạn như sau:

1. BỆNH này là BỆNH gì? (sự thật về BỆNH)
2. NGUYÊN NHÂN của BỆNH do đâu? (sự thật về NGUYÊN NHÂN của BỆNH)
3. BỆNH này sẽ được CHỬA LÀNH (sự thật vê sự chấm dứt của BỆNH)
4. BỆNH này sẽ được chửa bằng phương pháp như thế này, như thế này, và bảo đảm bạn sẽ tự mình có thể chứng nghiệm được sự thuyên giảm của bệnh.

Ông Y SĨ đó còn tận tình chỉ rõ bạn phải ngăn ngừa ăn uống như thế nào (GIỚI) bạn cần nghĩ ngơi và an định tâm hồn như thế nào (ĐỊNH) bạn cần thực hành những sự khảo sát thân tâm như thế nào để phát triển thêm trí tuệ (HUỆ). Như vậy là đầy đủ GIỚI, ĐỊNH, TUỆ.

Như vậy thì bạn sẽ tin ông Y SĨ nào nhất?
---------

HONG NGUYEN: GS001: "Nếu ngành Y KHOA không phải là một TÔN GIÁO thì ĐẠO PHẬT cũng như vậy."

Đây là khẳng định mang tính hô khẩu hiệu, tức vô nghĩa, mình nói mình nghe. Y khoa là một khoa học thực nghiệm, dù chưa thật hoàn bị, vì đã cứu trị được hàng triệu, triệu người, và giá trị đó được mọi người công nhận. Còn Phật giáo cho ra mấy ông A la hán, hay bao nhiêu người giác ngộ, nhất là trong hai ngàn năm trở lại đây. Có phải trước kia 1250 đệ tử Phật đều thành A la hán. Sau đó, bao nhiêu người tu theo Phật giáo để đưa tới mấy người giác ngộ như Phật ? Ngàn người tu có một chứng quả, được không ? Nên cho con số thống kê ước chừng, giản lược nhất.

GS001: Thế từ trước tới nay đạo hữu đã thấy ngành Y KHOA chửa dứt nọc được bệnh KHỔ cho ai chưa? Có ông BÁC SĨ nào hoàn toàn hết KHỔ chưa?

Hoa Nguyen
Khách
GS001 viết: "Quán chiếu thâm sâu 5 UẨN chính là thực hành THIỀN MINH SÁT, TỨ NIỆM XỨ".
Đừng mạo nhận , đừng mạo xưng. Thiền Minh sát ở Miến Điện chỉ có từ thập niên 1950, nói là theo kinh Niệm xứ (của Trung bộ kinh) , nhưng đối tượng quán của Minh sát không giống 4 niệm xứ trong kinh TNX. Minh sát pha trộn với luận giải trong Vi Diệu pháp để khi quán niệm (sati) bất cứ điều gì cũng đều là quán "Tam Tướng" gọi là khổ, vô thường, vô ngã. Kinh Tứ niệm xứ gồm có quán thân, quán thọ, quán tâm sở, và quán pháp, và Phật không dạy là lúc nào cũng thấy cái tướng khổ, tướng vô thường , tướng vô ngã ở trong mọi trường hợp, hiện tượng. Bắc tông nói giản lược về TNX là "quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quan tâm vô thường, quán pháp vô ngã" là diễn tả đúng và đủ về nội dung. Trong nhiều bài kinh ở Trung bộ, Phật cũng dạy sau khi quán Tứ Niệm xứ thành công thì tu tập tiếp định Tứ Thiền. Như thế pháp Thiền của Phật giáo mới gồm đủ hai mặt Quán và Định. Còn giữa Minh sát và Tứ thiền có một quãng cách lớn khó vượt qua, nên tu xong Minh sát thì khó có thể tu tiếp Tứ thiền, và có thể cho Minh sát là gồm có Chánh Niệm và một phần Chánh Tư duy, nhưng không có Chánh Định. Trong tam học Giới, Định, Tuệ thì Định đã bị gẫy. Vậy chưa hành tròn bát chánh đạo. Biết thế, nên các thiền sư Minh sát cho là khi có được "tuệ" minh sát thi không cần tu thiền Định ! Sau cùng, Quán chiếu Ba la mật trong Tâm kinh Bát nhã là quán về tướng Không, tánh Không, chứ không phải quán vô thường, vô ngã (của Tứ Niệm xứ), và kinh Nguyên thủy chưa bàn tới quan niệm Không tánh đó (tuy Trung bộ có hai kinh Tiểu không và Đại không). Không tánh là sự phát triển của Phật giáo Đại thừa.
Để lần khác bàn thêm đề tài MS, tôi không muốn bị dẫn ra khỏi "những sai lầm về đạo Phật " của MĐTTA.

Hong Nguyen
Khách
Uống Trà viết: "@Hong Nguyen: Welcome Tịnh Độ Tông! Câu chuyện cúng 300 đầu heo nghe hơi giật gân nhưng cũng chẳng làm giật mình :) cái bà đó muốn cúng thì cúng, bà ấy cho rằng chùa linh thiêng, Phật Trờ phù hộ làm ăn được ... thì cũng là chuyện của bà ấy :). Nói vậy chắc bạn đã hiểu :) "
Tôi không hiểu cách nói vớ vẩn trên, có ý làm loãng câu chuyện của nhiều người . Lần sau không đọc, không hồi đáp ai có nick UT..
Tôi chỉ thấy đó là chuyện của một sư Thái Lan theo Theravada, không dính dáng tới Tịnh độ tông ở VN.

Bà Cécile Thủy
Khách
Bài viêt của thầy Minh Đức Triều Tâm Ành rất hay.
Bài viết nầy đã tóm lược giáo lý ...căn bản và ....TRUNG THỰC của đạo Phật.
Tuy nhiên ... có một điều làm tôi thắc mắc .....là ...
Thầy viết:
Niết-bàn: Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ”...
Như vậy là thầy phủ nhận ... Hữu dư Niết bàn và luôn cả ....Vô dư Niết bàn....?????

Uống trà
Khách
@GS001 hahaha X=7 thì bạn cho là ĐÚNG ... Rất rõ, cái ĐÚNG từ đâu ra ? Nếu tôi nói X = 4 + 3 thì sao ? "X-2=5" thì bài toán là bài toán, àh bạn "kiếm ra" được đáp số X=7 ? Vậy thì X có biết nó bằng 7 không? Và nếu bạn không tìm ra được X=7 thì X nó có đáp số nào khác không? Cách lý luận của bạn là Tâm chạy theo vật. Đó là bạn đang lấy Vọng tâm để trụ vào.
Chúc bạn tinh tấn !!!

@Vũ Thanh Hà hahhaha tôi thích câu cuối cùng của bạn "cách tốt nhất là dứt bặt ngôn ngữ" thôi thì mời bạn ly trà nhé!!!

Uống trà
Khách
@Bà Cécile Thủy
Thưa bà ở chỗ nào thầy MDTTA phủ nhận Niết Bàn, có lẽ bà hiểu Niết Bàn là "Cõi" nên cho rằng thầy phủ nhận Niết Bàn? Cái mà thầy muốn nói như vầy, Niết Bàn KHÔNG PHẢI LÀ "CÕI".
Nếu bà còn giữ ý niệm Niết Bàn LÀ "CÕI", thì hoàn toàn không đúng. Vì bà đang trong ngữ cảnh của "CÕI" mà so sánh với Niết Bàn thì tréo cẳng ngỗng rối.
Cõi Ta bà, Tịnh Độ, cõi Trời/Người/Chư Thiên, nhưng tuyệt nhiên không có gì là "Cõi Niết Bàn". Nhưng tất cà chúng sinh trong các CÕI có thể đạt Niết bàn ngay trong cõi đó.
Về khái quát Niết Bàn thì rất nhiều kinh sách, luận, tổ, thầy đã nói, thì em cũng xin nhắc lại đơn giản thôi: Niết Bàn là trạng thái tịch tĩnh thuộc về Tâm - quá đơn giản phải không bà ?

hải đăng
Khách
Đạo Phật dạy vô ngã, nhiều Bikkhu cũng suốt ngày nói về vô ngã, như là cách thể hiện mình là người hiểu và hành đúng Pháp Phật. Tuy nhiên, trong thực tế, họ chưa thể vượt qua được cái ngã tâm lý thông thường, chứ đừng nói đến thoát ra khỏi được cái ngã sắc-thọ-tưởng-hành-thức… Và cái sự chấp ngã của họ thường được ẩn nấp dưới những dạng phát ngôn như thế này:
- Chỉ ta mới hiểu và hành đúng Pháp Phật.
- Chỉ tông phái của ta mới “nguyên chất”.
- Nguyên nhân suy thoái Phật giáo là do người khác, nếu họ theo ta thì Phật giáo đã không suy thoái. Nhưng mà ta cũng chẳng làm nên được điều gì để cho Phật giáo khỏi suy thoái cả, ngoài việc “chém gió”.
- Chỉ ngôi chùa do ta xây mới đúng là có văn hóa, chùa của người khác xây là của “trẻ nít”.
- Chỉ việc ta làm là của người “trưởng thành” làm, việc người khác là việc của trẻ con.
- Những lĩnh vực nào mà nó không phải sở thích của ta, thì đó là thế tục, để người thế tục làm; còn những gì ta thích, thì đó là “pháp”, phải nên làm, như văn học nghệ thuật chẳng hạn.
- Đạo Phật không phải là hệ thống triết học, nhưng ta vẫn say mê lèo lái từng con chữ theo cách làm cho nó càng tối nghĩa càng tốt; làm cho nó càng sắc bén càng tốt; mỗi chữ mỗi câu phát ra phải “đánh” được người khác mới tốt…
- Chỉ ta mới hiểu Thiền biết làm thơ Thiền (dù nó là thứ không thuộc Phật giáo nguyên chất), còn người khác chỉ là dạng học Thiền; thơ Thiền của người khác chỉ là có tư tưởng thiền thôi.
- Ta không chỉ tranh luận với người trong đạo không thôi, đôi khi ta cũng hơn thua với người thế tục về những lĩnh vực cũng rất thế tục như văn học nghệ thuật chẳng hạn, thứ mà người thế tục suốt ngày mê mãi. Vụ Hoàng Quang Thuận là một trường hợp. 

Bà Cécile Thủy
Khách
Góp ý với Uống trà
MĐTTA viết:
Niết-bàn: Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ”...
Uống trà viết:
Niết Bàn thì rất nhiều kinh sách, luận, tổ, thầy đã nói, thì em cũng xin nhắc lại đơn giản thôi:
Niết Bàn là trạng thái tịch tĩnh thuộc về Tâm -
Xin hỏi:
1) khi còn sống thì Niết bàn ở trong tâm....Nhưng sau khi chết .... không còn thân xác ....tức là không còn tâm... thì như vậy ...Niết bàn ở trong ...tâm nào???
2) Nhiếu cao tăng xác nhận là ...Phật có nói đến Vô dư Niết bàn .... Nhưng Phật nói rát ít. ...cho nên họ không thể biết được Vô dư Niết bàn là gì???? Nếu Niết bàn là trạng thái tịch tĩnh của tâm ???? Tâm nào??? vì sau khi chết ... không còn tâm????
3) Sau khi chết, người hiền đức thì sẽ vào các cõi Tịnh độ, cõi chư thiên... Nhưng nếu không thân xác thì ...cái gì??? ở trong các cõi đó ...???

Hoa Nguyen
Khách
Minh đức Triều Tâm ảnh (MĐTTA) viết : “ 5- Từ thiện xã hội: Đạo Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. …Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như Bill Gates… nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu! “

Phật giáo Đại thừa tu theo Bồ tát đạo, giữ Bồ tát hạnh, lấy Sáu ba la mật làm phương cách chủ yếu hành trì. Trong đó, hạnh Bố thí Ba la mật đặt ở hàng đầu, rất được tôn trọng. Bố thí có động lực phát xuất từ tâm từ bi, đưa đến những hành động từ thiện, cứu giúp ai cần được giúp, về vật chất và cả tinh thần (như an ủi, khích lệ, hướng dẫn làm tốt). Nhưng khó bảo người khác nên có lòng từ ái như mình ! Chỉ Phật mới khuyên được mọi người nên có từ tâm, và thêm nữa có tâm từ vô lượng . Còn dù mình làm việc từ thiện và có ý rủ thêm người tiếp tay với mình thì người khác muốn làm theo hay không thì “tùy hỷ” thôi. Một nhận xét nhanh , như thấy trên Facebook có nhiều nhóm Phật tử Bắc tông thường kêu gọi quyên góp tiền và tham gia các công tác từ thiện (giúp một nạn nhân cực nghèo, trẻ ở cô nhi viện, hay chùa nhỏ ở vùng xa...). Tiếp theo họ có thểà hẹn ngày, chỗ làm chuyện phóng sinh, vì họ có tâm từ cả đối với loài cầm thú. Chắc là MĐTTA cũng thấy vậy, nên có lời biện minh là không cần phải làm công tác từ thiện, “vì là hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí”, hay đã viết “Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được”, nghĩa là có hay ho gì đâu! Nhưng so sánh việc một sinh viên nghèo góp mươi đồng (USD) vào quỹ cứu trợ với số tiền đóng góp của ông Bill Gates giàu có tới hàng trăm tỷ USD là vô nghĩa. Nhưng tiền của một sinh viên VN có thể trở thành bữa cơm cứu đói cho một người nghèo ở VN, còn tiền của ông Bill Gates thì gởi tới tận đâu đâu, thường là châu Phi (VN chắc không được gì, dù có muốn). Có câu nói đã xưa, có thể từ cách nhận xét nào đó : “Tiểu thừa tự tu tự độ (là đáng qúy rồi), Đại thừa tu để độ tha”. Tôi tạm dùng từ “tiểu thừa” để giữ đúng với câu nói đã có từ rất lâu đời, mà không có ý phân biệt . Nhưng có thể bắt bẻ ngược lại:” Nếu tu không chứng được quả thánh thì độ được ai ?”, vì chứng được quả thánh như trở thành triệu phú, tỷ phú, mới có nhiều tiền để cứu giúp hiệu quả hơn chứ. Nhưng một người nghèo chỉ có vài chục ngàn đồng VN cũng có thể giúp người khác qua được cơn đói, và nếu có tiền nhiều hơn thì giúp một người đau qua được cơn bệnh, còn đợi cho tới khi có được vài chục triệu đồng mới giúp thì có thể người cần giúp đã chết rồi. Nhưng cũng thật khó nói là làm thế nào mới đúng, vậy mỗi người cứ làm theo ý riêng, và không nên cho người khác sai lạc..
MĐTTA: “… nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu! “
Nếu không có trưởng lão Cấp cô độc, nếu không có chủ nhân vườn Kỳ Đà, nếu không có những người nghèo nhín bớt bữa ăn để dâng chư tăng ngọ thực, thì Phật và các đệ tử ngài có thể thuận tiện để tu học trong một thời gian dài không, và ngày nay còn có đạo phật không. Cũng thấy thêm nhiều thầy Bắc tông ở Đài Loan, Hàn quốc vừa tu vừa tổ chức các hoạt động từ thiện, rộng ở tầm quốc tế, và có thể họ đang có mặt ở VN. Không phải ai cũng hiểu được câu nói của nhiều Bồ tát: “ khi chưa cứu đô hết chúng sinh thì nguyện không thành Phật”.

GS001s
Khách
UÔNG TRÀ: cái ĐÚNG từ đâu ra?

GS001: Có 2 loại ĐÚNG: ĐÚNG VÔ VI, bất sanh, bất diệt, và ĐÚNG HỮU VI, có sanh có diệt, có điều kiện.

ĐÚNG VÔ VI thì không do đâu sanh ra cả, vì từ thời nào cũng đã ĐÚNG như thế. Ví dụ "CÁC PHÁP HỮU VI ĐỀU VÔ THƯỜNG" Đó là một cái ĐÚNG VÔ VI, vì đời nào cũng VÔ THƯỜNG, chưa bao giờ có sự bắt đầu hoặc chấm dứt. LUẬT NHÂN QUẢ của các pháp hữu vi cũng là một sự ĐÚNG VÔ VI, vì chưa có thời điểm nào mà LUẬT NHÂN QUẢ không đúng cả. Những ĐỊNH ĐỀ toán học, ví dụ ĐỊNH ĐỀ EUCLID, mà chưa ai phản chứng được, thì cũng là những cái ĐÚNG VÔ VI.

Trái lại, statement: "Đồ ăn VN ngon" chỉ nói lên một cái ĐÚNG HỮU VI, vì tùy theo THỨC TÁNH của người ăn. Với người VN, đã có "THIỆT THỨC" với đồ ăn VN, thì đa số thấy câu nói đó nói đúng, nhưng không hẳn ai cũng như vậy. Đó là cái ĐÚNG có giới hạn, có điều kiện, có sinh, có diệt. Thông thường những cái ĐÚNG của người thế gian, vì phụ thuộc THỨC TÁNH nên thuộc loại ĐÚNG HỮU VI, tức có lúc sai.

Tuy nhiên với các bậc GIÁC NGỘ, khi các ngài đã khám phá ra và tuyên bố về một SỰ THẬT nào thì SỰ THẬT đó thường là một SỰ THẬT VÔ VI. ví dụ SỰ THẬT về VÔ NGÃ, thì đó là một SỰ THẬT VÔ VI, vì xưa nay các pháp đều đã như vậy. Nếu chúng sanh không thấy được như vậy thì chỉ tại vì chúng sanh còn VÔ MINH, còn bị THỨC TÁNH che lấp, nên không thấy được như vậy, hoặc không tin được như vậy đó thôi.

dukkha
Khách
Sư ơi, mấy từ này có nghĩa là gì ạ: "Ngoạ Tùng Am, Sơ Xuân"?
Làm cách nào mình có thể thoát ra khỏi cách viết theo kiểu Trung Hoa như thế này không ạ?
Việc tránh cho Phật giáo không bị hiểu lầm có nên bắt đầu bằng việc dùng từ không ạ?
MÌnh muốn Phật giáo phải là Phật giáo Theravada ẤN ĐỘ, hoặc gần với ẤN ĐỘ là Theradada Sri Lanka, MIến, Thái..., nhưng mình vẫn lặn hụp trong mớ thuật ngữ và từ ngữ Trung Hoa thì cũng hơi kẹt. Hay đây chỉ là "phương tiện thiện xảo"?

Bà Cécile Thủy
Khách
Góp ý với Uống trà
Uống trà viết:
Cõi Ta bà, Tịnh Độ, cõi Trời/Người/Chư Thiên, nhưng tuyệt nhiên không có gì là "Cõi Niết Bàn".
Nhưng tất cà chúng sinh trong các CÕI có thể đạt Niết bàn ngay trong cõi đó.
Niết Bàn là trạng thái tịch tĩnh thuộc về Tâm -:

Như vậy:
Phải chăng ???... các cõi Tịnh độ, cõi chư thiên, cõi Đao lợi, cõi Đâu xuất ...
chính là .... một cõi....a realm ... với tên gọi là .....VÔ DƯ NIẾT BÀN...???
Phật giáo Đại thừa ... suy diễn ... thêm thắt... thành ra ... cõi Tịnh độ, cõi Đao lợi, cõi Đâu suất ....
Xin cho biết ....Nhận xét như vậy có đúng không???

Uống trà
Khách
@GS001s Bạn đã lái sang vấn đề khác tôi không cần thiết lạm bàn :) Cách lý luận như bạn gọi là hý luận cuối cùng chẳng đến đâu!!!

@Bà Cécile Thủy
Trong 3 câu hỏi của bà đều ẩn chứa sự mâu thuẩn và hiển lộ các mảng kiến thức rời rạc về Phật học. Em xin miễn trả lời vì nếu dài dòng thì sẽ làm bà thêm rối. Em chỉ khuyên bà hãy quay về tìm hiểu cái đơn giản nhất trong Phật học, Niết bàn là cái gì, có hay không, ở đâu không quan trọng mà hãy cất những bước chân vững chãi trước đã!!

GS001
Khách
HOA NGUYEN: Quán chiếu Ba la mật trong Tâm kinh Bát nhã là quán về tướng Không, tánh Không, chứ không phải quán vô thường, vô ngã (của Tứ Niệm xứ), và kinh Nguyên thủy chưa bàn tới quan niệm Không tánh đó (tuy Trung bộ có hai kinh Tiểu không và Đại không). Không tánh là sự phát triển của Ph ật giáo Đại thừa.

GS001: Cái KHÔNG của ĐẠI THỪA chính là cái VÔ NGÃ chứ không gì cao hơn cả. Vì khi chứng VÔ NGÃ thấy mình không hiện hữu ở đâu cả, không có gì là mình, không có gì là của mình thấy mình như RỖNG KHÔNG. Đó là chấm dứt cái HỮU tạo ra sinh tử luân hồi ở trong 12 NHÂN DUYÊN. Nhưng thực sự thì không phải là KHÔNG mà là ra khỏi SINH/DIỆT của các PHÁP HỮU VI. Điều mà PHẬT đã tuyên bố:

“Này các Tỷ-kheo, có sự không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.

Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.

Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có sự trình bày xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.”

(Tiểu Bộ Kinh I)

GS001
Khách
HOA NGUYEN: GS001 viết: "Quán chiếu thâm sâu 5 UẨN chính là thực hành THIỀN MINH SÁT, TỨ NIỆM XỨ".

Đừng mạo nhận , đừng mạo xưng. Thiền Minh sát ở Miến Điện chỉ có từ thập niên 1950, nói là theo kinh Niệm xứ (của Trung bộ kinh), nhưng đối tượng quán của Minh sát không giống 4 niệm xứ trong kinh TNX. Minh sát pha trộn với luận giải trong Vi Diệu pháp để khi quán niệm (sati) bất cứ điều gì cũng đều là quán "Tam Tướng" gọi là khổ, vô thường, vô ngã. Kinh Tứ niệm xứ gồm có quán thân, quán thọ, quán tâm sở, và quán pháp, và Phật không dạy là lúc nào cũng thấy cái tướng khổ, tướng vô thường , tướng vô ngã ở trong mọi trường hợp, (mọi) hiện tượng.

GS001: THIỀN MINH SÁT, THIỀN TỨ NIỆM XỨ là 1, đều đi từ tinh thần TÌM HIỂU CHÍNH MÌNH (Rọi sáng chính mình với Chánh Pháp) của Phật. QUÁN tức là MINH SÁT. Tổng quát và cụ thể nhất thì PHẬT phân chia thành 4 đề mục để quán: THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP, từ thô tới tế, từ cạn tới sâu, từ đề mục biến đổi chậm dễ theo dõi, đến đề mục biến đổi nhanh khó theo dõi.

Nhưng khi đem ra thực hành thì tùy theo căn cơ và khả năng của hành giả mà chọn các các đề mục khác nhau, nhắm đến các thành quả sâu cạn khác nhau, rộng hẹp khác nhau. Ví dụ nhiều thiền sư chỉ dạy độc nhất một đề mục QUÁN HƠI THỞ chẳng hạn (chỉ là một phần nhỏ của THÂN). Tuy nhiên, dầu là một phần nhỏ, nhưng nếu quán cho đúng tinh thần của TỨ NIỆM XỨ (có sao thấy vậy), cho tới thâm sâu, thì cũng có thể thấy được THỰC TƯỚNG VÔ NGÃ để đắc A LA HÁN.

Một ví dụ khác, BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM, chỉ quán vào “CĂN CỦA SỰ NGHE” mà ngài cũng đắc quả vị giải thoát để làm BỒ TÁT. Trong khi đó BỒ TÁT QUÁN TỰ TẠI thì quán một cách rộng rãi hơn với tất cả 5 UẨN. Đó cũng là một phần của TỨ NIỆM XỨ (nằm trong 3 phần THÂN, THỌ, TÂM) mà Phật đã dạy.

Còn các vị thiền sư Miến Điện, thì họ cũng áp dụng TỨ NIỆM XỨ, nhưng không đặt nặng đề mục nào, miễn phát triển được tuệ giác để thấy rõ 3 THỰC TƯỚNG: VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ. Được như thế thì cũng sẽ được giải thoát ngay trong đời này. Vì ai chứng được VÔ NGÃ một cách tròn đầy thì cũng là bậc A LA HÁN.

HOA NGUYEN: Bắc tông nói giản lược về TNX là "quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quan tâm vô thường, quán pháp vô ngã" là diễn tả đúng và đủ về nội dung.

GS001: Cái đó mới là TRẬT LẤT! Nếu cái đó mà đúng thì không lẻ PHẬT là người rườm rà, thua mấy ông TÀU? Bạn phải biết rằng PHẬT dạy THIỀN TỨ NIỆM XỨ với tinh thần “CÓ SAO THẤY VẬY” để mới có thể nhận ra “THỰC TƯỚNG” của mình và vạn pháp, để mới khám phá ra được rằng nó không như sự thấy có tính cách ÁP ĐẶT từ trước tới nay, qua các hệ thống THỨC TÁNH mà mình đã học từ các người khác. Có như thế cái thấy mới có cơ hội vượt qua khỏi sự ngăn che của THỨC và TƯỞNG, qua khỏi 5 UẨN. Trái lại khi mấy ông TÀU áp đặt rằng: QUÁN THÂN phải BẤT TỊNH, QUÁN THỌ phải thấy KHỔ, QUÁN TÂM phải thấy VÔ THƯỜNG, QUÁN PHÁP phải thấy VÔ NGÃ, thì đã áp đặt một sự thấy rồi ngang bằng TƯ TƯỞNG của mấy ổng rồi, còn THỰC TƯỚNG gì nổi nữa. Mà ở trình độ CHƯA THỰC GIÁC NGỘ của mấy ổng thì VÔ NGÃ mà mấy ổng dạy, cũng không phải là VÔ NGÃ thực, thì giải thoát sao được?

GS001
Khách
HOA NGUYEN: Trong nhiều bài kinh ở Trung bộ, Phật cũng dạy sau khi quán Tứ Niệm xứ thành công thì tu tập tiếp định Tứ Thiền. Như thế pháp Thiền của Phật giáo mới gồm đủ hai mặt Quán và Định. Còn giữa Minh sát và Tứ thiền có một quãng cách lớn khó vượt qua, nên tu xong Minh sát thì khó có thể tu tiếp Tứ thiền, và có thể cho Minh sát là gồm có Chánh Niệm và một phần Chánh Tư duy, nhưng không có Chánh Định. Trong tam học Giới, Định, Tuệ thì Định đã bị gẫy. Vậy chưa hành tròn bát chánh đạo. Biết thế, nên các thiền sư Minh sát cho là khi có được "tuệ" minh sát thi không cần tu thiền Định!

GS001: Bạn cho link của đoạn kinh đó đi! Nếu tôi đọc được tôi có thể chỉ ra được sự hiểu lầm của Bạn. TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để phát triển TUỆ GIÁC rốt ráo trong tiến trình GIỚI, ĐỊNH, TUỆ. Đức Phật đã khẳng định đó là CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT THẲNG TỚI NIẾT BÀN chứ không gãy khúc ở chỗ nào cả.

Bạn phải biết rằng khi chăm chú QUÁN thì dĩ nhiên Bạn phải yên tĩnh mới quán được. Như thế thì trong THIỀN QUÁN đã có THIỀN ĐỊNH. Định này mới thiệt là CHÁNH ĐỊNH để phát triển đến TUỆ rốt ráo chứ không phải là ĐỊNH để hưởng an lạc một chỗ.

TỨ THIỀN không phải là chỗ đến của ĐẠO PHẬT vì ngoại đạo cũng có thể đạt được đến đó. Nếu ĐỊNH mà không phát triển được TUỆ giải thoát thì không phải là CHÁNH ĐỊNH. Đó là tôi nói đến TUỆ rốt ráo. Nhưng trong thực tế khi Bạn đã có chút tuệ VÔ NGÃ dầu chưa tròn đầy như một vị A LA HÁN, thì tuệ đó cũng sẽ giúp cho Bạn đạt được CHÁNH ĐỊNH dễ dàng hơn. Vì Bạn có thêm khả năng ĐỘC LẬP với những sự biến động. Rồi CHÁNH ĐỊNH sẽ giúp Bạn tiến lên đến TUỆ thâm sâu hơn nữa để đạt TUỆ VÔ NGÃ tròn đầy, ra khỏi mọi CHẤP THỦ (Hữu và Vô) để hoàn toàn GIẢI THOÁT.

Hong nguyen
Khách
Minh đức Triều Tâm ảnh (MĐTTA) viết : “ 6- Cực lạc, cực hạnh phúc: Đạo Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh phúc siêu thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của thế gian - chứ không có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng đại như thế.”

Phật dạy trong Quán niệm hơi thở: “ Với tâm hoan hỷ tôi thở ra…thở vào. Với tâm an lạc tôi thở ra… thở vào “. Phật cũng dạy sống trong “hiện pháp lạc trú” khi tu tập bốn Tứ thiền sắc giới để tâm được Hỷ, Lạc, Xả, Thanh Tịnh. Những thứ hỷ. lạc, xả , thanh tịnh này không có ở đời sống của phàm tục, mà cao vượt hơn, không mang màu sắc, tính chất của dục giới. Thí dụ cái Lạc ở Tam thiền là do “Định sinh Diệu Lạc”. MĐTTA có vẻ không tu theo Tứ thiền An chỉ, mà tu theo thiền Minh sát, nên không phân biệt cái Mừng (Hỷ) khi tâm đoạn ly được tham dục ở Sơ Thiền, và cái mừng khi có được một điều có thể bất chánh (như mừng khi lấy được tiền trong túi người khác). Hay cũng không biết sự khác nhau giữa cái Vui (Lạc) do tâm buông bỏ khi “Xả niệm lạc trú” trong Tam Thiền, với cái vui khi thỏa được dục vọng, tham muốn, kể cả do hại được người. Trong Thất giác chi phật cũng dạy có chi Hỷ giác, và chi Khinh an giác.
Với người VN nghèo khổ sống ở vùng sâu vùng xa, hay lây lất ở đầu đường xó chợ ( tiêu biểu cho cuộc sống trần gian) , thì nhà cửa, dinh thự của các “đại gia”, quan chức lớn không phải là “một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc” hay sao. Họ có đi ngang qua cũng chỉ lấy mặt nhìn nhanh chứ không dám mơ ước. Cứ xem nhiều hình ảnh trên báo chí VN để có cái biết "hiện thực" hơn.
Nhưng cõi Cực Lạc ở Tịnh độ không là phóng đại vì được mô tả tương tự như trú xứ của Chuyển luân vương trong kinh Trường bộ (Nikaya) thôi. Trích :
“5. Này Ananda, kinh đô Kusàvati có bốn loại cửa: một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Tại mỗi cửa, có dựng bảy cột trụ, bề cao khoảng ba hay bốn lần thân người. Một cột trụ bằng vàng, một cột trụ bằng bạc, một cột trụ bằng lưu ly, một cột trụ bằng thủy tinh, một cột trụ bằng san hô, một cột trụ bằng xa cừ, một cột trụ bằng mọi thứ báu....”
6. Này Ananda, kinh đô Kasàvati có bảy hàng cây tàla bao học, một hàng bằng vàng, một hàng bằng bạc, một hàng bằng lưu ly, một hàng bằng xa cừ, một hàng bằng san hô, một hàng bằng xa cừ, một hàng bằng mọi thứ báu..."
(Kinh Đại Thiện kiến vương, Trường bộ).
Nên hiểu đó là hình tượng dùng trong văn học, nhất là vào thời xưa.
Khi bảo chốn Cực Lạc có cuộc sống phóng đại, mà không cho là đả kích tông Tịnh độ sao, như một đệ tử lên tiếng bênh vực “ ân sư”. Cõi Tịnh độ của Phật giáo tuy gọi là “cực lạc”, nhưng vui sướng lắm như thế nào ? Tịnh độ hay Tịnh thổ có nghĩa là nơi chốn thanh tịnh, trang nghiêm, không còn có những nguyên nhân làm tâm ô nhiễm, không còn cái khổ của ngũ uẩn, không phải làm lụng cực nhọc để có cái ăn, nhưng ngày ngày phải dùng hết thời gian tu hành với nhiều phương tiện khác nhau, thì cũng “không phải cực lạc” theo nghĩa tầm thường, với hình ảnh biến dạng trong tưởng tượng của người thế tục.

GS001
Khách
TÁC GIẢ (MDTTA): 5- Từ thiện xã hội: Đạo Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. Đạo Phật còn có những sinh hoạt cao cả hơn: Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập thiền định và thiền tuệ nữa. Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như Bill Gates. Còn giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo Phật là nền tảng Mỹ Học viết hoa (nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, môt chủ nghĩa, một học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian. Còn nữa, nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu!

GS001: Tôi xin nói rõ thêm một chút ý của tác giả theo sự hiểu của tôi. CHƯ TĂNG không chủ trương làm TỪ THIỆN là đúng theo sự mong mỏi của PHẬT. Chứ không phải là tư tưởng tu TIỂU THỪA (tu ích kỷ) gì cả như lời bàn của đạo hữu HOA NGUYỄN ám chỉ.

Phải biết rằng ĐẠO PHẬT lấy sự GIẢI THOÁT chúng sanh ra khỏi mọi khổ đau của SINH, LÃO, BÊNH, TỬ là sự GIÚP ĐỠ LỚN LAO nhất cho chúng sanh. Làm TỪ THIỆN không có khả năng đó. Nếu PHẬT cho rằng làm TỪ THIỆN là quan trọng thì ngài đã ở lại làm VUA để tha hồ dùng tài sản và quyền lực của mình để làm TỪ THIỆN rồi. Sự giúp đỡ TỪ THIỆN thiếu gì người thế gian làm được, thiếu gì NGOẠI ĐẠO làm được. Chuyện giúp chúng sanh ra khỏi khổ đau của SINH TỬ LUÂN HỒI thì mới chỉ có ĐẠO PHẬT làm được mà thôi.

Do đó người tu ĐẦU TRÒN ÁO VUÔNG nếu thực sự yêu thương chúng sanh thì phải nổ lực lo tu hành để sớm CỨU KHỔ được chúng sanh. Phải tự mình thấy rõ ràng CON ĐƯƠNG GIẢI THOÁT trước khi chỉ dẫn người khác đi lên con đường đó. Phải TỰ ĐỘ được mình trước rồi mới có thể ĐỘ THA. Phật giáo môn phái nào cũng phải đi qua con đường như thế.

Không có chuyện chưa đắc được VÔ NGÃ mà đã muốn làm BỒ TÁT (xin xem Kinh KIM CANG). Không có chuyện chưa thành BÁC SĨ mà đã ham chửa bệnh cho người khác. Chửa bệnh kiểu đó chỉ có GIẾT thiên hạ mà thôi. Cho nên con đường TỰ GIÁC, GIÁC THA là con đường CHƯ PHẬT đều đi, không có TIỂU THỪA, ĐẠI THỪA gì hết. Chưa rõ CON ĐƯỜNG GẢI THOÁT mà cứ thích làm THẦY, hướng dẫn người ta tu, thì thường chỉ vì DANH hay vì LỢI mà thôi. Nếu ông THẦY còn ham DANH ham LỢI thì chắc chắn sẽ dẫn người ta đi theo con ĐƯỜNG THAM ÁI, đi xuống ĐỌA XỨ.

Trong thời Đức Phật, tôi cũng chưa hề thấy bậc THÁNH TĂNG nào đứng ra làm TỪ THIỆN cả. Chuyện đó nên để cho CƯ SĨ họ làm. Người tu hành nhiều lắm cho ý kiến chỉ đạo là đủ rồi. Người tu hành phải chuyên lo tu tập và hiểu rõ GIÁO PHÁP của Phật để giảng dạy lại cho chúng sanh tu tập đúng cách, thì hay hơn. Đã là TRƯỞNG TỬ NHƯ LAI thì phải lo việc TRUYỀN THỪA GIÁO PHÁP chứ không lo chuyện TÀI VẬT. Duy trì “HUỆ MẠNG” của giáo pháp là sứ mạng mà Phật đã mong mỏi CHƯ TĂNG thực hiện và phải làm cho trọn. Có thế mới xứng đáng với sự LY GIA CẮT ÁI, từ bỏ gia đình để ra đi.

Bậc XUẤT GIA chỉ lo “BỒ THÍ PHÁP” không cần lo BỒ THÍ TÀI VẬT.

Hoa Nguyen
Khách
Có vài tư tưởng hư vô hay duy vật :
Ceile Thủy viết: 1) khi còn sống thì Niết bàn ở trong tâm....Nhưng sau khi chết .... không còn thân xác ....tức là không còn tâm... thì như vậy ...Niết bàn ở trong ...tâm nào???
Với Đại thừa hay Thiềng tông thì niết bàn là Chân tâm. Phiển não, đau khổ, sinh tử chỉ có ở Vông tâm.
Bây giờ có người cho Nguyên Thủy chủ trương khi nhập niết bàn thì không còn có Tâm nào phải không ??? Có phải là theo đoạn kiến không.
Thật ra, kinh Nguyên thủy cũng nói tới Tâm thanh tịnh, Tâm Giải thoát . Giác ngộ, giải thoát là khi tâm được giải thoát khỏi tất cả phiền não, lậu hoặc, kiết sử. Lúc đó niết bàn hiểu theo nghĩa tịch diệt, nhưng không phải tất cả đều bị tiêu mất, mà chỉ mọi lậu hoặc tiêu mất, và cái tâm giải thoát vẫn còn; tỷ như lấy tất cả chất ô nhiễm ra khỏi nước thì nước vẫn còn Như nói trên Thiền tông gọi đó là Chân tâm. Đừng lo hão khi vào niết bàn sẽ đánh mất tâm.

Hong Nguyen
Khách
GS001 viết :"Sự giúp đỡ TỪ THIỆN thiếu gì người thế gian làm được, thiếu gì NGOẠI ĐẠO làm được. Chuyện giúp chúng sanh ra khỏi khổ đau của SINH TỬ LUÂN HỒI thì mới chỉ có ĐẠO PHẬT làm được mà thôi".

Có lẽ không nên mất nhiều thời gian bàn qua biện lại với hai người là GS001 và Uống Trà. Họ như dư luận viên, bênh vực cho tác giả bài viết (nhưng tác giả có cần sự bênh vực như thế không), hoặc họ tìm cách đẩy vấn đề trong bài viết qua hướng khác, ra ngoài đề tài, để không ai còn thời gian nói tới chuyện chính nữa.
Không ai nói Bố thí là đủ để giải thoát, nhưng với Đại thừa thì Bố thí ba la mật là một trong 6 pháp lục độ hay Ba la mật giúp "vượt qua được bến bờ bên kia ". Sáu lục độ đó là Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiến định, Trí Tuệ. Phải tu đủ cả 6 pháp ba la mật, nếu thiếu một pháp môn thì 5 pháp môn kia sẽ bị yếu, thiếu chỗ tựa, nên sẽ khó hay không thể thành tựu đạo giải thoát. Nhân đây thử nghĩ coi tại sao trong Bát chánh đạo không nói tới Bố thí, tới Từ bi tâm, và như vậy tu theo Bát chánh đạo có đủ chưa. Và ngay trong Bát chánh đạo, nếu bỏ qua chánh ngữ thì có được giải thoát không.
Hành bố thí ba la mật để được công đức, người thường nói là được phước. Người có nhiều phước, hay công đức, hay còn gọi là nhiều ba-la mật, thì mới có thể được cơ hội gần thiện hữu nghe pháp, tu trì giới, hành thiền tốt, để có trí tuệ và đi tới giải thoát. Cho nên nếu bỏ qua việc làm từ thiện, bố thì, giúp đỡ người khi mình và người còn tại thế, thì không còn là đạo Phật nữa. Là một tăng sĩ, nhận được bao nhiêu "tăng phẩm" từ cuộc đời, thì không thể chỉ tu vì lợi riêng cho mình.

Bà Cécile Thủy
Khách
Góp ý với Hong Nguyen
Hong Nguyen viết:
Nhưng cõi Cực Lạc ở Tịnh độ không là phóng đại vì được mô tả tương tự như trú xứ của Chuyển luân vương trong kinh Trường bộ (Nikaya) thôi. Trích :
“5. Này Ananda, kinh đô Kusàvati có bốn loại cửa: một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Tại mỗi cửa, có dựng bảy cột trụ, bề cao khoảng ba hay bốn lần thân người. Một cột trụ bằng vàng, một cột trụ bằng bạc, một cột trụ bằng lưu ly, một cột trụ bằng thủy tinh, một cột trụ bằng san hô, một cột trụ bằng xa cừ, một cột trụ bằng mọi thứ báu....”
6. Này Ananda, kinh đô Kasàvati có bảy hàng cây tàla bao học, một hàng bằng vàng, một hàng bằng bạc, một hàng bằng lưu ly, một hàng bằng xa cừ, một hàng bằng san hô, một hàng bằng xa cừ, một hàng bằng mọi thứ báu..."

Câu hỏi
Tại sao ...???....ở cõi Tây phương Cực lạc xa xâm .... mà chỉ có ....vàng bạc, trân châu, mã não ....TOÀN LÀ KIM LOẠI ... CHÂU BÁU ...CỦA ĐIẠ CẦU....???
Như vậy rõ ràng ... Tịnh độ tông không thể ... "tưởng tượng".... ra được ....kim loại, châu báu ... nào khác....???
Kết luận
Cõi Tây phương cực lạc là ... sản phẩm ... tưởng tượng ....của Tịnh độ tông ..
Tịnh độ tông là do sư tổ Huệ Viễn sáng lập ở thế kỹ thứ 3 tại Trung quốc.
Tu theo Tịnh độ tông là tu theo sư Huệ Viễn.
Tu theo Bát Chánh đạo là tu theo Phật Thích Ca

hoang
Khách
bước vô đây thấy rối tung, rối mù

Hong Nguyen
Khách
Cecile Thủy viết :"kinh đô Kusàvati có bốn loại cửa: một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Tại mỗi cửa, có dựng bảy cột trụ, bề cao khoảng ba hay bốn lần thân người. Một cột trụ bằng vàng, một cột trụ bằng bạc, một cột trụ bằng lưu ly, một cột trụ bằng thủy tinh, một cột trụ bằng san hô, một cột trụ bằng xa cừ, một cột trụ bằng mọi thứ báu....” .... "là ... sản phẩm ... tưởng tượng"
Về cảnh vật trên hãy hỏi người viết kinh Đại Thiện Kiến Vương (Mahàsudassana sutta), thuộc Trường bộ kinh số 17, trong tạng Nikaya. Vàng, bạc, lưu ly, san hô, xa cừ, mã não,.v..., và những thứ khác chỉ là người kể muốn người nghe hình dung được quang cảnh cực đẹp, cao quý, trần gian không thể có tương đương, và không có từ ngữ để mô tả cho đúng. Nếu cho cảnh như vậy là tưởng tượng, không thật thì không biết thưởng thức văn chương biểu tượng, ẩn dụ, minh họa, và không có lòng tin kinh "nguyên chất".

Hoa Nguyen
Khách
Minh đức Triều Tâm ảnh (MĐTTA) viết :
“15- Tu để được cái gì! Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc. Đạo Phật là vô ngã. Hãy xin đọc lại Bát-nhã tâm kinh.”

Nói thêm điều MĐTTA không nói rõ: Trong Bát nhã Tâm kinh đó là câu viết “dĩ vô sở đắc cố” (cũng không có chỗ chứng đắc). Vì giác ngộ chỉ là xóa tan hết những vọng tưởng sai lầm đã tạo và đang thành lớp vô minh che mờ tuệ giác, để trở về cái Chân Như sáng tỏ ban đầu, không còn nhiễm ô, gọi là Chân tâm. Đại thừa cho Chân Tâm có từ nguyên thủy, chứ không phải Vô minh. Cho nên khi mây mù vô minh tan mất thì mặt trăng trí tuệ của chân tâm hiển lộ. Tu chỉ là để diệt mất vô minh, chứ không phải có được chân tâm vốn đã sẵn hiện hữu khi còn chưa tu, chỉ là bị vùi lấp. Chân tâm, chân như đó cũng gọi là Phật tánh.
Minh đức Triều Tâm ảnh (MĐTTA) viết :
“16- Tu là sửa: Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham sân si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này thì tu kiểu gì cũng trệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên”.

Đại thừa cho tu là chuyển hóa, từ tâm tham dục chuyển thành tâm vô tham, tâm sân thành vô sân, tâm si thành vô si hay minh. Tâm có thể chuyển hóa từ bất thiện thành thiện hơn, hay ngược lại do hành nghiệp xấu chuyển từ thiện thành bất thiện. Tu nói chung là chuyển hóa dần tâm ác thành tâm thiện, bằng loại bỏ những chủng tử xấu và huân tập chủng tử tốt bên trong Tàng thức. Khi tâm chuyển hóa thành vô tham, vô sân, vô si thì tuệ giác sáng tỏ, và nếu trí tuệ vươn tới liễu tri thì đó là đạt giác ngộ, giải thoát.
Nhưng không phải dễ tu cho thành “chánh quả”, mà thường kè tu hành bỏ dở, thất bại và phải tu nhiều kiếp vì tu rất khó, phải giử giới nghiêm, từ bỏ cuộc sống tham dục, và phải hành Thiền đúng đắn gọi là chánh định. Thiền Minh sát không có định nên không phải và không đưa tới Chánh định. Tu khó như thế nên, như trên đã góp ý, cần phải tích lũy công đức từ nhiều đời. Do đó người theo đạo Phật chú trọng tích lũy công đức bằng bố thí, cúng dường, đóng góp cho công việc từ thiện hay xây cất chùa, in kinh sách. Nếu phước hay công đức tạo được chưa đủ để tu hành thành công mà cũng đã cao thì có thể tái sinh trên cõi Thiên hưởng an vui trong một thời gian.

GS001
Khách
HONG NGUYEN: Có lẽ không nên mất nhiều thời gian bàn qua biện lại với hai người là GS001 và Uống Trà. Họ như dư luận viên, bênh vực cho tác giả bài viết.

GS001: Dư luận Viên là những người tranh luận để ăn tiền của Cộng Sản. Đạo hữu gán cho tôi danh từ đó coi chừng đạo hữu mất CHÁNH NGỮ đó nghe! Tôi bỏ thì giờ chia xẻ CHÁNH KIẾN cho các đạo hữu, bởi biết các đạo hữu xưa nay thiếu kiến thức chính xác về những gì Phật dạy. Đạo hữu đã không cám ơn tôi, lại nghĩ xấu cho tôi sao? Nếu tôi nói gì sai thì cứ phản biện, nếu các đạo hữu đúng thì chắc chắn tôi sẽ cám ơn.


HONG NGUYEN: với Đại thừa thì Bố thí ba la mật là một trong 6 pháp lục độ hay Ba la mật giúp "vượt qua được bến bờ bên kia ". Sáu lục độ đó là Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiến định, Trí Tuệ. Phải tu đủ cả 6 pháp ba la mật, nếu thiếu một pháp môn thì 5 pháp môn kia sẽ bị yếu, thiếu chỗ tựa, nên sẽ khó hay không thể thành tựu đạo giải thoát.

GS001: Trước hết đạo hữu phải biết rằng các HẠNH BA LA MẬT là công hạnh của các BỒ TÁT để ĐỘ THA chúng sanh, sau khi đã xong TỰ ĐỘ, đã chứng đắc VÔ NGÃ (xem kinh KIM CANG). Nhờ đã chứng đắc VÔ NGÃ nên các ngài mới có thể “Bố thí không ngằn mé” (đúng nghĩa của chữ Ba la Mật), “Trì giới không ngằn mé”, “Nhẫn nhục không ngằn mé” v.v. Cho nên các Công Hạnh Ba la Mật chỉ có thể dùng cho các bậc đã ĐÁO BỈ NGẠN (đã đến bờ bên kia). Những người tu hành chưa chứng đắc chỉ có thể tập tành các hạnh đó thôi, chứ không thể thực hành với sự “Không ngằn mé (Ba la Mật) được. Bởi khi BÃN NGÃ chưa mất thì thương ai cũng phải có điều kiện, bố thí gì cho ai cũng phải chừa lại phần nào cho mình, chứ không thể có bao nhiêu cho hết bấy nhiêu.


HONG NGUYEN: Nhân đây thử nghĩ coi tại sao trong Bát chánh đạo không nói tới Bố thí, tới Từ bi tâm, và như vậy tu theo Bát chánh đạo có đủ chưa.

GS001: Tất cả các việc làm như Bồ Thí, Trì giới, v.v. thuộc về CHÁNH TINH TẤN, CHÁNH NGHIỆP của BÁT CHÁNH ĐẠO chứ sao lại không có?


HONG NGUYEN: Cho nên nếu bỏ qua việc làm từ thiện, bố thì, giúp đỡ người khi mình và người còn tại thế, thì không còn là đạo Phật nữa. Là một tăng sĩ, nhận được bao nhiêu "tăng phẩm" từ cuộc đời, thì không thể chỉ tu vì lợi riêng cho mình.

GS001: Một bậc tu hành, khi đã bỏ cuộc đời ra đi tu để cứu khổ chúng sanh thì cũng đã là một sự BỐ THÍ vô cùng lớn lao rồi. Rồi sau khi đã chăm lo tu học, đã hiểu rõ CHÁNH PHÁP, truyền dạy lại cho chúng sanh CHÁNH PHÁP giải thoát, thì đó cũng là một sự PHÁP THÍ vô cùng cao quí để giúp chúng sanh ra khỏi NGHIỆP LỰC. Như vậy thì loại TỪ THIỆN bằng TÀI THÌ làm sao có thể so sánh nổi với PHÁP THÍ của các ngài. Phải không đạo hữu?

Ông Già
Khách
Đọc bài viết của tác giả MĐTTA tôi cảm được cái ý bài bác những từ ngữ có nguồn gốc bên Tàu. Tôi có ý như sau. Hãy coi kỹ các từ dưới đây:
Buddha = Phật Đà
Nirvana = Niết Bàn
Bhiksu = Tỷ kheo
Sakya = Thích Ca
Gautama = Cồ Đàm.
Sangha = Tăng Già...

tất cả đều do chư tổ bên Tàu đặt ra cả. Chắc chắn khi mới lần đầu đưa ra các từ này không tránh khỏi búa rìu của dư luận bởi vì người ta thấy lạ lẫm quá, trong tiếng Tàu chưa có bao giờ! Nhưng trải qua thời gian... giờ đây ai ai cũng quen thuộc và kính ngưỡng.

Chúng ta sử dụng lại từ của họ nhưng lại chê họ là điều không nên bởi vì nó đã đi ngược với truyền thống nhân văn của dân Việt đó là "UỐNG NƯỚC NHỚ NGƯỜI KHƠI NGUỒN". Cho dù không phục thì cũng phải tôn trọng họ.

Thôi, bỏ qua chuyện đó. Bây giờ đi trực tiếp vấn đề. Tôi đề nghị lập một từ điển Phật học mới. Đặt lại các từ ngữ Phật học sao cho vừa gần gũi với âm Phạn, lại vừa mang tính thuần Việt. Đây là một vài mẫu ví dụ:
Buddha = BỤT ĐÀ
Nirvana = NÍ VÀ NÁ
Bhiksu = BÍ KHỜ SU
Sakya = SA KÝ GIA
Gautama = GÔ TA MA
Sangha = SĂNG GA
Những từ mới này rất gần âm Phạn (gần hơn các từ Hán Việt ở trên nhiều) do đó có độ chính xác cao hơn.
Các từ mang nghĩa thì cũng đặt lại cho thuần:
Bát Chánh Đạo => TÁM ĐƯỜNG ĐÚNG
Tứ Đế => BỐN ĐÚNG ĐẮN
Tứ Niệm Xứ => BỐN CHỖ NHỚ
Chắc chắn một điều rằng, nhiều người sẽ phì cười, chỉ trích. Điều này chấp nhận được, bởi họ chưa quen. Nhưng chỉ cần mạnh dạn cho lưu hành thì nửa thế kỷ sau mọi người sẽ quen thuộc và tôn trọng.

Nguyễn Hương Linh
Khách
Gửi Hồng Nguyên! Đây là pháp bố thí ba la mật:
" - Môn này từ đâu mà vào ?
- Từ bố thí ba-la-mật mà vào.
- Phật nói sáu pháp ba-la-mật (đến bờ kia hay được cứu cánh) là hạnh của
Bồ-tát, tại sao ở đây chỉ nói riêng bố thí ba-la-mật thì đâu thể đầy đủ mà được vào ?
- Người mê không biết năm độ kia (trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định,
trí tuệ) đều nhân bố thí mà sanh. Chỉ tu bố thí thì sáu pháp đều đầy đủ.
- Bố thí vật gì ?
- Bố thí là bỏ hai tánh.
- Thế nào là hai tánh ?
- Bố thí là bỏ tánh thiện ác, bố thí là bỏ tánh có không, tánh yêu ghét, tánh
không chẳng không, tánh định chẳng định, tánh tịnh bất tịnh, tất cả đều cho bỏ hết
thì được hai tánh không. Nếu khi được hai tánh không, cũng chẳng được khởi
tưởng hai tánh không, cũng chẳng được khởi nghĩ tưởng có bố thí, tức là chân thật hành bố thí ba-la-mật, cũng gọi là muôn duyên đều bặt. Muôn duyên đều bặt, tức
là tất cả pháp tánh không ấy vậy. Pháp tánh không là tất cả chỗ không tâm. Nếu
khi được tất cả chỗ không tâm là không có một tướng có thể được. Vì sao ? Vì tự
tánh không, nên không một tướng có thể được. Không một tướng có thể được là
tướng thật. Tướng thật là tướng Như Lai diệu sắc thân. Kinh Kim Cang nói : “Lìa
tất cả các tướng gọi là chư Phật”.
- Phật nói sáu ba-la-mật, tại sao nay chỉ nói một, cho là đầy đủ, xin nói
nguyên nhân một gồm đủ sáu pháp ?
- Kinh Tư Ích nói : “Ngài Võng Minh gọi Phạm thiên nói : Nếu Bồ-tát bỏ
tất cả phiền não gọi là Bố thí ba-la-mật. Nơi các pháp không có chỗ dính mắc gọi
là Trì giới ba-la-mật. Nơi các pháp không có chỗ xâm phạm gọi là Nhẫn nhục bala-mật.
Nơi các pháp lìa tướng gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Nơi các pháp không có
chỗ trụ gọi là Thiền định ba-la-mật. Nơi các pháp không hý luận (nói trò đùa vô
nghĩa) là Trí tuệ ba-la-mật”. Đó gọi là sáu pháp. Nay nói sáu pháp này chẳng khác,
vì tóm lược pháp thứ nhất là bỏ, thứ hai là không khởi, thứ ba là không niệm, thứ
tư là lìa tướng, thứ năm là không trụ, thứ sáu là không hý luận. Sáu pháp như thế,
tùy việc phương tiện tạm đặt tên, chớ đến chỗ diệu lý thì không hai không khác.
Chỉ biết một bỏ thì tất cả đều bỏ, không khởi thì tất cả đều không khởi. Trên
đường mê lầm không khế hội ắt cho có sai khác. Người ngu mắc kẹt trong pháp số,
nên trôi lăn mãi trong sanh tử. Bảo cho các người học đạo, chỉ tu pháp Bố thí là
tròn đầy muôn pháp, huống là năm pháp mà chẳng đủ sao ?
Cho nên vì chấp vào tướng để bố thí mà cứ nói ba la mật với bốn mật ba la mà chẳng hiểu gì cả. để hơi sức mà nghỉ ngơi . vô sự là tốt nhất

GS001
Khách
ÔNG GIÀ:
Đọc bài viết của tác giả MĐTTA tôi cảm được cái ý bài bác những từ ngữ có nguồn gốc bên Tàu. Tôi có ý như sau. Hãy coi kỹ các từ dưới đây:
Buddha = Phật Đà
Nirvana = Niết Bàn
Bhiksu = Tỷ kheo
Sakya = Thích Ca
Gautama = Cồ Đàm.
Sangha = Tăng Già...

tất cả đều do chư tổ bên Tàu đặt ra cả. Chắc chắn khi mới lần đầu đưa ra các từ này không tránh khỏi búa rìu của dư luận bởi vì người ta thấy lạ lẫm quá, trong tiếng Tàu chưa có bao giờ! Nhưng trải qua thời gian... giờ đây ai ai cũng quen thuộc và kính ngưỡng.

Chúng ta sử dụng lại từ của họ nhưng lại chê họ là điều không nên bởi vì nó đã đi ngược với truyền thống nhân văn của dân Việt đó là "UỐNG NƯỚC NHỚ NGƯỜI KHƠI NGUỒN". Cho dù không phục thì cũng phải tôn trọng họ.

GS001:
Mấy chữ PHẬT ĐÀ, NIẾT BÀN, TỶ KHEO, … bây giờ cũng chẳng thiệt còn là chữ TÀU nữa vì người TÀU nhìn vào cũng chẳng đọc ra chữ gì. Bởi chữ viết đã được LATIN hóa. Nhưng người Tây phương nhìn vào cũng chẳng biết mô tê gì, chỉ có độc nhất người VIỆT có thể đọc và hiểu được mà thôi. Như vậy thì phải nói rằng mọi thứ đã được VIỆT hóa hết rồi, đừng mơ mộng gì về gốc gác của nó nữa.

Người TÀU người TÂY đem chữ của nước họ qua nước ta thì trong thâm tâm trước hết cũng do muốn XÂM LĂNG và ĐỒNG HÓA. Đó cũng chẳng khác gì những khí cụ súng ống đem theo để xâm lăng nước ta. Trong đó có thứ thì biểu dương SỨC MẠNH CỨNG, có thứ thì biểu dương SỨC MẠNH MỀM. Nhưng tựu chung thì vẫn để phục vụ mục đích XÂM LĂNG và ĐỒNG HÓA.

Bây giờ những kẻ XÂM LƯỢC đã đi rồi. Nước ta đã được GIẢI PHÓNG thì chúng ta có quyền xử dụng những vũ khí họ đã bỏ lại sau khi thất trận, mà chẳng cần phải CÁM ƠN, hay “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN” chi cả. Thử hỏi, có ai gởi thư cám ơn MỸ đã bỏ lại các súng ống xe tăng, đại bác, phi trường, mà MỸ đã để lại cho quân đội VN đang xử dụng bây giờ không?

Cứ dùng mọi thứ TỰ NHIÊN và THOÁI MÁI! không cần phải MẶC CẢM và CÁM ƠN ai hết! Điều quan trọng là đừng để tinh thần của DÂN TỘC mình TỰ TI và NÔ LỆ quá, để rồi có thể bị người ta XÂM LĂNG lần nữa.

Hoa Nguyen
Khách
Minh đức Triều Tâm ảnh (MĐTTA) viết : “17- Vía: Đạo Phật không có vía nào cả. Vía, hồn, phách là quan niệm của nhân gian. Ví dụ, ba hồn bảy vía...…Vía là phần hồn. Không có cái hồn, cái linh hồn tự tồn tại nếu không có chỗ nương gá. Vía không độc lập được. Như danh - phần tâm, sắc - phần thân – luôn nương tựa vào nhau”

Đó là đạo Phật ở Tích Lan, đã phát triển theo phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Tích Lan nhưng người Tích Lan vẫn tin có vong nhân, ngạ quỷ và chép nhiều chuyện trong Tiều bộ kinh (Nikaya). Còn Bắc tông và Phật giáo Tây Tạng tin khi người chết thần thức (thân trung ấm) vẫn tồn tại trong vài ngày, có thể tới 49 ngày trước khi đi luân hồi. Không thể chứng minh được điều nào là đúng, các nhà nnghiên cứu cho biết từ thời bộ phái đã có hai quan điểm khác nhau về thân trung ấm. (kinh chép trong Nikaya có nhiều điều không giống kinh Agama, tức A hàm). Vì vậy không nên áp đặt quy định, tín ngưỡng của Tích Lan vào đạo Phật ở VN trong thời đại ngày nay.
Trước đây, cúng vía (ở Việt Nam) thường có nghĩa cúng giỗ để tưởng nhớ ông bà, cha mẹ qua đời. Phật giáo nguyên chất không có ngày giỗ đó, và nếu bỏ ở VN là một mất mát lớn trong văn hóa dân tộc (ngay đạo Thiên chúa ngày nay cũng nghĩ khác về giỗ tổ tiên). Sau này khi đem vào đạo Phật , Vía là ngày kỷ niệm bồ tát hay Phật nhập niết bàn, nhưng còn mở rộng ra thành ngày tưởng niệm ngày đản sinh, thành đạo, nhập diệt của các đấng đó.
Nhưng phải có câu hỏi : Tại sao có ngày vía Phật A Di Đà, trong khi không ai biết Phật ADĐ sinh hay thành đạo vào ngày nào. Tịnh độ tông lấy ngày 17/11 âm lịch vốn là ngày sinh của Tổ Vĩnh Minh, Diên Thọ, cũng là một Thiền sư, để làm ngày vía Phật A Di Đà, dựa vào sự tích sau khi tổ Vĩnh Minh mất, có một vị cao tăng đắc đạo (sách không ghi tên) bảo rằng tổ Vinh Minh là Phật Di Đà hóa thân để độ sinh.Từ đó có ngày vía (giỗ) tưởng niệm ngài Vĩnh Minh và đồng thời tưởng niệm Phật A di đà.
Ngày vía của Phật Di Lặc , rơi vào mồng Một Tết Âm lịch, lấy ngày bồ tát Bố Đại xuất hiện, và sau được người TQ tin là Di Lặc hóa thân. Ngày vía của bồ tát Quan Thế Âm vào 19/2, 19/6, và 19/9 âm lịch, là các ngày sinh, xuất gia và nhập diệt, cũng lấy từ một nhân vật TQ được tin là bồ tát QTA hiện thân.
Đây là niềm tin lâu đời trong Phật giáo TQ, được ghi chép trong sách, và người sau cứ thế mà theo, mục đích chính là tưởng niệm vị Phật hay bồ tát mà họ kính ngưỡng. Những ngày đó thường đòi hỏi ăn chay, lễ Phật, bố thí, và có thể phóng sinh (để cầu phước). Nếu cho Vía là không có cơ sở, thì ngày Tam hợp, Vesak của Nam tông cũng không biết dựa vào đâu, không được nói trong kinh. Cuối bản kinh Đại bát Niết bàn của Trường A hàm ghi những ngày quan trọng liên quan tới Phật Thích Ca, không giống như ngày Vesak ngày nay. Vesak chỉ được Phật giáo VN làm theo từ năm 1958 (ở miền Nam). Người không tin có thể vẫn thắc mắc tại sao Phật Thích Ca lại sinh ra, thành đạo và nhập diệt trong cùng một ngày. Có phải ngài là bậc thánh linh gì không, và ngày đó có ý nghĩa, hay biến cố gì đặc biệt gì không đối với lịch sử Ấn Độ và nhân loại . Chẳng qua là phải có một ngày để Phật tử tưởng nhớ giáo chủ của đạo Phật. Có thể nghĩ tới ngày giáng sinh trong đạo Thiên chúa không phải là ngày Jesus sinh ra, nhưng từ nhiều thế hệ người ta tin vậy. Ở VN trong lịch sử hiện đại, ngày sinh và chết của CT Hồ Chí minh còn là một nghi vấn, thế mà hàng năm trong nước vẫn làm lễ tưởng niệm trọng thể.

Lưu-tâm-Lực
Khách
Uống trà có mời tôi uống một tách, thì nhân được uống cũng có lài lời dàm luận. Tôi đồng ý là niết bàn là trạng thái tịch tĩnh của tâm. Nghĩa là bạn cũng đồng ý là cho dù ở đâu cũng có thể đạt được điều nầy, không cần phải tìm một nơi chốn nào đâu cho xa tận mãi cõi cực-lạc cách đây 10 muôn-ức cõi Phật. Tôi có một thắc mắc nầy muốn hỏi là con mắt của bạn có tầm nhìn bao xa, chắc bằng mắt Phật phải chăng, nếu bạn dùng con mắt thịt mà cho rằng viễn vông xa vời thì bạn cũng đâu phải là chính thống phật tử. Đành rằng mình không phải cái gì cũng tin theo nhưng khi nói đến một vấn đề nào đó mà có thể so sánh được thì mình mơí dám khẳng định chứ. Ví dụ nhé, con mắt thịt của bạn có thấy được bao nhiêu vi khuẩn trong một chén nước. Còn nói ở bất kỳ đâu cũng có thể đạt được Niết-bàn thì tại làm sao tác gỉa phải tốn công nhọc nhằn lên tận non cao để dựng am thất rồi tình cờ một lần nào đó trước tách trà toả khoái lại thấy.... thật là lầm lẫn bởi cái tinh tế nầy không những có tu mới thấy được.....để mà ca tụng. Thôi thì tác giả đạt được trạng thái cho là Niết bàn thì thử hỏi có bị mất nó hay là mãi thường còn, nếu lúc được lúc mất thì một chuyện đơn giản đó là vô-thường theo định nghiã mà sao tác giả không thuộc nhĩ. Nói cái gì cũng có thể chấp nhận được vì mỗi người có cái nhìn khác nhau về một pháp.... như câu chuyện ví dụ về rờ voi, nhưng tuyệt nhiên đừng có nói về Niết-bàn hiện tiền ở ngũ trược ác thế nầy vì có rồi sẽ mất, rồi lại được thì đấy là chuyện của vô-thường. Đạo Phật không phải là vô ngã, khổ, không là điều phải đạt được mà là dùng nó để đến với thường, ngã, lạc và gom ba cái nầy mới đạt tịnh.... đấy là trong kinh viết. Tôi không dám nói Phật thuyết vì sẽ bị dồn vào chổ bí là đạt đến chưa mà nói. Tôi nói kinh viết là để chúng ta đi tìm câu trả lời mà thôi.

GS001
Khách
LƯU TÂM LỰC: 

Đạo Phật không phải là vô ngã, khổ, không là điều phải đạt được mà là dùng nó để đến với thường, ngã, lạc và gom ba cái nầy mới đạt tịnh.

GS001:
Sau khi quán chiếu 5 UẨN thâm sâu (bằng TỨ NIỆM XỨ), chính nhờ đã chứng thực được NGỦ UẨN biến ĐỘNG, VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ nên mới hết CHẤP THỦ, hết LỆ THUỘC các PHÁP HỮU VI, mà được THƯỜNG, LẠC, NGÃ (tự chủ), và TỊNH: 

“Này các Tỷ-kheo, có sự không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.
Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi,
thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.
Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi,
nên có sự trình bày xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.” [/b]
(Tiểu Bộ Kinh I)

Hoa Nguyen
Khách
Minh đức Triều Tâm ảnh (MĐTTA) viết :
"18- Bồ-tát: Bồ-tát là âm của chữ Bodhisatta: Chúng sanh có trí tuệ. Vậy, chúng ta tạm thời bỏ quên “khái niệm Bồ-tát” quen thuộc trong kinh điển mà trở về với nghĩa gốc là “chúng sanh có trí tuệ”. Và như vậy, sẽ có hạng chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Thanh Văn; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Độc Giác; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Chánh Đẳng Giác. Ngoài 3 loại chúng sanh có trí tuệ trên – không có loại chúng sanh có trí tuệ nào khác" .
Hán tạng dịch Bodhisattva (Sr) là Bồ đề tát đỏa (phiên âm), có nghĩa là Giác hữu tình (chúng sinh có tuệ giác, giác ngộ). Từ Bồ tát trong kinh Nguyên thủy chỉ đức Thế Tôn lúc đang tu chưa thành Phật, và chỉ tiền thân của ngài ở nhiều kiếp trước (trong nhiều truyện Tiền thân Phật, ở Tiểu bộ kinh). Trong Đại thừa, Bồ tát chỉ hành giả tu theo Lục độ Ba la mật (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền Định, Trí tuệ), khi đã đạt tới Phật quả nhưng nguyện không vào Niết bàn, mà vẫn hiện thân tại thế để cứu độ chúng sinh được bớt đau khổ và hiểu được Phật pháp. Bồ tát sống với thế gian, lắng nghe tiếng kêu cầu để hiểu biết nhu cầu chúng sinh, chia sẻ mọi đau khổ của họ, và hồi hướng công hạnh mình cho kẻ cần được cứu độ. Bố tát có đủ Trí Tuệ và Từ Bi, nhưng điểm nổi bật ở bồ tát không phài là Trí tuệ, mà là lòng Từ bi. Trong bài trên MĐTTA chỉ thấy Bồ tát ở mặt là "chúng sinh có trí tuệ", mà không thấy phần Bi tâm độ sinh trong mỗi vị bồ tát ; (những chuyện tiền thân Phật thường nêu cao tâm từ bi của bồ tát, có khi đối với loài thú vật). Nếu chỉ thấy phần trí tuệ như thế, thì Bồ tát không khác gì A la hán (tu Bát chánh đạo). Nhắc lại trong Bát chánh đạo không nói về Bố thì, không nêu lên Tâm Từ.
Như trên, khái niệm Bồ tát đã có trong kinh Nguyên thủy, khi nói về thế Tôn thời chưa thành đạo, và trong các sự tích về tiền thân Phật thường nhấn mạnh ở Tâm Từ của bồ tát. Bố thí thể hiện tâm từ bi, là lòng thương xót, quan tâm đến kẻ thiếu thốn, đau khổ, chia sẻ những gì mình có, ban cho điều họ đang cần để gíúp họ bớt đau khổ, được hạnh phúc. Lý tường của một tôn giáo nhân bản bao giờ cũng là khuyến khích tín đồ có Từ Tâm, thực hành hạnh Bố thí, cụ thể là những công việc từ thiện, bằng không tôn giáo sẽ khô cằn, và thực tế không ích lợi gì cho nhân sinh. Bồ tát của Phật giáo phải có lý tưởng độ sinh mạnh mẽ đó. Các vị bồ tát ở Bắc tông thường được biết là Quán Thế Âm, Đại Thế chí, Văn thù sư lợi, Phổ hiền, Địa tạng, Di Lặc, …Nhưng với Đại thừa, một vị Bồ tát như Quán Thế Âm có thể hóa thân thành nhiều nhân dạng, cà thành hình dạng thú vật, rồng, hay dạ xoa để tùy cơ mà đến gần, tiếp xúc với mỗi loài chúng sinh. Bồ tát tùy công hạnh được chia ra làm 10 địa hay vị trí , thứ bậc, và ở bậc thứ 10 rất gần Phật nhưng chưa nhập niết bàn. Còn các bồ tát ở các địa khác thấp hơn có khi chỉ thực hành tốt một vài hạnh Ba la mật (tất nhiên các hạnh khác phải giữ) , như bồ tát đắc Sơ địa do hành trì Bố thí ba la mật. Mở rộng ra hơn nữa, Bồ tát ở Bắc tông còn là từ tôn kính dành cho người có trí tuệ, phạm hạnh cao, nhiều tâm từ ái, như luận sư Long Thọ được tôn xưng là bồ tát, hay gần đây trong Phật giáo người Việt có bồ tát Quảng Đức. Ở vài trường hợp, Bồ tát cũng chỉ người làm nhiều việc từ thiện vô vị lợi, giuýp được nhiều người, như Bill Gates có thể được xưng tụng là bồ tát (nếu ông bố thí số tiền lớn để giúp đỡ hàng triệu người mà không vì cầu danh, hay với mục đích vụ lợi cá nhân).

Lưu-tâm-Lực
Khách
Tiếp !
 gởi GS001 ! 
Tôi cũng chẳng biết câu nào đúng chỉ là đang tự tu để nghiệm chứng và đoạn kinh mà tôi đọc là như sau :
 " Nầy Thiện-nam-tử ! Ta chẳng nói sáu căn, sáu trần và sáu thức là thường, lạc, ngã, tịnh. Mà ta tuyên bố rằng, diệt sáu thức do nội căn ngoại trần sanh ra gọi đó là thường, do thường đây mà gọi là ngã, vì có thường, ngã, nên gọi là lạc, vì có thường, lạc, ngã, nên gọi là tịnh.". Đoạn kinh nầy tôi chép trong bộ Kinh Đại-Bát-Niết-Bàn phẩm Kiều-Trần-Như do Tỳ-Kheo Thích-Trí-Tịnh dịch. Còn như của bạn nếu là chép ra từ kinh theraveda thì thôi chúng mình đừng nên phân bua kinh nào đúng kinh nào không đúng lời Phật dạy vì đây là cái đã có từ xưa lắc xưa lơ rồi, nhưng nếu nói đúng nhất là cái đúng ở chỗ phân hoá đạo Phật. Đây cũng là một chân lý vì bạn thử tìm xem có đạo nào không lâm vào tình cảnh nầy khi Giáo-chủ vắng mặt. Cho nên từ xưa đã vậy khi ngày nay nói rằng đạo Phật là vô ngã thì hình như có cái gì không ổn bởi còn phân biệt sau khi Đức Phật Đại-Niết-Bàn để chia bộ pháiv.v...mà hình như tôi có đọc một đoạn kinh trong bộ kinh ĐBNB nhiều lần Đức Phật định nghĩa chữ Ngã hình như khác với những gì chúng ta thường nghĩ.

Hoa Nguyen
Khách
Minh đức Triều Tâm ảnh (MĐTTA) viết :
"20- Thể nhập: Tu là không thể nhập vào cái gì cả. Thể nhập là bỏ cái ngã này để nhập vào cái ngã khác. Cái ngã khác ấy có thể là dòng sông, có thể là ngọn núi, có thể là một cội cây, có thể là một thần linh, thượng đế. Cái cụm từ “thể nhập pháp giới” rất dễ bị hiểu lầm".

Thể nhập theo MDTTA thấy là nằm trong cụm từ “thể nhập pháp giới”. Từ Pháp giới Dharmadhatu (skt) có nhiều ý nghĩa, chỉ nói hai trường hợp là: hoặc Pháp giới chỉ thế giới hiện tượng gồm có dục giới, sắc giới và vô sắc giới, hay thông thường có nghĩa thế giới hiện thực, hoăc Pháp giới muốn nói đến Chân lý tuyệt đối, bản thể hay chân như, pháp tính là nhân sinh ra vạn pháp. Pháp giới trong nghĩa sau còn hiểu rộng là Niết bàn, và Bắc tông cũng gọi Pháp thân.
Thể nhập pháp giới trong thiền định Bắc tông, hay nói riêng trong Thiền tông, chỉ trạng thái trong định khi hành giả với tâm thanh tịnh đã quán sâu, đi vào được, thể nghiệm và trở thành một với Chân tâm Ở mức định bình thường, chủ thể quán tưởng (năng) và khách thể được quán tưởng (sở) cũng trở nên một, và đối tượng thường được chọn là hình ảnh, tượng Phật trang nghiêm.
Trong một cuốn sách Thiền mới viết gần đây thầy Thanh Từ đặt câu hỏi: Tu là để thấy Tánh, nhưng thấy Tánh rồi thì sao ? Thầy Thanh Từ cũng cho câu trả lời: thấy được Tánh thì luôn sống với Tánh, sống trong Tánh. Đó là trạng thái tâm hội nhập vào Tự Tánh. Tâm tới đây đã sạch hết vọng tâm nữa, mà đã rất thanh tịnh, vô niệm, gần với Chân Tâm. Thể nhập pháp giới là Chân tâm hợp nhất với Chân Như, để đi vào pháp giới của Niết bàn, của Pháp thân. Ở mức độ khác, khi vào định sâu, tâm hành giả và đối tượng thiền quán, mà đối tượng đây lại chính là tâm (trong pháp (tâm) Quán Tâm), trở nên một thể, là trạng thái tâm cảnh tương hợp, tương ưng, thành nhất như. Không phải là chuyện hiểu sai cho ngã này nhập vào ngã kia .
Tôi nghĩ MĐTTA tu theo thiền Minh sát, nên khó hình dung một trạng thái Định thật sâu, trong đó tâm đi vào và nằm sâu trong bản tâm, hay pháp giới, tới mức thể nghiệm được trạng thái của niết bàn. Tôi viết đoạn trên dựa vào sách luận về thiền Bắc tông, không do bản thân thực nghiệm.

Bs Tào Trọng Nhân
Khách
Có nhiều điều trong bài viết tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh nêu ra, tôi có suy nghĩ rất khác. Một ví dụ: Theo tôi tu là sửa là chuyển hóa, là cách thức để cùng với học ( tu học) hòan thành mục tiêu là " Thấy" ( hiểu biết, hết vô mình) , từ đó đạt mục đích - quả tối thượng là hết khổ. Nói tu không phải là để sửa mà là để Thấy, tác giả đã nhầm lẫn giữa cách thức, phương tiện với mục tiêu.

Nguyễn Văn Hoàng
Khách
Nói nữa đi

Sen Xanh
Khách
TÁC HẠI CỦA SỰ BẢO THỦ
Một môi trường bảo thủ, cố chấp luôn cho mình đúng và không bao giờ thấy mình sai, không bao giờ cho mình có lỗi thì dần dần sẽ trở nên tàn độc. Pol Pot thời trẻ đã từng tu trong chùa Phật giáo "Nguyên Thủy", nhận sự giáo hóa của chư thầy, nhưng lớn lên đã trở thành kẻ diệt chủng giết người không gớm tay.
Điều này lý giải tại sao Pháp Sám Hối là Pháp quan trọng bậc nhất trong Phật giáo Đại thừa.

Còn đây là một minh chứng cho sự bảo thủ dẫn tới tàn độc qua bài báo về chuyện mới xảy ra ở Sóc Trăng (3/2015). Một người bình thường không biết Phật Pháp là gì cũng khó mà làm ác được như các ông thầy "Nguyên Thủy" này. Xem trên Vnexpress:
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hai-tieu-tang-nhung-tay-vao-nuoc-soi-de-chung-minh-khong-trom-tien-3162221.html
Trích dẫn một đoạn:
"Trước đó, trưa 14/3, tại chùa Tăng Du (xã Vĩnh Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), sư Triệu Pi Lép (22 tuổi) phát hiện bị mất 1,1 triệu đồng. Các thành viên trong chùa được tập hợp để các sư dạy chữ (còn gọi là “à cha” trong chùa) hỏi từng tăng sinh, nhưng không ai biết.
Gần tối, khi sư trụ trì đi vắng, các sư lớn kêu mọi người nhúng tay vào chảo nước đang sôi. Các sư cho rằng, ai không trộm tiền thì nhúng vào nước sôi hai tay vẫn bình thường, ngược lại sẽ bị bỏng, lột da. Sau đó, từng người một được đưa vào phòng kín có rèm che để chất vấn. Hai tiểu tăng Thạch Lộc (18 tuổi) và Thạch Mai (15 tuổi) vào sau cùng, cho thắp nhang thề độc là không trộm tiền."